CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY LƯỚI ĐIỆN HIỆN TRẠNG VÀ TÍNH TOÁN, PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY LƯỚI ĐIỆN HIỆN TRẠNG VÀ
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO ĐTC LPP CAM RANH
Trong phần này sẽ nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện LPP thành phố Cam Ranh. Sử dụng chương trình tính toán như đã nêu ở trên để tiến hành đánh giá ĐTC trong lưới điện phân phối và đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao ĐTC của LPP Cam Ranh.
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTC của LPP
Độ tin cậy của các phần tử trên lưới điện: Sự cố và công tác trên lưới trung áp là nguyên nhân chiếm tỉ trọng chủ yếu ảnh hưởng đến chỉ tiêu ĐTC. Ngoài ra còn có thí nghiệm định kỳ, sửa chữa thường xuyên, duy tu bảo dưỡng, trung đại tu thiết bị, khả năng thao tác và đổi nối của các TBĐC.
Cấu trúc lưới điện: Đa phần lưới phân phối là lưới hình tia, lưới kín, lưới kín vận hành hở.
Công tác tổ chức quản lý và vận hành: Công tác tổ chức bố trí các đơn vị quản lý vận hành nhanh chóng tiếp cận để khắc phục sự cố và tiến hành sửa chữa.
Ảnh hưởng môi trường bên ngoài: Do động vật hoang dã xâm nhập, cây cối va quẹt, thả diều, bảng quảng cáo, do dựng anten thu phát, … do dông gió chạm vào đường dây.
Yếu tố con người: Trình độ tay nghề của nhân viên quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật.
3.2.2. Nguyên nhân làm giảm độ tin cậy
Trên cơ sở lý thuyết và dựa vào chương trình phân tích tính toán ở trên, có thể
thấy được hiện trạng LPP Cam Ranh có cấu trúc hình tia, phân đoạn bằng REC, LBS, DCL hoặc FCO, một số thiết bị được sử dụng lâu dài trong nhiều năm và do đặc điểm khí hậu là vùng ven biển nên một số thiết bị xuống cấp nghiêm trọng, hiện tượng phóng điện bề mặt ở sứ cách điện do ở khu vực vực gần biển làm xảy ra hiện tượng dẫn đến ngắn mạch gây nhảy máy cắt đầu xuất tuyến, các xuất tuyến hầu hết là hình tia đi độc lập hoặc kết nối với nhau qua các thiết bị đóng cắt vận hành ở chế độ thao tác bằng tay, tại chỗ là chủ yếu, mạng điện hở dẫn đến thời gian thao tác nhằm phục hồi cấp điện cho các phụ tải sau khi khắc phục sự cố kéo dài, .... cấu trúc lưới đa số là đường dây trên không nên còn nhiều trường hợp xảy ra sự cố ngắn mạch gây mất điện dẫn đến ĐTC trong LPP chưa cao.
Các sự cố do vi phạm hành lang an toàn lưới điện gây ra phóng điện trong quá trình xây dựng công trình, do cây ngã đổ, va quẹt vào đường dây.
Sự cố do các kẹp nối, ống nối, đầu cốt, do chủng loại vật tư, thiết bị không tốt. Đối với các đường dây trên không còn có sự cố do đứt đường dây trong quá trình vận hành do việc phát nhiệt mối nối dây dẫn.
3.2.3. Các giải pháp chung để nâng cao ĐTC lưới điện phân phối a. Các biện pháp về tổ chức sản xuất đối với LPP
- Đối với nguyên nhân do hành lang tuyến: Cần tổ chức phát quang hành lang tuyến triệt để nhằm tránh tình trạng cây cối ngã, đổ, va quẹt vào đường dây gây sự cố và điều chỉnh chức năng tự động đóng lặp lại đối với các máy cắt và REC trên có xuất tuyến đi qua vùng có nhiều cây cối. Thực hiện tháo dỡ cáp điện thoại, cáp quang có khả năng gây ra sự cố làm gián đoạn cung cấp điện, cảnh báo các đơn vị thi công, đến chủ xe, các đơn vị thi công tại các khu vực có các công trình xây dựng nhằm ngăn ngừa các sự cố do xe va quẹt vào lưới điện.
- Đối với nguyên nhân do các điểm tiếp xúc xấu trên lưới điện:
+ Sử dụng các máy đo nhiệt độ điểm đấu nối bằng Camera nhiệt từ xa để giảm sự cố do nguyên nhân tiếp xúc xấu. Khai thác tối đa các chức năng của thiết bị đo này để chẩn đoán tình trạng và dò tìm sự cố thiết bị nhằm mục đích phát hiện sớm nguy cơ phát sinh sự cố để tiến hành xử lý sớm.
+ Lựa chọn các vật tư, thiết bị có chất lượng tốt, dễ lắp đặt, phù hợp với từng vị trí cụ thể.
+ Để tránh tình trạng đứt dây trong vận hành, khi nối dây phải dùng ống nối ép thuỷ lực chuyên dùng và thay thế dần các mối nối kẹp cáp bằng ống nối ép thuỷ lực chuyên dùng. Thay thế các vị trí đấu nối lèo đường trục sử dụng đấu nối kẹp răng bằng đầu cốt ép kiểu đúc bắt bằng 02 bulong.
- Đối với công tác tổ chức sản xuất: Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ đường dây và trạm, nâng cao chất lượng công tác thí nghiệm định kỳ thiết bị, tổ chức theo dõi lưu trữ số liệu thí nghiệm quá khứ để chẩn đoán tình trạng thiết bị và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời.
