Hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế ở tỉnh Nghệ An (Trang 62 - 65)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP Ở NGHỆ AN

3.2.3. Hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư

Môi trường đầu tư Nghệ An còn thiếu sức cạnh tranh, khả năng thu hút đầu tư nước ngoài còn yếu, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Một trong những yêu cầu cần thiết là hoàn thiện các chính sách liên quan đến thu hút đầu tư. Thời gian qua, tỉnh đã ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, cần phải xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Trong thời gian tới, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ở Nghệ An cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phải có tính ổn định lâu dài, ít nhất có thời hạn hiệu lực từ 3 năm trở lên.

- Thủ tục, hồ sơ để được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phải đơn giản, rõ ràng, phải công khai và quy định rõ cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ kèm theo trách nhiệm của cơ quan đó về việc đảm bảo thời gian giải quyết quyền lợi cho các nhà đầu tư.

- Bổ sung thêm điều khoản cho các dự án có tính chất đặc thù vào Quyết định 57/2005/QĐ-UB ngày 10/5/2005 về việc ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh Nghệ An, và các chính sách khác có liên quan với phương châm: chính sách phải thông thoáng, thuận lợi nhất và ổn định theo hướng đảm bảo cho các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi cao nhất theo chủ trương của Ban Thường vụ tỉnh uỷ, nhưng không trái với các quy định của Nhà nước.

- Có kế hoạch vốn ngân sách hàng năm để chi trả cho các đối tượng được hưởng ưu đãi hỗ trợ. Thành lập một số quỹ hỗ trợ các gia đình bị thu hồi đất, quỹ đào tạo lao động, quỹ hỗ trợ việc làm... Các quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp như: Quỹ hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quỹ khen thưởng trong sản xuất kinh doanh...

- Chính sách đất đai phải hướng tới tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư, nhất là việc triển khai các dự án sản xuất kinh doanh. Có thể miễn, giảm tiền thuê đất trong một thời gian nhất định, tiền thuê đất phải rẻ hơn các khu công nghệ cao, có chính sách cho thuê đất dài hạn (20-50năm). Đặc biệt, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong giải phóng mặt bằng. Các cấp chính quyền có trách nhiệm đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng, giải quyết dứt điểm việc đền bù để triển khai dự án đúng tiến độ. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất để xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN để cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại. Trong quy định hiện hành về chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư của tỉnh đã có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, chính sách này rất khó thực hiện do các quy định chưa rõ ràng. trong thời gian tới cần xem xét và quy định rõ hơn về đối tượng lao động cũng như nguyên tắc hỗ trợ. Ưu tiên tuyển dụng các lao động kể cả lao động chưa được đào tạo nghề, con em các gia đình có đất bị thu hồi.

- Ngoài ra, những vấn đề vượt thẩm quyền, tỉnh cần tiếp tục đề xuất với Quốc hội, Chính phủ xem xét một số chính sách ưu đãi đầu tư khác, như: Có chính sách ưu đãi về thuế theo hướng tạo sự thông thoáng cho nhà đầu tư. Giảm mức thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Có các quy định cụ thể về thuê và tuyển dụng lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trực tiếp chủ động tuyển chọn, thuê và sử dụng lao động. Để tạo sức hút các thành phần kinh tế đầu tư, cần có chính sách tạo vốn thông qua tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi vay vốn ở các ngân hàng thương mại.

3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực

Việc đào tạo và cung cấp lao động, trước hết phải căn cứ vào định hướng phát triển các ngành tại địa phương để có phương án bố trí hợp lý và đáp ứng được yêu cầu.

Biểu 3.4: DỰ BÁO CƠ CẤU LAO ĐỘNG NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 Ngành, lĩnh vực 2005 (%) 2010 (%) 2015 (%) 2020 (%)

1. Công nghiệp, xây dựng 8,1 15,0 20,0 23,0

2. Nông – lâm – thuỷ sản 79,6 68,0 58,0 49,0

3. Dịch vụ 12,3 17,0 22,0 28,0

Tổng số (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: UBND tỉnh Nghệ An, Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Tháng 12/2006

Để phát triển nguồn nhân lực ở Nghệ An trong thời gian tới, một số nội dung cần thực hiện là:

- Tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong và ngòai nước nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư. Trước hết là đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề, công nhân bậc cao. Đây là khâu thiếu và yếu của Nghệ An hiện nay. Tổng số lao động cần đào tạo trong giai đoạn 2006-2010 là 192.000 người, trong đó, công nhân kỹ thuật và lành nghề là:

51.250 người, thợ bậc cao: 10.000 người, còn lại là đào tạo ngắn hạn. Ngoài ra, cần đào tạo một đội ngũ cán bộ biết cách quản lý các chương trình, dự án, giỏi ngoại ngữ, tâm huyết, phục vụ tốt cho công tác xúc tiến đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư.

- Thực hiện Nghị quyết số: 04/NQ-TU ngày 12/202/2008 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đọan 2006-2010. Khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư xây dựng các trường đại học và cao đẳng. Triển khai các giải pháp đồng bộ để tạo ra những đột phá về nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo theo nhu cầu của xã hội.

- Tiếp tục triển khai đề án nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, giai đoạn 2006-2010. Xây dựng Nghệ An trở thành trung tâm giáo dục đào tạo của cả nước với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực, TP.

Vinh trở thành trung tâm giáo dục – đào tạo của Khu vực Bắc Trung bộ; Đề án “phát triển giáo dục miền Tây Nghệ An giai đoạn 2006-2010”.

- Phát triển mạnh mẽ hệ thống dạy nghề đa cấp, đa trình độ (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề) chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng lao động cho thị trường lao động. Sở Lao động – Thương binh và xã hội phối hợp với các

cơ quan liên quan, căn cứ vào cơ cấu ngành nghề để dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Qua đó phối hợp với các trường nghề để có định hướng và kế hoạch đào tạo lao động phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường năng lực, quản lý đầu tư cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp.

- Sửa đổi, bổ sung chính sách thu hút nhân tài; có cơ chế phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài; khuyến khích phát huy tài năng, đặc biệt là tài năng của lớp trẻ.

- Tuyên truyền, quảng bá nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để từng bước lôi kéo đội ngũ lao động của tỉnh đi lập nghiệp ở các tỉnh, thành phố phái nam. Đội ngũ lao động này có ưu điểm là đã được đào tạo và đào tạo lại tại các cơ sở mà họ đang làm việc.

Hơn nữa những lao động này đã có kinh nghiệm cũng như sản xuất công nghiệp. Những phẩm chất quan trọng mà các lao động địa phương vẫn còn thiếu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế ở tỉnh Nghệ An (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)