CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.2.1. Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng
2.2.1.1. Quy trình cho vay tiêu dùng của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .
"Quy trình nghiệp vụ Tín dụng khách hàng cá nhân" do Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương ban hành ngày 31/12/2001 quy định về quy trình xử lý các bước trong một quá trình cấp tín dụng cho một khách hàng cá nhân
nhằm đảm bảo tính chất nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, tuân thủ các quy định của pháp luật.
Qui trình cho vay đối với các món vay tiêu dùng gồm 8 bước và được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt khoản vay.
- Bước1: Tìm kiếm, tiếp nhận nhu cầu, thông báo cho khách hàng biết các chính sách cho vay mà SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện đang áp dụng, tư vấn hồ sơ và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Bộ hồ sơ vay vốn bao gồm các tài liệu được phân nhóm sau:
+ Hồ sơ pháp lý + Hồ sơ khoản vay + Hồ sơ tài sản đảm bảo
+ Các hồ sơ khác có liên quan.
- Bước2: Thẩm định khoản vay.
+ Thẩm định khách hàng: Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, tư cách người vay.
+ Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, ngành kinh doanh: mục đích vay vốn, tính khả thi, hiệu quả; nguồn trả nợ, khả năng trả nợ.
+ Thẩm định nguồn trả nợ và khả năng trả nợ.
+ Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay: thẩm định tài sản đảm bảo, điều kiện tài sản đảm bảo và giá trị tài sản đảm bảo, xác định các biện pháp bảo đảm bằng tài sản.
Sau đó, CBTD lập tờ trình thẩm định. Nếu không đủ điều kiện cho vay thì cũng không báo ngay cho khách hàng bằng văn bản.
Cán bộ hỗ trợ tín dụng kiểm tra lại điều kiện, hồ sơ vay vốn của khách hàng, chấm lại điểm tín nhiệm khách hàng và nêu ý kiến khác (nếu có).
- Bước3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn và phán quyết cho vay.
CBTD tiếp nhận hồ sơ và trình hồ sơ vay vốn cho trưởng phòng Khách hàng cá nhân/ Giám đốc chi nhánh cấp 1,2 lấy ý kiến về khoản vay. Mức phán
quyết và thẩm quyền ký duyệt tín dụng sẽ được HĐQTT và Tổng giám đốc ban hành theo từng thời kỳ áp dụng đối với mỗi đơn vị cho vay.
+ Đồng ý cho vay: Giám đốc đơn vị cho vay ghi rõ đồng ý cho vay, các điều kiện cho vay (nếu có), có thể ghi thêm yêu cầu về điều kiện trước khi giải ngân.
+ Yêu cầu tái thẩm định: Một số trường hợp nhằm tăng độ tin cậy của các nội dung cần thẩm định Giám đốc đơn vụ cho vay có thể yêu cầu chuyển qua Phòng quản lí tín dụng các cấp thực hiện tái thẩm định.
+ Từ chối cho vay: Trong trường hợp này, Giám đốc đơn vị cho vay ghi rõ lý do không đồng ý cho vay và chuyển lại cho CBTD để lập thông báo gửi khách hàng.
Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay.
- Bước 4: Lập, đàm phán và kí kết các hợp đồng liên quan đến việc cấp tín dụng.
Khi khoản vay được phê duyệt đồng ý cho vay cùng các điều kiện có liên quan, CBTD tiến hành soạn thảo các hợp đồng và giấy tờ liên quan đến giải ngân.
+ Hợp đồng tín dụng.
+ Hợp đồng thế chấp/ Cầm cố/ Bảo lãnh bằng tài sản.
+ Giấy đề nghi vay vốn kiêm khế ước nhận nợ.
Trường hợp có phản hồi từ khách hàng về việc không đồng ý hoặc không rõ các điều khoản trong hợp đồng thì CBTD trao đổi thêm với khách hàng để làm rõ, nếu khách hàng chưa đồng ý thì báo cáo trưởng phòng khách hàng cá nhân giải quyết.
Đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp, cầm cố trong trường hợp thoả thuận là Ngân hàng đăng ký.
Giám đốc đơn vị cho vay ký hợp đồng.
Giao nhận giấy tờ, tài sản bảo đảm tiền vay.
- Bước 5: Kiểm tra hồ sơ giải ngân và trình duyệt giải ngân.
- Bứoc 6: Giải ngân.
Sau khi hồ sơ tín dụng đã hoàn tất, các bộ phận liên quan tiến hành thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng phù hợp với quyết định của ban tín dụng.
- Bước 7: Giám sát và theo dõi khoản vay.
Cán bộ hỗ trợ tín dụng thường xuyên quản lý, theo dõi khoản vay trên máy tính và trên sổ theo dõi khách hàng để cập nhật thông tin và đôn đốc khách hàng thực hiện đúng theo các cam kết.
CBTD kiểm tra khách hàng vay vốn, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm của khoản vay và các giấy tờ sổ sách có liên quan.
Thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh.
- Bước 8: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, giải chấp, lưu hồ sơ.
2.2.1.2. Đối tượng cho vay và điều kiện cho vay.
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho vay tiêu dùng đối với tất cả các cá nhân và hộ gia đình thoả mãn những điều kiện nhất định của ngân hàng. Cụ thể khách hàng vay tiêu dùng tại SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phải thoả mãn những điều kiện sau:
- Có hộ khẩu thường trú (hoặc diện KT3) tại cùng địa bàn hành chính Tỉnh, thành phốn nơi có trụ sở hoặc các chi nhánh của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Cá nhân, chủ hộ hoặc người đại diện cho chủ hộ của hộ gia đình trong giao dịch với SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phải có đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có vốn tự có tham gia vào phương án vay vốn.
- Có nguồn thu ổn định đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Thực hiện việc bảo đảm tiền vay phù hợp với quy định của pháp luật và của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.