Quy mô đầu tư

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế ở tỉnh Nghệ An (Trang 32 - 35)

Biểu 2.1: TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC Ở NGHỆ AN - GIAI ĐOẠN 2001-2008

2.2.2. Quy mô đầu tư

Về các dự án FDI: Có 09 đối tác thuộc 09 Quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư ở tỉnh, đứng đầu vẫn là Trung Quốc với 09 dự án và vốn đăng ký 30,555 triệu USD chiếm 37,5% về số lượng dự án nhưng chỉ chiếm 13,8% về lượng vốn đầu tư FDI. Có 02 dự án FDI có số vốn đầu tư rất lớn, chiếm đa số vốn FDI ở tỉnh, đó là dự án LD Mía đường NAT

& L, nhà đầu tư Vương quốc Anh với số vốn đầu tư 90 triệu USD và dự án trồng rừng nguyên liệu ở các huyện miền núi, của nhà đầu tư Elite Green Co.Ltd (Đài Loan) tổng vốn đầu tư là 60 triệu USD. Chỉ riêng 02 dự án này đã chiếm đến 67,8% tổng số vốn FDI vào Nghệ An, còn lại 22 dự án của các nhà đầu tư khác, chỉ chiếm 32,2% tổng số FDI ở Nghệ An. Qua đó có thể thấy, đối với các nhà đầu tư nước ngoài chỉ mới đầu tư khá lớn ở Nghệ An trên lĩnh vực nông lâm nghiệp và một số dự án về khai thác, chế biến khoáng sản với quy mô nhỏ, còn các lĩnh vực có giá trị gia tăng lớn, mà Nghệ An đang rất cần thì chưa thu hút được.

Về đầu tư trong nước, các dự án lớn chủ yếu là do các Tập đoàn, Tổng công ty ở TP HCM và Hà Nội đầu tư. Tỉnh cũng đã thu hút được một số dự án đầu tư trực tiếp, vốn khá

lớn của các doanh nghiệp ở nước ngoài và TP HCM mà người quê hương Nghệ Tĩnh làm chủ hoặc tham gia hội đồng quản trị, như: Dự án Công viên trung tâm, Khu đô thị Quang Trung, Vinh Tân của Công ty TECCO, Khu trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp VICENTRA… Các doanh nghiệp trong tỉnh thì chỉ đầu tư những dự án quy mô vừa và nhỏ.

Một vấn đề đáng chú ý là các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn ngày càng tăng và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản; bất động sản, (xây dựng khu đô thị, khách sạn, dịch vụ và trung tâm thương mại); tiếp theo là thuỷ điện và sản xuất vật liệu xây dựng vốn là thế mạnh của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, nguồn lực này, thế mạnh này của tỉnh là “hữu hạn” và “không bị giảm hay mất giá trị khi chậm khai thác chúng” do đó, nhiều dự án đầu tư ở lĩnh vực này cũng nói lên sự thiếu đa dạng, thiếu cơ bản hay chưa thật bền vững trong thu hút đầu tư trực tiếp ở Nghệ An.

Tính riêng các dự án đầu tư trong nước có 43 dự án với quy mô vốn đầu tư đăng ký dưới 15 tỷ đồng, chiếm 20% tổng số dự án; 136 dự án có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng, chiếm 63,3% tổng số dự án; 36 dự án trong nước có quy mô vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng, chiếm 16,7% tổng số dự án. Đặc biệt, có 11 dự án có vốn đăng ký đầu tư hơn 1000 tỷ đồng, chiếm 5,1% điển hình như: Dự án thuỷ điện Hủa Na 4.255 tỷ, Thuỷ điện Khe Bố 2.530 tỷ, Khu đô thị Vinh Tân 2.150 tỷ, Tổ hợp sân golf, khách sạn và biệt thự ở Cửa Lò 1.527 tỷ, Trung tâm thương mại Chợ Vinh 1500 tỷ, Nhà máy xi măng Đô Lương 1.477,72 tỷ đồng…

Một khía cạnh khác, các dự án đầu tư trực tiếp thuộc lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là các dự án xây dựng các khu đô thị mới, thì tất cả các nhà đầu tư đều huy động vốn đóng góp của khách hàng là các tổ chức, cá nhân trong tỉnh (theo luật định, nhà đầu tư được huy động tối đa 70% sau khi thi công xong phần móng công trình), do vậy, thực chất trong tổng số vốn đầu tư của dự án mà nhà đầu tư đăng ký có sự tham gia khá lớn của nguồn vốn

“nội tỉnh”. Điều đó làm giảm khả năng thu hút vốn của các nhà đầu tư “nội tỉnh” cho các dự án khác.

