Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam (Trang 31 - 37)

1.2. Phát triển mua bán – sáp nhập trong ngân hàng

1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng

Chỉ tiêu về số lượng và giá trị thương vụ

Trong cuốn “Valuation for Merger, Buyout, and Restructuring” của Giáo sư Enrique R. Arzac, Đại học Columbia xuất bản năm 2004 đề cập đến việc đo lường sự

22

phát triển của hoạt động mua bán - sáp nhập hay sự tăng trưởng của các thương vụ mua bán - sáp nhập như sau: [18]

Chỉ tiêu về số lượng hoặc chỉ tiêu về giá trị thương vụ thường được dùng để đánh giá sự phát triển của hoạt động này trên thị trường. Số lượng các thương vụ M&A càng lớn chứng tỏ nhiều ngân hàng quan tâm, thực hiện thương vụ mua bán trên thị trường. Bên cạnh đó, giá trị các thương vụ M&A càng lớn thể hiện sức hấp dẫn của hoạt động M&A đối với các ngân hàng khi họ bỏ nhiều vốn hơn cho các thương vụ mua bán.

Sự tăng lên của số lượng thương vụ hay giá trị thương vụ có thể đo bằng mức tăng trưởng tuyệt đối và tương đối về số lượng hay về giá trị. Sự gia tăng tuyệt đối được xác định là mức chênh lệch về số lượng hay giá trị thương vụ giữa hai thời kỳ cần so sánh.

Công thức 1.1. Tăng trưởng tuyệt đối số thương vụ M&A

Với:

 Số vụ M&A năm t: Số thương vụ mua bán, sáp nhập năm cần so sánh

 Số vụ M&A năm t-1: Số thương vụ mua bán, sáp nhập năm trước năm so sánh Tăng lên tương đối hay tốc độ gia tăng của các thương vụ được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa số lượng hoặc giá trị của các thương vụ tại thời điểm hiện tại so với số lượng hay giá trị của thương vụ kỳ trước chia cho số lượng hay giá trị thương vụ kỳ trước. Tốc độ gia tăng của các thương vụ M&A được thể hiện bằng đơn vị %.

Công thức 1.2. Tăng trưởng tương đối số thương vụ M&A

Nếu các chỉ tiêu được tính toán thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước, điều đó chứng tỏ hoạt động mua bán - sáp nhập đang phát triển. Và ngược lại nếu các chỉ tiêu tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của hoạt động mua bán - sáp nhập kỳ sau thấp hơn kỳ trước, điều này chứng tỏ có sự giảm sút về số lượng của các thương vụ khi so sánh hai thời kỳ với nhau.

Chỉ tiêu về chất lượng thương vụ [8]

Ngoài việc đánh giá sự phát triển của hoạt động mua bán – sáp nhập bằng chỉ tiêu về số lượng hoặc chỉ tiêu về giá trị thương vụ, Giáo sư Enrique R. Arzac (2004) cũng nói đến các chỉ tiêu trong cuốn “Valuation for Merger, Buyout, and Restructuring” để đánh giá chất lượng một thương vụ mua bán – sáp nhập trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trước và sau giao dịch mua bán – sáp

Thang Long University Library

23

nhập. Một số nhóm chỉ tiêu quan trọng được xem xét gồm hệ số về khả năng sinh lời, hệ số về cơ cấu tài chính của ngân hàng và hệ số rủi ro tín dụng.

Tăng trưởng vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, nó thực hiện một số chức năng không thể thay thế đó là: cung cấp nguồn lực ban đầu cho ngân hàng có thể duy trì hoạt động khi ngân hàng mới thành lập, là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, phòng ngừa rủi ro kinh doanh cho ngân hàng. Vốn chủ sở hữu bao gồm: Nguồn vốn hình thành ban đầu (được coi như vốn điều lệ của ngân hàng), nguồn từ lợi nhuận, nguồn bổ sung từ việc phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm, các quỹ khác.

Công thức 1.3. Tăng trưởng vốn chủ sở hữu

Tùy vào chủ thể ngân hàng cần đánh giá:

 VCSH trước M&A là vốn của ngân hàng bên mua (đối với mua lại hoặc sáp nhập) hoặc một trong những ngân hàng cần đánh giá (đối với hợp nhất).

 VCSH sau M&A là vốn của thực thể ngân hàng còn lại sau khi tiến hành mua bán – sáp nhập.

