Cửa ô Thăng Long - Hà Nội xưa…

Một phần của tài liệu Du lịch Năm cửa Ô Hà Nội (Trang 21 - 30)

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NĂM CỬA Ô

2.1.1. Cửa ô Thăng Long - Hà Nội xưa…

Thời Nguyễn theo một số sách cũ để lại có đến 16 cửa ô được xây dựng vào đời Lê Hiển Tông (1740 - 1786), vào khoảng năm 1749, phần lớn đều được xây bằng gạch rất chắc chắn và không đóng một nơi nhất định mà mỗi

thời đều có khác nhau, tuỳ tình hình đắp luỹ bố phòng. Các cửa ô có tên gọi là: Yên Hoa, Yên Tĩnh, Thạch Khối, Phúc Lâm, Đông Hà, Trừng Thanh, Mỹ Lộc, Đông Yên, Tây Luông, Nhân Hoà, Thịnh Lãng, Yên Ninh, Kim Hoa, Thịnh Quang, Thanh Bảo, ... Các cửa ô không đóng một nơi nhất định mà mỗi thời đều có khác nhau, tuỳ tình hình đắp luỹ bố phòng

Theo nhà sử học Biệt Lam Trần Huy Bá trích bản đồ Hà Nội nǎm Minh Mạng 12 (1831) thì Hà Nội có 16 cửa ô, đặt tên theo làng theo tổng. Mỗi cửa ô thời ấy có lẽ là một chiếc cổng ngày mở đêm đóng bởi mỗi phường như một làng, khép kín, có cây có rào, có tuần đinh canh phòng để ngǎn ngừa đạo chích và dè chừng hoả hoạn.

Sách Bắc thành dư địa chí soạn hồi đầu thế kỷ XIX cho biết Hà Nội có 21 cửa ô. Đến năm 1831, khi hai ông Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến dựng bản đồ Toà thành Hà Nội, đã ghi lại vị trí và tên 16 cửa ô: ô Yên Hoa nay là ngã ba đê Yên Phụ - đường Thanh Niên, ô Yên Tĩnh nay là ngã ba đê Yên Phụ - Cửa Bắc, ô Thạch Khối nay là đầu dốc Hàng Than, ô Phúc Lâm nay là đầu phố Hàng Đậu, ô Thanh Hà nay là ô Quan Chưởng, ô Trừng Thanh nay ở vào khoảng mé phải nhà tắm công cộng Chợ Gạo cũ, ô Mỹ Lộc nay là ngã ba đường Trần Quang Khải - Hàng Mắm, ô Đông An nay là ngã ba Trần Quang Khải - Hàng Thùng, ô Tây Luông nay là Nhà hát Thành phố, ô Nhân Hoà nay là ngã ba Trần Quang Khải - Trần Hưng Đạo, ô Thanh Lãng nay là ô Đống Mác, ô Yên Ninh nay là ngã tư phố Huế - Đại Cồ Việt (tức ô Cầu Dền), ô Kim Hoa ở ngã tư quốc lộ 1 - Đại Cồ Việt (tức ô Đồng Lầm), ô Thịnh Quang nay là ngã tư Hàng Bột - Khâm Thiên (tức ô Chợ Dừa), ô Thanh Bảo nay là bến ô tô Kim Mã, ô Thuỵ Chương nay là khoảng vườn hoa Tây Hồ ở đầu đường Hoàng Hoa Thám.

Tuy nhiên, năm 1866 cửa ô Hà Nội chỉ còn 15. (Bản đồ Tỉnh thành Hà Nội vẽ năm 1866 đời Tự Đức thì chỉ còn 15 cửa ô). Mất cửa ô Nhân Hoà. Và nhiều cửa ô mang tên mới: Yên Hoa thành Yên Phụ, Yên Tĩnh thành Yên

Định, Thạch Khối thành Nghĩa Lập, Phúc Lâm thành Tiền Trung, Tây Luông thành Trường Long, Thanh Lãng thành Lãng Yên, Yên Ninh thành Thịnh Yên, Kim Hoa thành Kim Liên, Thịnh Quang thành Thịnh Hào.

Khoảng mười lăm năm tiếp theo, cũng vẫn 15 cửa ô, nhưng Yên Định đã đổi ra Yên Ninh, Đông Hà thành Thanh Hà, Trường Long thành Cựu Lâu.

