Phân xưởng sản xuất chính được thiết kế gồm 2 tầng, nhà xưởng theo kết cấu nhà công nghiệp đó là: nhà kiểu lắp ghép bằng thép, có tường bao là gạch bề dày 300 mm, trần nhà lợp tôn chống nhiệt, và các hệ thống thông gió tự nhiên được phân bố xung quanh nhà máy.
Bên trong phân xưởng có lắp các sàn riêng biệt để các giàn máy ly tâm, máy sấy,… tùy thuộc vào tính yêu cầu cũng như lợi dụng tính tự chảy để giảm số lượng bơm.
Cấu trúc nhà:
- Chọn bước cột (B): Là khoảng cách giữa hai trục định vị ngang nhà, B = 6m. Gồm 13 bước cột chiều dài nhà là 13 x 6 = 78 m.
- Nhịp nhà (L): Chọn nhà có 1 nhịp, chiều rộng nhà là 36 m. Lưới cột : 6 x 6 m
- Chiều cao nhà (H): Nhà gồm 2 tầng.
+ Chiều cao tầng 1: 7,20 m.
+ Chiều cao tầng 2: 10,40 m.
+ Mái nhà: 3,34 m. Vậy tổng chiều cao 20,94 m.
Kích thước phân xưởng sản xuất chính: L x W x H = 78 x 36 x 20,94 (m).
7.2.2. Các phân xưởng sản xuất phụ 7.2.2.1. Khu lò hơi
Khu lò hơi thường đặt cuối hướng gió chủ đạo nên được xây dựng sau khu sản xuất chính. Trong nhà máy khu lò hơi được bố trí ngay sau khu vực ép.
Kích thước khu lò hơi là:
L x W x H = 24 x 16 x 12 (m).
7.2.2.2. Nhà kiểm tra chữ đường L x W x H = 9 x 7 x 4 (m).
7.2.2.3. Nhà cân mía
Lắp kính 4 mặt để quan sát, với 2 bàn cân.
Kích thước nhà cân:
L x W x H = 12 x 6 x 6 (m).
7.2.2.4. Bãi mía
Bãi mía tính dự trữ cho 3 ngày. Chiều cao đống mía chất được 6 m.
Chọn hệ số chứa đầy: = 0,8. Với giả thiết 1 (m3) mía tải nặng 1 tấn.
Diện tích bãi mía: mía: S = 4340 × 36 × 0,8 = 2712,5 (m2).
Chọn kích thước bãi mía:
L x W = 85 x 32 (m).
7.2.2.5. Khu xử lý mía
Chiều dài phải đảm bảo dài ít nhất bằng chiều dài băng tải mía vào và độ rộng phải lớn hơn độ rộng của băng tải mía.
Do đó ta chọn kích thước khu xử lý mía:
L x W x H = 36 x 10 x 6 (m).
7.2.2.6. Phân xưởng cơ khí
L x W x H = 18 x 12 x 6 (m).
7.2.2.7. Kho chứa vôi và hòa vôi - Kho chứa vôi:
Số lượng vôi dùng trong ngày: 3,47 tấn/ngày [CBVC]. Dự trữ trong 30 ngày, nên số lượng vôi chứa trong kho: 104,10 tấn.
Giả thiết 1 m3 chứa được 10 bao 50 kg, với hệ số chứa đầy là = 0,9.
Vậy thể tích kho chứa vôi: V= 104,10 × 103
10 × 50 × 0,9= 231,33 (m3).
Kho có khả năng chất cao 3 m. Vậy diện tích kho chứa vôi:
S = 231,33
3 = 77,11 (m2).
Diện tích kho chứa vật tư lấy bằng 1/3 diện tích kho chứa vôi:
Skvt = 77,11
3 = 25,70 (m2).
Tổng diện tích kho chứa vôi và vật tư là: Sk = 77,11 + 25,70 = 102,81 (m2).
Chọn kho có kích thước:
L x W x H = 15 x 7 x 6 (m).
7.2.2.8. Khu phát điện dự phòng L x W x H = 12 x 10 x 6 (m).
7.2.2.9. Trạm biến áp
Diện tích thường lấy 9 – 16 m2, chọn 16 m2 [6].
