CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
3.1.1. Những kết quả đạt được.
Hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả khả quan.
Thứ nhất là hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển mạnh và ngày càng có xu hướng mở rộng.
Thứ hai là về chất lượng các khoản tín dụng tiêu dùng. Hoạt động cho vay tiêu dùng được mở rộng nhưng chất lượng các khoản vay cũng được đảm bảo an toàn thông qua tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp mặc dù đây là loại hình cho vay có độ rủi ro cao.
3.1.2. Hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
3.1.2.1. Hạn chế còn tồn tại.
Mặc dù hoạt động cho vay tiêu dùng của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế.
Thứ nhất là, mặc dù qui mô cho vay tiêu dùng năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ vẫn còn thấp, năm cao nhất mới chỉ chiếm 24,6%. Trong khi đó, ở các nước phát triển, cho vay tiêu dùng thường chiếm khoảng từ 30%- 40% tổng dư nợ của NHTM.
Với một mạng lưới rộng khắp, đội ngũ nhân viên đông đảo, công nghệ ngân hàng từng bước hiện đại, SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng.
Thứ hai là SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện nay mới chỉ chủ yếu cho vay đối với khách hàng có tài sản đảm bảo. Cho vay tín chấp mới chỉ được áp dụng với cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng, cơ quan Nhà nước, cán bộ nhân viên tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ở đây sự tín chấp phải do cơ quan tổ chức đứng ra bảo lãnh cho khoản vay chứ không phải do sự bảo lãnh của cá nhân nào. Do đó đã hạn chế một số lượng khách hàng không tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng.
Thứ ba là trong trường hợp cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo để mua nhà mới: Đây là trường hợp ngân hàng cho khách hàng vay tiền để mua nhà mới, ngôi nhà cũ là tài sản thế chấp đồng thời là nguồn trả nợ. Mục đích sử dụng tiền vay trên hợp đồng tín dụng là mua nhà mới nhưng trên thực tế khách hàng có thể sử dụng tiền vay được để kinh doanh nhà đất hay còn gọi là đầu cơ nhà đất. Nếu giá trị của ngôi nhà cũ giảm đi nhiều hơn so với dự tính hoặc không có người mua nhà thì người vay sẽ không có khả năng trả nợ.
Thực tế này khiến cho ngân hàng hạn chế loại cho vay này nhưng lại cản trở người có nhu cầu đổi nhà thực sự có thể tiếp cận nguồn vốn.
Thứ tư là sản phẩm cho vay tiêu dùng còn nghèo nàn mang tính chất truyền thông, thông dụng như cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô, cho vay hỗ trợ tài chính du học, chưa có các sản phẩm độc đáo mang nét riêng của Ngân hàng hay các sản phẩm cho vay tiêu dùng có chất lượng cao.
3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất do môi trường hoạt động còn nhiều khó khăn. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và chỉ có khu vực thành thị người dân mới có nhu cầu sử dụng thường xuyên dịch vụ ngân hàng có khả năng chi trả.
Thứ hai là do chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác. Đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh với số vốn tự có lớn, công nghệ mạnh và thường được ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước và các chi nhanh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vốn là các ngân hàng rất mạnh trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng cá nhân trong đó có cho vay tiêu dùng.
Thứ ba là vốn chủ sở hữu nhỏ, nguồn vốn chưa ổn định, hơn nữa, tốc độ tăng trưởng tín dụng còn chậm so với tốc độ tăng của nguồn vốn trong khi đó thu từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng.
Thứ tư là mạng lưới chi nhánh còn ít vì nên đã hạn chế việc giới thiệu phân phối sản phẩm tiêu dùng rộng khắp, thu hút các khách hàng nhỏ lẻ trong cả nước khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng người dân ngày càng tăng.
Thứ năm là, chính sách cho vay tiêu dùng chưa được quan tâm.
Do mới được thành lập, ngân hàng còn thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn bền vững, cũng như chưa quan tâm thích đán đến đối tượng khách hàng này. Hơn nữa ngân hàng chưa có phương pháp thực thi chiến lược cho vay tiêu dùng thông qua phối hợp giữa các hoạt động marketing, quảng cáo, thiết kế tổ chức… Ngân hàng chưa xây dựng định hướng cụ thê cho nhóm khách hàng này, do đó chưa có kế hoạch cụ thể nghiên cứu nhu cầu của khách hàng cũng như xây dựng chính sách có liên quan trực tiếp đến lợi ích khách hàng cá nhân.
Thứ sáu là công tác marketing còn chưa mạnh chưa chuyên nghiệp.
Ngân hàng chưa có một kế hoạch dài hạn nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu nhu cầu của khách hàng , đối thủ cạnh tranh, đánh giá các sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm cũng như mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.