Điều đáng chú ý là phần lớn các cửa ô đều thông ra sông Hồng: ở phía tây có 2 cửa, phía nam có 3 cửa, ra sông Hông có 11 cửa. Đó là vì các cửa ô chính là các cửa của tòa thành đất bao bọc quanh kinh thành Thăng Long. Ra vào kinh thành tất phải qua cửa ô. Ban đêm, tại các cửa ô đều có tuần phiên canh gác, kiểm soát sự ra vào kinh thành. Song thời đó đường giao thông nối Thăng Long với bốn phương chủ yếu là đường sông, cho nên dọc sông Hồng có nhiều bến, phố xá đông đúc, nhiều hiệu buôn lớn của người Việt và người nước ngoài tập trung ở đây. Vì vậy, phải mở nhiều cửa ô để đi lại được dễ dàng. Hai cửa ô Thanh Hà và Trừng Thanh rất gần nhau vì thời xưa cửa sông Tô Lịch nằm giữa hai ô này. Cho nên tuy gần thế mà là xa cách- cách sông cách đò

2.1.2. Cửa ô Thăng Long - Hà Nội nay 2.1.2.1. Ô Chợ Dừa

Từ thế kỷ XX trở đi, người Hà Nội đã không còn nhiều người biết đến những cửa ô đã mai một vào thời gian, chìm đi trong quá khứ. Những Tây Luông (sau Nhà hát Lớn) Thuỵ Chương (đầu Quán Thánh-Thuỵ Khuê) Đông Yên (Hàng Cau-Hàng Bè) Mỹ Lộc (đầu Hàng Bạc) Trừng Thanh (Hàng Mắm) Phúc Lâm (Hàng Đậu) Thạch Khối (Hàng Than) Yên Tỉnh (dốc Hàng Than) Nhân Hoà (Hàn Thuyên).... rồi chỉ còn mang máng như những hoài niệm đẹp, đó là những cửa ô Yên Phụ, Đồng Lầm, Chợ Dừa, Cầu Dền, Đống Mác, Cầu Giấy...

Dưới đây là 16 cửa ô Thăng Long - Hà Nội

Tên chữ Tên nôm Địa điểm hiện nay Đổi tên

Yên Hoa Ngã ba đê Yên Phụ -

đường Thanh Niên

Sau đổi thành Yên Phụ

Yên Tĩnh Ngã ba đê Yên Phụ - Cửa Bắc

Sau thành Yên Định, rồi Yên Ninh

Thạch Khối Đầu dốc Hàng Than Sau thành

Nghĩa Lập

Phúc Lâm ô Hàng Đậu Đầu phố Hàng Đậu Sau thành Tiền Trung

Đông Hà môn ô Quan

Chưởng Phố ô Quan Chưởng Trừng Thanh

Khoảng mé phải nhà tắm công cộng Chợ Gạo cũ

Mỹ Lộc

Ngã ba đường Trần Quang Khải - Hàng Mắm

Đông An Ngã ba Trần Quang

Khải - Hàng Thùng

Tây Luông Nhà hát Lớn Hà Nội

Sau thành Trường Long, rồi Cựu Lâu

Nhân Hoà Ngã ba Trần Quang

Khải - Trần Hưng Đạo Sau không còn

Thanh Lãng ô Đống Mác Sau thành

Lãng Yên Yên Ninh ô Cầu Dền Ngã tư phố Huế - Đại

Cồ Việt

sau thành Thịnh Yên

Kim Hoa ô Đồng Lầm Ngã tư đường Giải

Phóng - Đại Cồ Việt Kim Liên Thịnh Quang ô Chợ Dừa Ngã tư Hàng Bột - Thịnh Hào

Khâm Thiên

Thanh Bảo Bến ô tô Kim Mã

Thuỵ Chương

Khoảng vườn hoa Tây Hồ ở đầu đường Hoàng Hoa Thám

2.1.2.2. Ô Quan Chưởng

Ngay cạnh chợ Đồng Xuân, một cửa ô duy nhất còn lại cái cổng ba cửa như cổng thành, có vọng lầu, bằng gạch vồ nâu đỏ, có cả tấm bia đá của Tổng đốc Hoàng Diệu cho dựng nǎm 1882 cấm ngặt binh lính quan nha không được sách nhiễu người dân qua lại đây vào thành. Cổng ô được xây dựng nǎm 1749, hơn hai trǎm nǎm rồi, là chứng nhân của lịch sử và tấm bia đá kia trǎm nǎm chưa mòn.

