AN TOÀN LAO ĐỘNG – VỆ SINH XÍ NGHIỆP – PHÒNG

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả với hai sản phẩm là bột cam năng suất 40 tấn nguyên liệu ca và đồ hộp vải nước đường năng suất 15 tấn nguyên liệu ca (Trang 108 - 113)

9.1. An toàn lao động

An toàn lao động trong nhà máy đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, sức khỏe và tính mạng của công nhân, cũng như tình trạng của máy móc thiết bị. Vì vậy cần phải quan tâm đúng mức và phổ biến rộng rãi để cho mọi thành viên trong nhà máy hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Nhà máy cần đưa các nội quy, biện pháp chặt chẽ để đề phòng một cách có hiệu quả nhất.

9.1.1. Các nguyên nhân gây ra tai nạn

- Tổ chức lao động và sự liên hệ giữa các bộ phận không chặt chẽ.

- Các thiết bị bảo hộ lao động còn thiếu hoặc không đảm bảo an toàn.

- Ý thức chấp hành kỷ luật của công nhân chưa cao.

- Vận hành máy móc không đúng quy trình kỹ thuật.

- Trình độ thao tác của công nhân còn yếu.

- Các thiết bị không có hệ thống bảo vệ hoặc bảo vệ không hợp lí.

9.1.2. Những biện pháp hạn chế tai nạn lao động

Công tác tổ chức quản lý nhà máy: có nội qui, qui chế làm việc cụ thể cho từng bộ phận, phân xưởng sản xuất. Máy móc thiết bị phải có bảng hướng dẫn vận hành và sử dụng cụ thể.

- Kiểm tra lại các bộ phận của máy móc thiết bị trước khi vận hành, nếu có hư hỏng phải sửa chữa kịp thời.

- Có thiết bị phòng cháy chữa cháy và dụng cụ bảo hộ lao động.

- Các đường ống dẫn hơi, nhiệt phải có lớp bảo ôn, van giảm áp, áp kế.

- Bố trí lắp đặt các thiết bị phù hợp quy trình sản xuất.

- Kho xăng, dầu, thành phẩm phải đặt xa nguồn nhiệt. Không được hút thuốc trong các kho và phân xưởng sản xuất.

- Cần kỷ luật nghiêm đối với những trường hợp không tuân thủ những nội quy của nhà máy.

9.1.3. Những yêu cầu về an toàn lao động 9.1.3.1. Đảm bảo ánh sáng khi làm việc

Phải đảm bảo đủ ánh sáng và thích hợp với từng công việc. Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo không bị lấp bóng hoặc lóa mắt, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.

9.1.3.2. Thông gió

- Phân xưởng sản xuất cần phải được thông gió tốt.

- Khu vực sấy thải nhiều nhiệt cần bố trí thêm quạt để tạo điều kiện làm việc thoải mái cho công nhân.

9.1.3.3. An toàn về điện

- Thường xuyên kiểm tra các lớp bao bọc cách điện, kiểm tra các mối dây nối với các thiết bị. Khi máy móc có hư hỏng về điện, công nhân sản xuất không được tự tiện sữa chữa. Nhà máy trang bị dụng cụ sửa chữa điện cho công nhân điện như ủng cao su, găng tay cách điện, kìm cách điện và gậy sứ đóng cầu dao.

- Nội quy sử dụng điện cần phải thiết lập và phổ biến rộng rải trong công nhân . Để đảm bảo an toàn với hiện tượng sấm sét, đặt cọc thu lôi ở vị trí cao trong nhà máy như tháp nước, trạm biến áp.

- Về chiếu sáng: số bóng đèn, vị trí treo, đặt công tắc, cầu dao phải phù hợp với thao tác. Các mạch điện phải kín, đặt nơi khô ráo.

- Về thiết bị điện: mỗi thiết bị phải có hệ thống báo động riêng khi có sự cố, có rơle tự ngắt khi quá tải. mọi thiết bị đều phải nối đất.

- Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho công nhân cơ điện.

9.1.3.4. An toàn về sử dụng thiết bị

- Thiết bị máy móc phải sử dụng đúng chức năng, đúng công suất.

- Mỗi thiết bị có hồ sơ rõ ràng, sau mỗi ca phải bàn giao máy móc, nêu rõ tình trạng để ca sau xử lí.

- Thường xuyên theo dõi chế độ làm việc của máy, có chế độ vệ sinh, cho dầu mỡ định kỳ.

- Phát hiện sửa chữa kịp thời khi có hư hỏng.