L x W x H = 4 x 4 x 6 (m).
7.2.3. Các công trình hành chính, văn hóa, phục vụ công nhân 7.2.3.1. Nhà hành chính
- Ban giám đốc: 4 người × 24 (m2/người) = 96 (m2).
- Ngoài ban giám đốc, có thêm 31 cán bộ - kỹ thuật:
31 người x 4 (m2/người ) = 124 (m2).
- Phòng họp: 54 (m2).
- Phòng truyền thông: 54 (m2).
- Phòng đoàn thể: 48 (m2).
- Phòng lưu trữ: 36 (m2).
- Phòng y tế: 36 (m2).
Tổng cộng: 448 (m2).
Chọn thiết kế nhà 2 tầng, kích thước: L x W x H = 25 x 10 x 10 (m).
7.2.3.2. Nhà ăn
Tính cho 2/3 số công nhân trong ca đông nhất, tiêu chuẩn 2,25 (m2/người) [6].
Diện tích cần xây dựng: 186 × 2,25 × 2/3 = 279 (m2).
Chọn kích thước nhà ăn: L x W x H = 25 x 12 x 4,5 (m).
7.2.3.4. Hội trường
Tổng số nhân viên trong nhà máy là 383 người.
Tính trung bình mỗi người chiếm 0,8 (m2), tính thêm 100 (m2) sàn diễn hội trường.
Diện tích là: 398 × 0,8 + 100 = 418,40 (m2).
Thiết kế nhà trệt: L x W x H = 30 x 14 x 6 (m).
7.2.3.5. Nhà tắm và vệ sinh
Tính 60% số công nhân đông nhất trong ca, với tiêu chuẩn 7 người/vòi. Phòng có kích thước: 1,2 x 1,2 x 4 (m) [6].
Số lượng nhà tắm: 0,6 × 186/7 = 16 (nhà).
Diện tích nhà tắm là: 16 × 1,2 × 1,2 = 23,04 (m2). Chọn 24 m2.
Nhà vệ sinh, lấy bằng 1/2 số nhà tắm với kích thước 1,2 × 1,2 × 4 (m) = 11,52 m2. Chọn 12 m2. Tổng diện tích nhà tắm và vệ sinh là 36 m2.
Chọn L x W x H = 7 x 6 x 4 (m).
7.2.4. Kho chứa đường thành phẩm
Lượng đường sản xuất được trong ngày là: 448,72 (tấn/ngày) [Bảng 4.6.CBVC].
Chọn thời gian lưu kho là 7 ngày.
Giả thiết 1 m3 kho chứa được 10 bao 50 kg. Thể tích sử dụng của kho với = 0,8.
Vkho = 7 × 448,72 × 103
10 × 0,8 × 50 = 7852,6 (m3).
Kho có khả năng chất cao 4 (m), do đó diện tích kho cần xây dựng:
Skho = 7852,6
4 = 1963,15 (m2).
Chọn kích thước kho: L x W x H = 67 x 30 x 8 (m).
7.2.4.2. Bể mật rỉ
Bể có khả năng chứa mật rỉ trong 15 ngày sản xuất liên tục, chọn hệ số = 0,8.
Lượng rỉ trong ngày: 178,26 tấn/ngày [Bảng 4.6.CBVC].
Với Bx = 84 %, khối lượng riêng của mật rỉ: d = 1,443 tấn/m3. Thể tích bể chứa: V = 178,26 × 15
1,443 × 0,84 = 2205,97 (m3).
Sử dụng 3 bể hình trụ như nhau, đường kính bể D = 12(m).
Chiều cao: H = 4 × V
2 × π × D2 = 4 × 2205,97
2 × π × 122 = 9,75 (m).
Kích thước mỗi bể: D x H = 12 x 9,75 (m).
7.2.4.3. Nhà chứa dụng cụ cứu hỏa L x W x H = 6 x 6 x 4 (m).
7.2.4.4. Kho vật tư
L x W x H = 12 x 10 x 6 (m).