- Các giải pháp về quản lý, đào tạo nhân viên vận hành:
+ Chú trọng quản lý chất lượng công trình trong quá trình đầu tư xây dựng, sữa chữa công trình, ngay từ giai đoạn thiết kế, thẩm tra, thẩm định, thi công, nghiệm thu.
Chất lượng công trình tốt sẽ giảm được sự cố phát sinh sau này.
+ Tổ chức bồi huấn, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân quản lý, sữa chữa và vận hành lưới điện. Nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để vận hành lưới điện ngày càng tốt hơn.
+ Áp dụng công nghệ sửa chữa nóng lưới điện, vệ sinh cách điện bằng nước áp lực cao (sửa chữa, vệ sinh khi lưới điện đang mang điện).
b. Các biện pháp khác
- Tổ chức kiểm tra định kỳ hệ thống tiếp địa để đảm bảo hệ thống làm việc tốt nhằm giảm sự cố trong điều kiện thời tiết xấu, giông sét.
- Giám sát chặt chẽ công tác thi công làm đầu cáp ngầm, hộp đầu cáp. Hộp nối cáp phải được đặt trong hố ga để thuận tiện trong việc xử lý cáp ngầm. Những công nhân đã qua lớp huấn luyện thi công làm đầu cáp ngầm và có chứng nhận mới được thực hiện các công việc thi công làm đầu cáp ngầm, hộp nối cáp.
- Đối với hệ thống điện ngầm cần khôi phục lại các mốc chỉ danh cáp ngầm trung, hạ áp đã bị mất nhằm cảnh báo, ngăn ngừa các sự cố gây hư hỏng cáp ngầm trong quá trình thi công các công trình phần ngầm.
- Sử dụng các chương trình thu thập và quản lý dữ liệu công tơ đo xa, chương trình quản lý hệ thống thu thập từ xa, ... để theo dõi chặt chẽ tình trạng vận hành của dây dẫn, cáp, trạm biến áp, xuất tuyến 22kV và các thiết bị nhằm ngăn ngừa các sự cố do quá tải. Thực hiện cân pha, hoán chuyển máy biến áp để chống quá tải.
- Tổ chức công tác thí nghiệm định kỳ các TBA, đặc biệt tập trung cho các hạng mục thí nghiệm để phát hiện tình trạng lỗi thiết bị, lỗi hệ thống nhằm phát hiện kịp thời các sự cố tiềm ẩn có nguy cơ cao như MBA. Xử lý và thay thế dần các MBA vận hành trên 15 năm, có phân tích hàm lượng nước trong dầu không đạt tiêu chuẩn vận hành.
- Tăng cường vệ sinh cách điện tại các khu vực bị ô nhiễm, bảo dưỡng các bề mặt cách điện của MBA, TI, TU, sứ, FCO...Các khu vực có môi trường bụi bẩn công nghiệp, nhiễm mặn gần biển, gần các công trường xây dựng bằng hệ thống vệ sinh cách điện hotline.
- Đối với các tủ RMU cần tập trung quản lý đến giá trị áp lực khí SF6. Nếu khí SF6 không đạt thì không được thao tác khi có điện. Đối với các tủ RMU cần bổ sung thiết bị cảnh báo sự cố cáp ngầm.
- Đối với các MBA khô cần thường xuyên thực hiện kiểm tra tín hiệu, cảm biến nhiệt độ trong quá trình vận hành nhằm phát hiện kịp thời các MBA khô có tình trạng nhiệt độ quá cao, vượt ngưỡng cho phép.
- Trong quá trình xử lý sự cố trên lưới điện cần khai thác tính năng, dữ liệu ghi lại của tủ điều khiển REC để phán đoán vị trí xảy ra sự cố trên lưới điện.
- Đối với sứ polymer sử dụng cho vùng ô nhiễm biển cần sử dụng sứ có chiều dài dòng rò là 31mm/kV thay vì chọn 25mm/kV hoặc chuyển sang sử dụng sứ chuỗi thuỷ tinh.
- Quản lý các thiết bị tại điểm lắp đặt thiết bị máy cắt, REC, kiểm tra giá trị cài đặt của phiếu chỉnh định, tình trạng làm việc của thiết bị tại điểm đấu nối, đặc biệt là
khách hàng lớn, khi có sự cố nội bộ, thiết bị bảo vệ phải cô lập, không ảnh hưởng đến đường trục chính.
- Kiểm tra, rà soát việc sử dụng dây chảy cho FCO bảo vệ đường dây và TBA phù hợp thông số vận hành.
- Xử lý tăng cường cách điện, sử dụng bọc cách điện để che chắn các vị trí hở tạiTBA phân phối, trên sứ đứng cách điện, ... nhằm ngăn ngừa sự cố do động vật hoang dã xâm nhập gây ra sự cố, làm hư hỏng thiết bị.
- Bổ sung các REC phân đoạn và liên lạc cho các xuất tuyến, đảm bảo tiêu chí ít nhất mỗi xuất tuyến có 1,5 đến 2,0 REC (02 REC phân đoạn và 01 REC hoặc LBS liên lạc).
- Tăng cường công tác lập kế hoạch cắt điện công tác năm, quý, tháng cho từng xuất tuyến trung áp và từng trạm cụ thể một cách khoa học. Đảm bảo phối hợp nhiều công tác vào một lần cắt điện nhằm giảm các chỉ ĐTC cung cấp điện.
Tất cả các giải pháp vừa nêu trên chỉ thực hiện thật sự có hiệu quả và có tính khả thi cao khi đảm bảo lưới điện có cấu trúc hợp lý trong khi đó lưới điện và phụ tải lại luôn biến động theo thời gian. Vì vậy cần phải có phương án để cấu trúc tối ưu LPP Cam Ranh nhằm góp phần thực hiện chỉ tiêu nâng cao ĐTC cung cấp điện.