- An toàn làm việc với thiết bị đun nóng: Muốn bảo đảm an toàn lao động, các công nhân làm việc ở các thiết bị này cần chú ý tuân thủ theo các điều kiện bảo hộ lao động và một số thao tác sau:

- Chú ý dung dịch phải ngập ống phun hơi, không để nước nóng chảy tràn ra ngoài thiết bị.

- Quan sát và hiệu chỉnh các van an toàn, mỗi ca ít nhất 2 lần.

- Đối với các thiết bị dùng hơi, không để áp lực hơi vượt quá phạm vi cho phép của thiết bị, dễ gây nổ, đổ vỡ thiết bị.

- Trước khi cho hơi vào nồi phải mở van tháo hết nước ngưng ra.

- An toàn lao động khi vận hành máy móc

- Công nhân khi vận hành phải kiểm tra lại toàn bộ các bộ phận, xem có gì hư hỏng không, nếu có phải kịp thời sửa chữa, tránh xảy ra tai nạn trong khi làm việc.

- Tuyệt đối thực hiện đúng các chức năng của mình, mỗi công nhân đứng máy phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về máy của mình. Cần tránh hiện tượng nhờ người khác xem hộ, sẽ xảy ra tai nạn do không hiểu nguyên tắc hoạt động của máy.

9.1.3.5. Chống sét

Để đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc cũng như các thiết bị trong nhà máy cần phải có cột thu lôi tại các vị trí cao.

9.1.3.6. Phòng chống cháy nổ - Nguyên nhân cháy nổ:

Do tiếp xúc với lửa, do tác động của tia lửa điện, do cạn nước trong lò hơi, các ống hơi co giãn cong lại gây nổ.

- Phòng chống:

+ Tuyệt đối tuân theo các thao tác về thiết bị đã được hướng dẫn.

+ Không hút thuốc tại kho nguyên liệu, xăng dầu, gara ô tô.

+ Có thiết bị phòng cháy chữa cháy, bể nước chữa cháy.

+ Thường xuyên tham gia hội thảo phòng cháy chữa cháy.

+ Yêu cầu đối với thiết kế thi công và bố trí trang thiết bị:

+ Bố trí khoảng cách các khu nhà trên mặt bằng sao cho hợp lý, thuận lợi cho việc phòng và chữa cháy. Tăng tiết diện, cấu trúc lớp bảo vệ.

+ Đối với thiết bị dễ cháy nổ cần tuân thủ nghiêm ngặt những qui định về thao tác, sử dụng và cần đặt cuối hướng gió.

9.2. Vệ sinh công nghiệp

Vấn đề vệ sinh công nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với các nhà máy thực phẩm. Nếu công tác vệ sinh không đảm bảo thì đó chính là điều kiện tốt cho các vi sinh vật phát triển làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và công nhân.

9.2.1. Vệ sinh công nhân

- Vấn đề này đặc biệt cần thiết cho các công nhân lao động trực tiếp. Khi vào nhà máy phải mặc đồng phục, đeo khẩu trang. Không được ăn uống trong khu sản xuất.

- Sau giờ tạm nghỉ, trước khi đi vào sản xuất phải vệ sinh chân tay sạch sẽ rồi mới được vào phân xưởng.

- Thực hiện tốt chế độ khám sức khoẻ cho công nhân định kì 6 tháng 1 lần, không để người đau ốm, nhất là những người mắc bệnh truyền nhiễm ra vào khu vực sản xuất.

9.2.2. Vệ sinh máy móc, thiết bị

Để đảm bảo cho các thiết bị được hoạt động tốt ta cần phải có chế độ vệ sinh định kỳ, để tránh sự phát triển của vi sinh vật làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Máy móc, nền nhà phải vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cuối mỗi ca sản xuất, vì sản phẩm dễ bị nhiễm vi sinh vật gây ô nhiễm nhà máy.

9.2.3. Vệ sinh xí nghiệp

- Xí nghiệp phải luôn sạch sẽ, thoáng mát. Cần có thảm cỏ và hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà máy nhằm tạo môi trường không khí trong lành.

- Trong các phân xưởng sản xuất sau mỗi ca cần phải làm vệ sinh khu vực làm việc.

- Phải định kỳ khử trùng toàn nhà máy, đặc biệt là các kho nguyên liệu, thành phẩm. Chống sự xâm nhập của mối, mọt, chuột. Các mương rãnh thoát nước phải luôn luôn thông.

9.2.4. Vấn đề xử lí nước thải

Nước thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ do đó vi sinh vật dễ dàng phát triển gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Vì vậy trước khi thải ra ngoài nước thải được xử lí ở khu vực xử lí nước thải của nhà máy.

