1 4 Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh
5.2.2 Nội dung phân tích khái quát tình hình tài chính
Để phân tích khái quát tình hình tài chính, trước hết cần so sánh tổng số nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm. Bằng cách này thấy được quy mô vốn mà đơn vị, doanh nghiệp sử dụng cũng như khả năng huy động vốn. cần lưu ý rằng, chỉ tiêu “Tổng số nguồn vốn” và “Tổng số tài sản” có thể tăng, giảm do nhiều nguyên nhân nên chưa biểu hiện đầy đủ tình hình tài chính
được. Vì thế, cần phân tích các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác có liên quan.
Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho thấy một cách khái quát tình hình tài chính của đơn vị, doanh nghiệp. Vì vậy, cần tính và so sánh chỉ tiêu “Hệ số tài trợ”
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số tài trợ =
Tổngsố nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính càng cao, bởi vì hầu hết tài sản mà đơn vị, doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình và ngược lại, nếu chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính càng thấp, hầu hết tài sản đều được tài trợ bằng số vốn đi chiếm dụng.
Tình hình tài chính của đơn vị, doanh nghiệp lại được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại. Do vậy, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính không thể không xem xét khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được đo bằng chỉ tiêu “Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn”. Chỉ tiêu này cho biết, với tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hiện có, đơn vị, doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại.
Hệ số khả năng Tổng gía trị thuần về TSLĐ và ĐTNH thanh toán nợ =
ngắn hạn (hiện thời) Tổngsố nợ ngắn hạn
Một chỉ tiêu phản ánh khá rõ nét tình hình tài chính của đơn vị, doanh nghiệp, đó là “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” (hệ số khả năng thanh toán tức thời). Chỉ tiêu này cho biết, với số vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt hiện có, đơn vị, doanh nghiệp có bảo đảm thanh toán kịp thời các khoản nợ hay không. Trị số của chỉ tiêu này nếu lớn, khả năng thanh toán tương đối khả quan, còn nếu trị ssố của chỉ tiêu này nhỏ sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó phải bán gấp sản phẩm hàng hoá để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán.
Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá lớn lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quy vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu này được tính như sau: Hệ số khả năng Tổng số vốn bằng tiền và ĐTTCNH thanh toán =
nhanh Tổngsố nợ ngắn hạn
Để nắm được khả năng thanh toán của đơn vị, doanh nghiệp, cần phải tính và so sánh chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán hiện hành”. Chỉ tiêu này cho biết, với toàn bộ giá trị thuần của tài sản hiện có, đơn vị, doanh nghiệp có có bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ hay không. Trị số của chỉ tiêu tính ra càng lớn, khả năng thanh toán hiện hành càng cao và ngược lại. Khả năng thanh toán hiện hành được tính như sau:
Hệ số khả năng Tổng số tài sản hiện có thanh toán =
hiện hành Tổngsố nợ phải trả
Bên cạnh các chỉ tiêu trên, hệ số nợ cũng là chỉ tiêu phản ánh khá rõ nét tình hình thanh toán. Hệ số nợ cho biết, so với tổng tài sản hoặc so với tổng nguồn vốn hay so với nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả chiếm bao nhiêu. Nói cách khác, hệ số nợ phản ánh mức độ đảm bảo đối với chủ nợ, nó cho biết một đồng tài sản hoặc một đồng nguồn vốn hay một đồng vốn chủ sở hữu có bao nhiêu đồng vay nợ. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ, mức độ độc lập về mặt tài chính của đơn vị, doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Hệ số nợ được tính như sau:
Tổng số nợ phải trả Hệ số nợ trên tổng tài sản =
(hay tổng nguồn vốn)
Tổngsố tài sản (hay tổng nguồn vốn) hiện có
Tổng số nợ phải trả Hệ số nợ trên nguồn vốn CSH =
Tổngsố nguồn vốn chủ sở hữu
Khi phân tích khái quát tình hình tài chính, còn phải tính và so sánh các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của TSLĐ và vốn luân chuyển thuần. Khả năng thanh toán của
TSLĐ cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ và được đo bằng chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán của TSLĐ”
Hệ số khả năng Tổng số vốn bằng tiền và ĐTTCNH thanh toán của =
TSLĐ Tổnggiá trị thuần của TSLĐ và ĐTNH
Vốn luân chuyển thuần hay vốn hoạt động thuần là chỉ tiêu phản ánh chênh lệch giữa tổng giá trị thuần của TSLĐ và ĐTNH với tổng số nợ ngắn hạn. Muốn hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, cần phải duy trì một mức vốn luân chuyển thuần hợp lý để thoả mãn các khoản nợ ngắn hạn. Vốn hoạt động thuần càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao. Tuy nhiên, nếu quá cao thì sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư vì lượng TSLĐ quá nhiều so với nhu cầu và vì phần dư thêm này không làm tăng thu nhập.
Vốn hoạt động Tổng giá trị thuần của TSLĐ Tổng số nợ thuần = và ĐTNH - ngắn hạn