Thực trạng du lịch năm cửa ô Hà Nội

Một phần của tài liệu Du lịch Năm cửa Ô Hà Nội (Trang 30 - 33)

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NĂM CỬA Ô

2.2. Thực trạng du lịch năm cửa ô Hà Nội

Tiềm năng về du lịch của Hà Nội phong phú đa dạng thuận lợi cho phát triển như vậy, song ngành du lịch đã phát triển như thế nào, có khai thác được tiềm năng du lịch hay không chúng ta sẽ xem xét thực trạng du lịch năm cửa ô Hà Nội.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hà Nội đã có nhiều cửa ô, con số các cửa ô thay đổi theo thời gian, Ô Đồng Lầm, Ô Cầu Dền, Ô Cầu Giấy hay Ô Đống Mác đã không còn nữa, và hiện nay chỉ còn lại một Ô Quan Chưởng. Ô Quan Chưởng đã thuộc về 1000 năm Thăng Long. Cái cửa ô đẹp trầm uy như thế, lại chỉ còn độc nhất ở Hà Thành, còn nguyên vẹn không sứt mẻ. Thời gian dường như chỉ càng làm tăng thêm vẻ cổ kính, nét mặc trầm của cửa ô. Hoàng Thành đã không còn, đã trầm tích sâu trong lòng đất và đã lại phát lộ, chỉ cái cửa ô này vẫn đứng với niềm kiêu hãnh của mình từ xa

xưa. Trước kiêu hãnh cùng người xưa, nay kiêu hùng cùng đoàn quân tiến vào giải phóng, cùng hậu thế Thăng Long.

Trong số 16 cửa ô Hà Nội xưa, người ta chỉ còn nhớ 5 cửa ô, gồm: Ô Quan Chưởng (gần chợ Đồng Xuân), Ô Đống Mác (quận Hai Bà Trưng), Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền (cắt ngang phố Huế) và Ô Cầu Giấy (bắc qua sông Tô).

Thế nhưng, trong 5 cửa ô ấy, cũng chỉ còn di tích lịch sử Hà Nội Ô Quan Chưởng tồn tại với thời gian.

Vị trí: Ô Quan Chưởng thuộc địa phận phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đặc điểm: Đây là cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long xưa.

Theo sử sách ghi lại, vào đời vua Lê Hiến Tông (1740 -1786) niên hiệu Cảnh Hưng, kinh thành Thăng Long có mười sáu cửa ô. Đến thế kỷ 20, trên sách báo chỉ còn nhắc đến tên của năm cửa ô, đó là: ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô Chợ Dừa, ô Đống Mác và ô Quan Chưởng.

“Ở đâu năm cửa ô chàng ơi

Sụng Nhị Hà mấy khỳc nơước chảy xuụi một dũng!”

Thực tế, hiện nay chỉ còn tồn tại duy nhất một cửa ô, đó là cửa ô Quan Chưởng.

Di tích Cửa ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), có tên chữ là Đông Hà Môn (cửa Đông Hà – cửa ô ở phường Đông Hà trước kia). Đây là cửa ô được mở qua tường phía đông của tòa thành đất bao quanh khu kinh thành Thăng Long xưa. Công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng này đã từng được trùng tu, sửa chữa hai lần, đó là vào năm Gia Long thứ 3 (1804) và năm Gia Long thứ 16 (1817), tuy nhiên, kiến trúc hiện nay là kết quả của lần sửa chữa vào năm 1804. Nơi đây đã trở thành điểm du lịch Hà Nộidành cho du khách khi muốn khám phá lịch sử đất Hà thành.

Người ta gọi cửa ô này là cửa ô Quan Chưởng là để ghi nhớ công lao và sự hy sinh của viên quan Chưởng Cơ – chỉ huy vệ binh, người Bắc Ninh, đã cùng với khoảng 100 binh lính nhà Nguyễn anh dũng chiến đấu chống quân Pháp khi chúng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất (1873) qua cửa ô Đông Hà.

Trong cuốn “Người và cảnh Hà Nội” của Hoàng Đạo Thúy, đã nói về lịch sử cửa ô Quan Chưởng rất rõ như sau: “Song song với Hàng Ðậu là Hàng Khoai. Dươới chợ là Phố Mới; đầu phố, chỗ gần bờ sụng cú cửa ụ Quan Chơưởng (cửa éụng Hà), cũn nguyờn cổng xõy cũ, đoạn này gọi là phố Hàng Chiếu. Trước khi Tây sang, tên Jean Dupuis (Ðồ Phổ Nghĩa) gây cơ sở ở đây cùng với bọn khách trú khi Francisco Garnier đánh thành thì một ông Chưởng Cơ, cùng một trăm chiến sĩ, đã giữ cửa này đến người cuối cùng!”

Cửa ô Quan Chưởng được thiết kế theo kiểu vọng lâu – một kiểu kiến trúc đặc trưng thời Nhà Nguyễn, có mặt trước hướng về phố Ô Quan Chưởng (tức phố Rue des Nattes en Joncs (Phố Hàng Chiếu Cói) – một con phố thời thuộc Pháp. Đây là nơi tập trung buôn bán chiếu cói, sản phẩm của những vùng ven biển như: Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, được người ta đưa lên Thăng Long – Hà Nội bằng đường sông), hướng về sông Hồng và phía đông, mặt sau hướng về phố Hàng Chiếu kéo dài và phía tây, bao gồm 2 tầng:

Tầng dưới có 3 cửa, một cửa nằm chính giữa, cao và rộng khoảng 3m, hai cửa phụ nằm ở hai bên, rộng khoảng 1.65m, cao 2.5m. Cả ba cửa đều được thiết kế theo kiểu vòm cuốn.

Tầng trên có vọng lâu 4 mái, thu nhỏ ngay tại vị trí phía trên nóc cửa chính, xung quanh có lan can trang trí các hình lục lăng, tứ giác, hoa thị. Ngày xưa, lính tuần thường đứng trên vọng lâu để quan sát xung quanh. Giữa phần trên nóc cửa chính và vọng lâu là một khung hình chữ nhật (cao gần 1m, rộng khoảng 3m), ở mặt trước có đắp nổi ba chữ Hán bằng mảnh sứ màu xanh:”

Đông Hà Môn”.

Nguyên liệu dùng để xây cửa ô Quan Chưởng là gạch vồ, đá, có kích thước khá lớn, tương tự như loại gạch dùng để xây tường ởVăn Miếu Quốc Tử Giám.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, di tích cửa ô Quan Chưởng đã bị xuống cấp. Ngày 3/6/2009, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt NaMichael Michalak và lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký biên bản tài trợ dự án bảo tồn di tích lịch sử ô Quan Chưởng của Hà Nội với tổng số kinh phí 74.500 USD. Được biết, dự án này đang được xúc tiến xây dựng và sẽ hoàn tất trước dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Theo kinh nghiệm du lịch Hà Nội cửa ô Quan Chưởng vừa là dấu tích vừa là một bằng chứng chứng minh tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta trong việc chống giặc ngoại xâm và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu Du lịch Năm cửa Ô Hà Nội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w