TỔNG HỢP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP Ở NGHỆ AN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế ở tỉnh Nghệ An (Trang 35 - 38)

Cơ cấu Vốn đầu tư của các dự án đầu tư trong nước ở Nghệ An phân theo lĩnh vực

40,48%

54,7%

2,43%

2,37%

Bất động sản

Nông-Lâm nghiệp Y tế, giáo dục Công nghiệp

TT

Thời gian

Khu vực

Từ 2001-

2005 Năm 2006 Năm 2007

05 tháng đầu Năm 2008

Tổng cộng

Ghi chú Số

dự án

Tỷ lệ

%

Số dự án

Tỷ lệ

%

Số dự án

Tỷ lệ

% Số dự án

Tỷ lệ

% Số dự án

Tỷ lệ

%

1

Khu Kinh tế, Khu

Công nghiệp

19 15,7 5 9,6 4 10,

2 6 22,

2 34 14, 2

Có 7 dự án FDI

2

Khu vực đô thị (TP Vinh và 02

Thị xã)

50 41,3 27 51,8 13 33,

3 9 33,

3 99 41, 4

Có 6 dự án FDI

3

Vùng đồng bằng

(gồm 07 huyện)

34 28 15 29,0 8 20,

5 1 3,7 58 24, 3

Có 5 dự án FDI

4

Vùng miền núi

(gồm 10 huyện)

18 15 5 9,6 14 36 11 40,

8 48 20, 1

Có 6 dự án FDI Tổng cộng 121 100 52 100 39 100 27 100 239 100

Nguồn: Sở KH & ĐT tỉnh Nghệ An, Báo cáo kết quả thu hút đầu tư đến 5/2008, Tài liệu Hội nghị Tỉnh uỷ 9/2008

Qua biểu 2.4 ta thấy: Tỷ lệ các dự án đầu tư trực tiếp trong Khu Kinh tế và các Khu Công nghiệp so với tổng số dự án chiếm tỷ lệ rất thấp (14,2%), điều đó cũng nói lên sự bất cập của hạ tầng Khu Kinh tế và các Khu Công nghiệp. Ngoài một số dự án phải gắn với địa bàn do đặc điểm SXKD thì cũng có những dự án mà nhà đầu tư xin đầu tư ở ngoài các Khu Công nghiệp tập trung do hạn chế của các Khu Công nghiệp.

Nếu tính riêng các dự án FDI thì thấy không có sự chênh lệch về số lượng dự án phân bố ở cả 04 vùng: Khu Kinh tế và các Khu Công nghiệp 07 dự án, Khu vực đô thị 06 dự án, vùng đồng bằng 05 dự án, vùng miền núi có 06 dự án. Song, về số lượng vốn đầu tư thì có hơn 2/3 là ở các huyện miền núi (cho 02 dự án mía đường và trồng rừng), còn lại gần 1/3 tổng số vốn FDI (khoảng 60 triệu USD) cho hơn 20 dự án còn lại, cho thấy sự không đồng đều trong phân bố cả về địa bàn và số lượng vốn của các dự án FDI ở Nghệ an.

Ngoài các Khu Công nghiệp, Thành phố Vinh và Thị xã Cửa lò, các huyện thu hút được nhiều dự án nhất là Quỳnh lưu, Nghi Lộc và các huyện miền núi cao. Một điểm chung dễ nhận thấy ở các địa phương này là có sự phát triển về kinh tế hơn các vùng khác, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển hơn hoặc là có lợi thế về tài nguyên, khoáng sản, thuỷ điện. Điều này đặt ra vấn đề là chính sách như thế nào để thu hút vốn hiệu quả gắn với sự phát triển hài hoà giữa các vùng miền trong tỉnh ?

2.2.5.Về hình thức đầu tư

Các dự án FDI chủ yếu là hình thức liên doanh với các doanh nghiệp trong nước. Chỉ có 03 dự án 100% vốn nước ngoài (dự án Bật lửa gas Trung Lai, vốn đầu tư 2,0 triệu USD của Trung Quốc; Nhà máy bột đá Omya, vốn đầu tư 4,0 triệu USD của Hàn Quốc và Nhà máy chế biến đá vôi trắng Đông Hoằng, vốn đầu tư 2,0 triệu USD của Đài Loan). Có 02 dự án HĐHTKD đều ở lĩnh vực khai thác tài nguyên (dự án khai thác vàng Sông Hiếu, vốn đầu tư 0,55 triệu USD của nhà đầu tư Trung Quốc và dự án đá trắng Mingsanstone, vốn đầu tư 2,0 triệu USD của Đài Loan).

Ngoài 02 dự án FDI ở lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản thường được triển khai dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước chủ nhà, số dự án 100% vốn nước ngoài quá ít (chỉ có 03 dự án, 12,5%), đặc biệt, Nghệ An chưa thu hút được dự án nào ở hình thức BOT, BO hay BT, những hình thức mà có nhiều ưu điểm đối với địa phương thu hút và đã khá phổ biến ở những địa phương khác.

Các dự án đầu tư trực tiếp trong nước chủ yếu do các công ty cổ phần và công ty TNHH đầu tư, rất ít hình thức đầu tư của doanh nghiệp tư nhân hay hình thức khác. Trong tổng số 215 dự án đầu tư trực tiếp trong nước vào Nghệ An từ năm 2001 đến nay, có 146 dự án (chiếm 67,9%) ở hình thức Công ty cổ phần; có 61 dự án (chiếm 28,4%) ở hình thức Công ty TNHH và chỉ có 08 dự án (3,7%) nhà đầu tư là Doanh nghiệp tư nhân hay ở mô hình tư thục. Điều này cũng phản ánh xu thế chung về cổ phần hoá cũng như đa dạng hoá các thành phần kinh tế, loại hình kinh tế ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nhằm phát triển kinh tế ở tỉnh Nghệ An (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)