7.2.4.5. Nhà bảo vệ
Chọn 2 phòng bảo vệ với kích thước phòng: L x W x H = 6 x 4 x 4 (m).
7.2.4.6. Nhà để xe ô tô
Nhà máy mua 2 xe hành chính và 22 xe vận tải để chủ động trong việc vận chuyển, còn lại thuê xe hợp đồng. Theo tiêu chuẩn xe ôtô vận tải cần 1827 (m2/chiếc). Chọn 25 (m2), hệ số chứa đầy 0,7.
Snhà để xe = 857,14 7
, 0
25 24 =
(m2).
Chọn kích thước: L x W x H = 45 x 20 x 6 (m).
7.2.4.7. Nhà để xe CBCNV
Tính cho số người làm việc cho 1 ca đông nhất: 186 người. Diện tích cho 2 xe máy là 1,5 m2. Chọn hệ số chứa đầy là = 0,8.
Diện tích nhà để xe: Sxe máy = 186 × 1,5
2 × 0,8 = 174,38 (m2).
Chọn kích thước: L x W x H = 20 x 10 x 4 (m).
7.2.4.8. Bãi chứa xỉ L x W = 10 x 8 (m).
7.2.4.9. Bãi chứa bã mía
L x W x H = 15 x 12 x 8 (m).
7.2.5. Các công trình khác 7.2.5.1. Nhà làm mềm nước
L x W x H = 12 x 6 x 6 (m).
7.2.5.2. Bể lắng
Lượng nước cần lắng hàng ngày bằng lượng nước nhà máy cần được cung cấp bằng 744% so với mía [18].
Lượng nước cần lắng hằng ngày: 7,44 x 4340 = 32289,60 (tấn/ngày).
Lấy thời gian lưu trong bể là 4h, hệ số chứa đầy là = 0,85. Chọn chiều cao của bể là 6 (m).
Với = 1000 (kg/m3) Diện tích bể lắng là: S= 32289,60 × 4 × 1000
24 × 1000 × 0,85 × 6 =1055,22 (m2).
Chọn 2 bể lắng suy ra diện tích mỗi bể là 527,61 m2.
Chọn chiều dài bể L = 24 (m), chiều rộng W = 527,61
24 = 21,98 ≈ 22 (m).
Chọn 2 bể lắng với kích thước mỗi bể là: L x W x H = 24 x 22 x 6 (m).
7.2.5.3. Bể lọc
Lượng nước lọc trong ngày = 177% so với mía [18].
Lượng nước lọc = 1,77 x 4340 = 7681,80 (tấn/ngày).
Chọn chiều cao bể 4m. Hệ số chứa đầy = 0,45. Chọn 2 bể lọc.
Ta có diện tích mỗi bể lọc: S = 7681,80 × 1000
24 × 1000 × 4 × 0,45 × 2= 88,91 (m2).
Kích thước mỗi bể: L x W x H = 12 x 8 x 4 (m).
7.2.5.4. Bể chứa nước lọc
Lượng nước chứa trong 1 ngày 7681,80 tấn suy ra lượng nước chứa trong 4h là:
7681,80/24 × 4 = 1280,30 tấn = 1280,30 m3. Chọn hệ số chứa đầy là 0,85
Thể tích bể chứa: V = 1280,30 /0,85 = 1506,24 m3. Chọn 2 bể chứa hình trụ có đường kính D = 10 m.
Chiều cao hình trụ là: H = 4V/(2π × D2) = 4 × 1506,24 /(2 × 3,14 × 102) = 9,59 m.
Chọn kích thước bể: D × H = 10 × 9,59 m.
7.2.5.5. Trạm bơm nước
L x W x H = 6 x 4 x 5 (m).
7.2.5.6. Công trình xử lý nước thải L x W = 40 x 20 (m).
7.2.5.7. Khu đất mở rộng
Diện tích đất mở rộng khoảng 70 - 100% diện tích phân xưởng chính.
Kích thước: L×W = 57x 28 m.
Vậy tổng diện tích công trình xây dựng cơ bản = 14754,90 (m2).