2.2.3. Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực

Tuy không đều, nhưng nhìn chung vốn đầu tư trực tiếp đã có ở hầu hết các lĩnh vực.

Hai năm trở lại đây, mới xuất hiện loại hình đầu tư công nghiệp thuỷ điện và đầu tư vào trồng rừng nguyên liệu cho sản xuất giấy, bên cạnh đó có một số dự án thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo. Lĩnh vực và ngành nghề đầu tư đang ngày càng phù hợp với tiềm năng, lợi thế và định hướng quy hoạch phát triển bền vững kinh tế -xã hội của tỉnh đến năm 2020.

Các dự án đầu tư trực tiếp chủ yếu đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp khai thác, chế biến với 45 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn 4.117,035 tỷ đồng và 13 dự án FDI, tổng số vốn 116,1 triệu USD; Xi măng và vật liệu xây dựng 28 dự án trong nước với tổng số vốn 4476,27 tỷ đồng và 01 dự án FDI 0,78 triệu USD; xây dựng khu đô thị và trung tâm thương mại 47 dự án với tổng vốn đầu tư 10.431,008 tỷ đồng; lĩnh vực khách sạn, du lịch, dịch vụ 36 dự án trong nước với vốn đăng ký đầu tư 6.018,099 tỷ đồng và 01 dự án FDI 0,25 triệu USD; thuỷ điện 16 dự án 13.343,085 tỷ đồng. Lĩnh vực nông nghiệp 17 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 989,936 tỷ đồng và 02 dự án FDI 60,06 triệu USD; lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế có 20 dự án vốn đầu tư 968,46 tỷ đồng [Biểu 2.1 và 2.2]

Cơ cấu đầu tư phân bổ chưa hợp lý. Giữa các ngành, lĩnh vực còn có sự chênh lệnh khá lớn về số dự án và vốn đầu tư. Nếu tính theo tỷ trọng các ngành được đầu tư, lĩnh vực sản xuất công nghiệp có 95 dự án chiếm tỷ trọng cao nhất với 47,3%, vốn đầu tư trong nước 22.231,19 tỷ đồng chiếm 54,7% và FDI có 154,775 triệu USD chiếm 70% so với tổng vốn FDI; tiếp theo là lĩnh vực bất động sản, dịch vụ, du lịch có 86 dự án chiếm 36%, vốn đầu tư trong nước 16.449,107 tỷ đồng chiếm 40,48% và vốn FDI 2,38 triệu USD chỉ chiếm 1%. Lĩnh vực nông nghiệp có 20 dự án chiếm 8,37%, vốn đầu tư trực tiếp trong nước 989,936 tỷ đồng, chỉ chiếm 2,43%; vốn FDI 65,06 triệu USD chiếm 29,4%, đây là tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn FDI theo lĩnh vực đầu tư; Lĩnh vực y tế, giáo dục không có dự án FDI nào, có 20 dự án đầu tư trong nước, chiếm 9,3% và tổng số vốn đăng ký đầu tư là 968,46 tỷ đồng chiếm 2,37% trong tổng số các dự án đầu tư trong nước.

Một điều đáng phấn khởi là đã có 02 dự án FDI có quy mô vốn lớn (tổng cộng 150 triệu USD) đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp ở Nghệ An. Trong đó, dự án liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle hoạt động rất hiệu quả đã đem lại việc làm, thu nhập ổn định cho hàng vạn nông dân trong tỉnh; dự án trồng rừng nguyên liệu giấy đang triển khai

thì gắn chặt với việc bảo vệ môi trường. Có thể nói, hai dự án này đảm bảo được yêu cầu thu hút vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế ở tỉnh một cách bền vững.

Nguồn: Báo cáo tổng kết Sở KH&ĐT tỉnh Nghệ An.

2.2.4. Phân bổ dự án đầu tư theo địa bàn hành chính

Hiện nay tất cả các huyện, thành phố, thị xã đều đã có dự án đầu tư trực tiếp. Ở khu vực đô thị, gồm: Thành phố Vinh, Thị xã Cửa lò và Thị xã Thái Hoà (mới thành lập tháng 6/2008) có 99 dự án, chiếm tỷ lệ 41,4%; ở Khu Kinh tế Đông Nam và các Khu Công nghiệp (Nam Cấm, Bắc Vinh, KCN nhỏ) có 34 dự án, chiếm tỷ lệ 14,2%; Khu vực 07 huyện đồng bằng (Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên) có 157 dự án, chiếm tỷ lệ 24,3% và khu vực 10 huyện miền núi còn lại (Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Thanh Chương, Kỳ Sơn) có 48 dự án, chiếm tỷ lệ 20,1% tổng số dự án đầu tư trực tiếp ở tỉnh [Biểu 2.4].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế ở tỉnh Nghệ An (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)