9.2.5. Xử lý phế liệu của quá trình sản xuất

Phế liệu của quá trình sản xuất như vỏ cam, vỏ vải nhanh chóng chuyển ra khỏi nhà máy, bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc và phân bón gần đó. Việc này phải giải quyết kịp thời tránh ứ đọng gây ô nhiễm vi sinh vật cho sản phẩm.

9.3. Phòng chống cháy nổ

Hiện nay, phòng chống cháy nổ đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong xã hội đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất chế thực phẩm. Mỗi vụ hỏa hoạn xảy ra không chỉ gây tổn thất về người mà còn gây thiệt hại về tài sản doanh nghiệp và tư nhân.

Đối với nhà máy chế biến đồ hộp thì việc sử dụng các thiết bị sinh nhiệt và dễ gây cháy nổ như sấy, lò hơi, … cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn cháy nổ.

9.3.1. Nội quy, quy định phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại nhà máy

Trên toàn khu vực đất đai thuộc địa điểm của doanh nghiệp phải được giữ gìn phong quang, sạch đẹp. Đường đi lại, lối ra vào giữa các ngôi nhà, các công trình, tới các nguồn nước chữa cháy phải được thông thoáng, không để bất kỳ một chướng ngại vật nào. Cấm xây chen hoặc chất, xếp hàng dễ cháy trong khoảng cách phòng cháy giữa các ngôi nhà và công trình.

Về việc bảo quản hàng hóa:

Sắp xếp, bảo quản hàng hoá gọn gàng, ngăn nắp, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra, theo từng loại, có cùng tính chất, cùng đặc điểm, cùng phương pháp chữa cháy giống nhau.

Sắp xếp thành hàng, có lối đi ngang, dọc bảo đảm hợp lý thuận tiện. Không xếp hàng hoá và các vật chướng ngại trên các lối đi, gần bóng đèn, gần dây dẫn điện.

Loại trừ những điều kiện có thể dẫn đến tự cháy do phát sinh nhiệt, do tác dụng phản ứng hoá học gây ra cháy nổ.

Hàng hoá sắp xếp trong kho, bãi, trạm, cửa hàng phải để trên bục kê, ô giá. Nếu xếp chồng đống phải xếp vững chắc, gọn gàng; phía ngoài gần cửa ra vào phải để lối đi rộng bằng độ rộng của cửa ra vào nhưng không được nhỏ hơn 1m.

Việc sắp xếp hàng hoá phải tạo ra lối thoát nạn thuận tiện, bảo đảm việc sơ tán người và hàng hoá nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy.

Nếu các thiết bị, dây chuyền công nghệ khi vận hành có sử dụng các chất lỏng, chất khí dễ cháy thì phải thường xuyên kiểm tra độ kín của thiết bị, công nghệ đó. Mọi công việc bảo dưỡng, sửa chữa có dùng đến lửa (lửa điện, lửa trần) tại các cửa hàng, kho, trạm, phân xưởng, … thuộc khu vực nhà đều phải có phương án phòng cháy chữa cháy cụ thể.

Sau khi bảo dưỡng sửa chữa xong phải: thu dọn sạch sẽ các vật liệu, dụng cụ, thiết bị, kiểm tra và thử nghiệm toàn bộ máy móc, thiết bị đã bảo dưỡng, sửa chữa theo tính năng công dụng của từng loại, kể cả dây nối đất (nếu có) nhằm bảo đảm vận hành được tuyệt đối an toàn.

9.3.2. Kiểm tra, tập huấn, trang bị về nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy tại nhà máy Theo định kỳ 6 tháng một lần cơ quan thẩm quan sẽ tổ chức các đợt kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ tại nhà máy nên yêu cầu tất cả các bộ phận liên quan đến công tác này phối hợp để hoàn thành việc kiểm tra.

Nếu nhà máy tổ chức các đợt tập huấn về phòng chống cháy nổ thì yêu cầu tất cả cán bộ công nhân viên tại nhà máy tham gia đầy đủ để học tập, rút kinh nghiệm, đảm bảo quá trình tổ chức thực hiện tại nhà máy được liên tục và có hiệu quả.

Phương tiện phòng chống cháy là các vòi cứu hoả, bình CO2 và các dụng cụ khác. Nhà máy sẽ thành lập đội cứu hoả, các dụng cụ cứu hoả nên bố trí gần nơi dễ xảy ra sự cố với hệ thống vòi cứu hoả của nhà máy được thiết kế với số vòi là 4 vòi và lượng nước có thể cứu hoả trong 3 giờ.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả với hai sản phẩm là bột cam năng suất 40 tấn nguyên liệu ca và đồ hộp vải nước đường năng suất 15 tấn nguyên liệu ca (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)