Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NĂM CỬA Ô
2.3. Đánh giá thực trạng về công tác tổ chức, quản lý để phát triển du lịch văn hoá
* Thuận lợi: Trong tình hình hiện nay khi mà ngành du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, thì việc nhà nước quan tâm tới phát triển du lịch văn hoá ngày càng nhiều hơn. Nhà nước đã ban hành các văn bản quản lý, đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hoá, đặc biệt là việc phong sắc hiệu và xếp hạng các di tích lịch sử, di sản văn hoá có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển du lịch văn hoá. Ngoài ra nhà nước còn cho thành lập các công ty du lịch với các hoạt động kinh doanh lữ hành đặc biệt là bán các tour du lịch văn hoá với mạng lưới và các chi nhánh văn phòng ngày càng rộng lớn trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng.
* Khó khăn: Trong thời gian qua, việc định hướng phát triển tràn lan, quản lý lỏng lẻo (ví dụ trong du lịch văn hoá thì việc công nhận xếp hạng các di tích lịch sử, di sản văn hoá) dẫn đến sự lộn xộn trong công tác du lịch làm thiệt hại cho nhà nước và những đơn vị kinh doanh du lịch văn hoá chính
thống. Hiện tượng trốn thuế kinh doanh, hoặc quá trình giành giật khách bằng mọi giá từ khâu dịch vụ xét cấp thị thực nhập cảnh, khâu vận chuyển ăn nghỉ... gây ra nhiều lộn xộn. Nhà nước chưa có sự đầu tư thích đáng cho việc bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử và di sản văn hoá. Nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đáng giá bị xuống cấp trầm trọng. Các di tích lịch sử văn hoá của đất nước có khách tham quan không được trông nom, tu bổ, ngược lại ngày càng bị phá huỷ nghiêm trọng. Chùa Một Cột - trong sử sách ghi rất to đẹp: cột bằng đá khảm nhiều màu sắc đường kính rộng hơn bây giờ rất nhiều, cao từ 5-7m trên đó có ngôi đền thờ được xây dựng từ đời vua Lý Nhân Tông nở trên một toà sen ngàn cánh nơi cho các nhà sư chay đàn tụng niệm, rồi hương sen dưới hồ, nơi cột đá được mọc lên giữa hồ, thơm ngát hoà lẫn trong mùi hương khói, thật thanh thản thoát tục. Với cái tên chùa Diên Hựu (Phúc ấm lâu dài). Chùa bây giờ chỉ còn cột xi măng cao 2m thấp, nhỏ giữa hồ cũng bé nhỏ phất phơ một vài bông sen, cánh bèo và ngôi chùa bé tí tẹo không phải nằm trên toà sen.
Hình Hồ Gươm luôn được gắn với rùa thiêng huyền thoại gần đây do quá trình tôn tạo chưa thật hợp lý đã làm diệt vong khá nhiều dòng giống của thần Kim Quy.
Gần đây do chạy theo nền kinh tế thị trường nhiều tư nhân cho đến các cấp quản lý đã vô tình phá đi sự tôn nghiêm và sự cân bằng tổng thể trong các sắc thái văn hoá đứng vững từ ngàn đời. Các khu phố cổ với những mẹt hàng bày bán lung tung làm mất đi cảnh quan của một khu phố từ lâu đã đi vào tiềm thức của biết bao thế hệ người Tràng An... Nhận thức, nét văn minh trách nhiệm với cộng đồng của con người Hà Nội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển du lịch văn hoá. Hình ảnh những chú bé đánh giày, các cô bé bán tập gấp chạy theo níu kéo các vị khách ngoại quốc cho đến những người ăn mày, ăn xin có mặt ở mọi lúc mọi nơi sẽ làm băng hoại đi truyền thống văn minh lịch sự kết tinh trong mỗi một con người Hà Nội. Để quản lý được tình
trạng trên đòi hỏi công tác tổ chức quản lý của các cấp, các ngành phải thật hợp lý.
Kết quả sản xuất kinh doanh du lịch văn hoá tại một số điểm văn hoá Hà Nội
Trong mấy năm qua, tuy đã phải trải qua nhiều khó khăn song hoạt động kinh doanh của ngành kinh doanh du lịch văn hoá cũng đã đạt được một số kết quả đáng kể.