Theo sách Đường phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá viết: "Cửa Ô Quan Chưởng có thể có từ thời Lê, vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) đã đắp thành đất bao quanh kinh đô Thăng Long, có mở một số cửa ô. Về tên gọi, có thuyết cho rằng vào cuối đời Lê, có một viên quan Chưởng ấn về hưu, lập dinh cơ ở cạnh ô, do đó mà thành tên. Có thuyết lại cho rằng vào đời Nguyễn, có một chức quan Chưởng cơ kiểm soát ô này, phàm thuyền bè ghé các bến quanh đây đều phải trình giấy ở viên quan ấy. Vì vậy mà thành tên. Có thuyết giải thích là hồi giặc Pháp hạ thành Hà Nội lần thứ nhất (1873), có một viên quan Chưởng vệ đã hy sinh ở đây. Để tưởng nhớ, nhân dân đã gọi cửa ô này là Quan Chưởng".

Thực ra tên chính của cửa ô Quan Chưởng là Ðông Hà Môn tức cửa Ðông Hà. Ðông Hà là tên gọi của một phường đời Lê bao gồm khu vực Hàng Chiếu, Thanh Hà, Ðào Duy Từ ngày nay là nơi có cửa ô này. Đây là một trong 21 cửa ô là một trong nhiều cửa ô mở qua tường phía đông của toà thành đất bao quanh khu Kinh thành Thăng Long xưa, còn sót lại của toà thành Thăng

Long cũ xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Cửa ô có dáng dấp cũng như cửa thành nhưng nhỏ hơn.

Hiện nay cửa ô còn nguyên một cửa chính và hai cửa con hai bên. Trên nóc cửa chính là một vọng lâu. Ngày xưa có lính tuần canh gác ở đây. Bên tường phía trái có gắn một tấm bia khắc năm 1882 ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu cấm bọn lính sách nhiễu những đám tang qua lại cửa ô. Bên trên cửa lớn có ba chữ hán Thanh Hà Môn nghĩa là cửa Thanh Hà (vì cửa này ở thôn Thanh Hà, cạnh cửa sông Tô Lịch xa). Như vậy là các vòm cửa từng có cửa, ngày mở, đêm đóng.

Tương truyền, tên gọi này bắt nguồn từ sự kiện năm Tự Đức thứ 26, khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội (20-11-1873), chúng kéo quân từ dưới tàu chiến đậu ở bến sông lên, khi bắt đầu qua cửa ô Thanh Hà thì vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân ta do một viên quan chưởng cơ chỉ huy và bị thiệt hại khá nặng. Về sau chúng có thêm viện binh. Kết cục quân ta từ viên chưởng cơ cùng toàn thể binh lính gồm một trăm người đều anh dũng hy sinh.

Để tỏ lòng ngưỡng mộ người chưởng cơ anh dũng, nhân dân đổi gọi cửa ô là ô Quan Chưởng. Tuy nhiên, sự kiện năm 1873 cho đến nay vẫn chưa được xác minh hư thực. Vì vậy, tên ô Quan Chưởng vẫn còn đó như một vấn đề tồn nghi của lịch sử.

Về kiến trúc, ô Quan Chưởng gồm cổng chính cao 3m ở chính giữa phố Hàng Chiếu và hai cổng phụ ở hai bên dành cho người đi bộ trên vỉa hè. Cửa ô có hai tầng, tám mái. Bên trên cổng gọi là lầu địch vọng, trước vốn là nơi canh gác của lính. Mặt trước lầu có đắp tấm bảng với ba chữ “Đông Hà môn”

chỉ địa phận trấn giữ.

Nói đến ô Quan Chưởng, người Hà Nội không thể không nhắc tới những chiến tích oanh liệt và hào hùng. Ngày 20-11-1879, viện cớ chiến hạm của tên lái buôn Giăng Đuypuy mượn đường sông Hồng đi Vân Nam, thực

dân Pháp đã nổ súng đánh thành Hà Nội. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành, khâm sai Nguyễn Tri Phương đã hi sinh anh dũng. Một viên chưởng cơ cùng 100 binh sĩ của mình đã chặn đánh quân giặc hơn 10 tiếng tại cửa ô Đông Hà.

Tiếc thay, thế giặc quá mạnh, 101 dũng sĩ Hà Nội đã hi sinh trong cuộc chiến đấu ác liệt này. Nhân dân thương tiếc người anh hùng vô danh đã lấy tên chức vụ làm tên cửa thành, tức cái tên Quan Chưởng ngày nay.