- Số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam qua công ty ngày càng tăng nhưng tổng số ngày khách lưu trú có xu hướng tăng chậm hoặc giảm xuống:
- Kinh doanh du lịch ở Hà Nội đang có sự chuyển biến về chất từng bước trưởng thành, vươn lên vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế ở Hà Nội và tạo khả năng đóng góp lớn cho nguồn thu của ngân sách, tạo khả năng cân đối ngoại tệ của thành phố, góp phần tạo công ăn việc làm, thúc đẩy các ngành khai thác cùng phát triển.
- Doanh thu bình quân một lượt khách còn chưa cao do chất lượng dịch vụ chưa thật tốt, chưa đạt được những sản phẩm độc đáo, tương xứng với tài nguyên du lịch văn hoá ở Hà Nội. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh du lịch quốc tế.
- Mặt khác qua thực tế kinh doanh của các công ty du lịch cho thấy số khách quốc tế vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng lần thứ hai chưa nhiều.
Như ta đã thấy Hà Nội là thủ đô cổ kính, trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá, xã hội nên luôn luôn hấp dẫn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực châu á - Thái Bình Dương và Việt Nam đã ảnh hưởng đến lượng khách quốc tế đến Hà Nội.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nhà kinh doanh du lịch ở trong nước và quốc tế, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và Hà Nội sẽ không ngừng tăng nhanh và chủ yếu tập trung ở 3 khu vực sau:
- Châu á - Thái Bình Dương: bao gồm khách từ các nước Đài Loan, Hồng Kông, úc, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Philippin, Inđônêxia và thị trường rộng lớn nhất Nhật Bản và đặc biệt là Trung Quốc.
- Khu vực Tây Bắc Âu và Đông Âu: bao gồm khách từ các nước Đức, Pháp, Na Uy, Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Bỉ, Italia... và các nước Đông Âu. Tây Bắc Âu là khu vực có nguồn khách đến nước ta lớn thứ hai, trong đó đứng đầu là khách Pháp. Song, khả năng cạnh tranh khách trên khu vực này gặp một số khó khăn:
+ Đường bay từ các nước này đến Việt Nam vừa xa vừa đắt, lại ít đường bay trực tiếp, phải chuyển qua một số nước phát triển du lịch như Thái Lan, Singapore, Hồng Kông.
+ Thủ tục vào Việt Nam đối với khách của thị trường này còn nhiều phiền hà và dịch vụ phí khá đắt. Vì họ có thói quen đi du lịch không phải xin visa.
+ Phần lớn khách của những nước này thích đi tự do chứ không muốn đi theo các chương trình tuor.
+ Khách du lịch nội địa:
Nhu cầu du lịch nội địa của Hà Nội sẽ tăng nhanh vì Hà Nội là thủ đô của đất nước và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, sẽ ngày càng có tốc độ đầu tư và phát triển nhanh. Hà Nội là niềm tự hào của dân tộc. Do đó, nhu cầu thăm viếng thủ đô của nhân dân ta ngày một tăng. Năm 2000 số khách du lịch nội địa đến Hà Nội là hơn 450.000 người.
Ngoài ra, kinh tế Hà Nội sẽ phát triển nhanh chóng tạo điều kiện cho đời sống của nhân dân Hà Nội được cải thiện và nâng cao do đó nhu cầu nghỉ ngơi cuối tuần hoặc đi du lịch của nhân dân Hà Nội sẽ trở nên thường xuyên hơn, ngày càng nhiều.
+ Người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài:
Trong tương lai, bên cạnh nhu cầu đi du lịch trong nước, một số người có điều kiện sẽ phát sinh nhu cầu đi du lịch nước ngoài, thăm viếng người thân. Năm 2000 Hà Nội có số lượng người đi du lịch ngoài nước hơn 2000 người.
Trong hệ thống các chương trình du lịch của công ty điều hành hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay, các chương trình du lịch văn hoá chiếm tới trên 85%. Với các chương trình du lịch văn hoá này du khách có thể đi tham quan, nghiên cứu... nhiều điểm du lịch văn hoá trên mọi miền của đất nước. Qua đó du khách tìm hiểu được cuộc sống của người dân địa phương, được chiêm ngưỡng các vẻ đẹp của công trình văn hoá lịch sử kiến trúc... được thưởng thức những món ăn đậm đà tính dân tộc và được nghe những làn điệu dân ca, những câu hò, những bài hát của dân tộc, xem múa rối nước ở Nhà Hát Lớn... đó là chương trình du lịch văn hoá tinh thần hoặc các chương trình du lịch văn hoá mà trong đó có sự kết hợp giữa mục đích tham quan văn hoá với các loại hình du lịch khác như du lịch dã ngoại săn bắn.
Chương 3