Sau sự kiện thành Hà Nội thất thủ, một lần nữa nhờ cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân dân Hà Nội và các ông cai tổng Đồng Xuân, Đào Đăng Chiểu (1845-1916) đã ngăn chặn thành công âm mưu phá hoại cửa ô Quan Chưởng của thực dân Pháp.

Trong những năm 1946-1947, ô Quan Chưởng từ danh nghĩa một cổng thành đã trở thành một cứ điểm quan trọng của trung đoàn Thủ đô, góp sức vào cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đến thời chống Mỹ, cái tên ô Quan Chưởng lại được xướng lên như một bức tường lửa vững chắc để đội tự vệ thủ đô đặt họng súng bắn máy bay bảo vệ cầu Long Biên.

2.1.2.3. Ô Cầu Giấy

Ra đời từ thời Lý khi kinh thành mở ra về phía tây, Ô Cầu Giấy là nơi chứ kiến sĩ quan Franỗis Garnier thất thủ (năm 1873).

Cầu Giấy là tên cây cầu bắc ngang sông Tô và cũng là tên một con đường dài tới 1800 mét, đi từ ngã ba phố Kim Mã - đường La Thành. Còn Ô Cầu Giấy thì là một cửa ô xẻ qua toà thành đất bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa, được nhiều nhà nghiên cứu gọi là vòng thành giữa, mà bức tường phía tây chạy từ núi Sưa (trong vườn Bách Thảo) theo phố Ngọc Hà, vượt phố Sơn Tây, Nguyễn Thái Học, trở thành chính phố Giảng Võ ngày nay. Cửa ô này vốn có tên chữ Hán là Thanh Bảo và ở vào chỗ gần Bến xe Kim Mã bây giờ.

Ô Cầu Giấy hiện nay, nằm ở vị trí chiếc Cầu Giấy bắc qua sông Tô, án ngữ các ngả đường từ Láng, Bưởi, Kim Mã, và Ô Cầu Giấy được thay thành ngã tư Cầu Giấy.

2.1.2.4. Ô Đống Mác

Ô Đống Mác cách ô Cầu Dền không xa... Cửa ô này là nơi có thể đến bằng đường bộ lẫn đường thuỷ vào thành Thăng Long, nên thường có quân lính canh gác khá nghiêm ngặt. Trong Thượng kinh ký sự, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhân lúc chờ chúa Trịnh lâu chưa gọi, ông xin với quan chánh Đường Hoàng Đình Bảo về Cẩm Giàng, thăm quê ông, đi theo đường từ bến Thanh Trì để sang sông, phía Bát Tràng về Hải Dương. Như vậy các cửa ô xưa, liền với các thành đất, vành đai ngoài cùng, đều được canh gác, xét hỏi người qua lại khá cẩn mật.

Từ cửa ô này, còn có một nơi, quân nhà Trịnh phò vua Lê xưa, đã bắc cầu qua sông, tiến đánh nhà Mạc, được gọi là bến Ông Mạc. “Đại Việt sử ký toàn thư”, (NXB Văn hoá thông tin, 2004) chép: “Tháng 11, đại xá, đổi niên hiệu, lấy năm ấy là Hoàng Định năm thứ nhất (Lê Kính Tông) - làm cầu phao qua sông Cái ở bến Ông Mạc (trang 760, tập 2).

Đất Ông Mạc, bao gồm mấy làng Lương Yên - Lãng Yên xưa, (đất phố Lê Quý Đôn và Lương Yên ngày nay). Nơi đây là một gò đất cao. Bia chùa Thanh Nhàn dựng năm 1767 (Cảnh Hưng thứ 28) có đoạn ghi: Chùa toạ lạc ở Kinh đô, xứ đồng Ông Mạc có một gò đất từ xưa vẫn coi là một ngọn núi...”.

Nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thuý thì khẳng định điều này. Trong cuốn

“Người và cảnh Hà Nội”, ông viết: “Đường dọc thứ hai của vùng này là phố Lò Đúc, đi từ phố Phan Chu Trinh đến cửa ô Đống Mác. Xưa kia phố này có nhiều lò đúc đồng, sau chuyển lên Ngũ Xá. Người ta kể là tên Đống Mác từ tên là Mạc Đĩnh Chi mà ra, vì Ông Mạc có nhà riêng ở đây!” (trang 68). Chắc là cụ Thuý có đọc sách của Phạm Đình Hổ. Dân gian còn cho tên ô Đống Mác

là do từ thời quân Tây Sơn kéo ra Bắc, tiến đánh cửa ô này, giáo mác vứt lại thành đống. Từ đó, nơi đây có tên là ô Đống Mác.

Cửa ô Đống Mác đã mất hết hình tích cũ. Giờ qua đấy chỉ thấy phố, nhà mới san sát, đã thuộc đất nội thành quận Hai Bà Trưng... Cửa ô và thành đất đều đã xa từ lâu. Nhà cửa, hàng quán tấp nập đâu còn xứ đồng, cửa ô, trạm gác của lính triều đình xưa nữa.

2.1.2.5. Ô Cầu Dền

Từ ngã tư phía trước Trung tâm Thương mại Tràng Tiền ở đầu phố Hàng Bài, bên bờ Hồ Gươm, theo phố Hàng Bài (chừng 620m) rồi theo phố Huế (khoảng 1200m) và hết phố Huế, ta gặp ngã tư lớn – nối phố Huế – Bạch Mai (hướng Bắc Nam) và nối đường Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt (hướng Đông Tây) – có tên gọi lịch sử dân gian lâu đời là Cửa Ô Cầu Dền (hay Ô Cầu Dền), vì cắt ngang cuối phố Huế, từ xa xưa vẫn có con sông nhỏ, trên có bắc cầu với tên gọi là Cầu Dền, cũng vì vậy Cửa Ô lấy Cầu Dền làm tên gọi.

Tục truyền rằng, vùng này xưa kia (và thậm chí cho đến những năm 1945 – 1954) như là ranh giới giữa nội thành Hà Nội vói nông thôn Thanh Trì, con sông nhỏ dẫn nước thải từ nội thành ra, hai bên bờ có đất bãi phù sa, rau màu quanh năm xanh tốt. Trong đó có rau dền là nhiều hơn cả. Rau dền là một loại rau có từ lâu đời trên khắp mọi vùng của nước ta. Các nhà truyền giáo phương Tây đến Việt Nam các thế kỷ 16 – 17 đã biết đến loại rau này và họ đã đưa rau dền vào từ điển với âm đọc và chữ Việt như chúng ta đọc, viết ngày nay. Vì chiếc cầu bắc qua con sông hai bên bờ có nhiều rau dền nên gọi là Cầu Dền, và đến lượt xuất hiện Cửa Ô Cầu Dền.

Các tài liệu và bản đồ cũ cách đây 2 – 3 thế kỷ, chúng ta thấy rõ vị trí của địa danh này cố định và tồn tại khá lâu, ít ra là từ thế kỷ 18, khi còn là thành Thăng Long của vương triều Lê, và đặc biệt vào thế kỷ 19 khi Thăng Long đổi là Hà Nội dưới vương triều Nguyễn. Cầu Dền là một trong hơn 10 (có người tính là 13 hay 16) Cửa Ô trên toà thành đất đắp bao quanh kinh đô

Thăng Long ( Hà Nội), với đúng nghĩa của nó là cánh cổng, cửa để ra vào kinh thành, bảo vệ an ninh cho đô thị. Dưới vương triều Nguyễn, Cửa Ô Cầu Dền là cửa ô chính quan trọng nhất trên đường thiên lý từ Hà Nội đi về phía Nam (vào kinh đô Huế) và ngược lại.

Khu vực Cửa Ô Cầu Dền cũ bây giờ không còn dấu vết của quá khứ.

Cửa Ô Cầu Dền của Thăng Long – Hà Nội ngàn năm, như một kỷ niệm về Thăng Long – Hà Nội xưa

Ô Đồng Lầm

Giữa thế kỷ XIX trở về trước có một cửa ô gọi là Ô Kim Hoa, hay Ô Kim Liên, tên dân gian gọi là Ô Đồng Lầm. Đây chính là một cửa ô mở qua tường phía Nam của tòa thành đất vòng giữa bao bọc khu dân cư của Kinh thành Thăng Long về phía Đông. Trên địa phận của làng còn có địa danh Mộng Kiều là nơi diễn ra trận đánh giữa Vua Lê Tương Dực dẹp tan quân của Trần Cảo vào năm Canh Ngọ - 1510 mà sử cũ đã ghi.

Một phần của tài liệu Du lịch Năm cửa Ô Hà Nội (Trang 21 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w