Nếu chỉ tiêu tăng trưởng vốn chủ sở hữu > 0, tức ngân hàng đạt được kỳ vọng tăng nguồn vốn chủ sở hữu từ việc thực hiện thương vụ M&A. Điều này chứng tỏ việc thực hiện M&A đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tăng trưởng doanh thu

Doanh thu của NH bao gồm tiền lãi thu về khi cho vay tín dụng (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), tiền lãi khi cho các tổ chức tín dụng khác vay, thu lãi tiền gửi tại NH nhà nước. Thu từ các hoạt động dịch vụ như các phí thanh toán qua NH cho các tổ chức kinh tế và cá nhân. Thu từ các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng, thu từ chênh lệch tỷ giá. Thu tiền lãi góp vốn với các đơn vị khác, thu từ hoạt động mua bán nợ.

Công thức 1.4. Tăng trưởng doanh thu

Tùy vào chủ thể ngân hàng cần đánh giá:

 Doanh thu trước M&A là doanh thu của ngân hàng bên mua (đối với mua lại hoặc sáp nhập) hoặc một trong những ngân hàng cần đánh giá (đối với hợp nhất).

24

 Doanh thu sau M&A là doanh thu của thực thể ngân hàng còn lại sau khi tiến hành mua bán – sáp nhập.

Chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu phản ánh tốc độ tăng của doanh thu thời kỳ trước và sau khi ngân hàng tiến hành mua bán - sáp nhập. Nếu chỉ tiêu > 0, tức doanh thu của ngân hàng sau sáp nhập cao hơn doanh thu giai đoạn trước sáp nhập. Điều này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng khả quan hơn. Ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao có nghĩa sau khi thực hiện M&A đang phát triển mạnh, thị phần tăng hoặc đang mở rộng kinh doanh sang các thị trường mới.

Tăng trưởng lợi nhuận ròng

Công thức 1.5. Tăng trưởng lợi nhuận ròng

Tùy vào chủ thể ngân hàng cần đánh giá:

 Lợi nhuận ròng trước M&A là lợi nhuận của ngân hàng bên mua (đối với mua lại hoặc sáp nhập) hoặc một trong những ngân hàng cần đánh giá (đối với hợp nhất).

 Lợi nhuận ròng sau M&A là lợi nhuận của thực thể ngân hàng còn lại sau khi tiến hành mua bán – sáp nhập.

Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận ngân hàng giai đoạn trước và sau khi M&A. Chỉ tiêu này còn là cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động mua bán - sáp nhập bởi nó thể hiện kết quả tài chính mà ngân hàng đạt được khi so sánh giai đoạn trước sáp nhập và sau sáp nhập. Ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao có nghĩa sau M&A kinh doanh rất tốt, và có khả năng quản lý chi phí hiệu quả. Tỷ lệ này phản ánh một cách gián tiếp về chất lượng, giá trị của thương vụ đem lại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng sau M&A.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – ROE

Công thức 1.6. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cho biết bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh

Thang Long University Library

25

của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Chỉ số này thường được xem xét, đánh giá so sánh giai đoạn sau M&A và trước M&A.

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản – ROA

Công thức 1.7. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một ngân hàng so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản. Tài sản của một ngân hàng thì được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì ngân hàng đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Chỉ số này thường được xem xét, đánh giá so sánh giai đoạn sau M&A và trước M&A.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Công thức 1.8. Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay, bao nhiêu đồng vốn đang được tính toán và phân loại vào nợ quá hạn trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Nếu tỷ lệ này thấp so với các năm trước sẽ cho thấy chất lượng của các khoản tín dụng được cải thiện. Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá một thương vụ M&A có thành công hay không. Nếu chủ thể ngân hàng sau M&A giữ được tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp và ổn định sẽ làm tăng uy tín, niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng, tăng khả năng huy động vốn, xa hơn là quản lý rủi ro thanh khoản được nâng cao, đóng góp không nhỏ vào sự ổn định của nền kinh tế.

Tỷ lệ nợ xấu

Công thức 1.9. Tỷ lệ nợ xấu

26

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Nếu tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ. Tỷ lệ nợ xấu luôn là chỉ tiêu hàng đầu khi xem xét, đánh giá ngân hàng sau M&A vì nó tác động trực tiếp đến khả năng sinh lời của ngân hàng vốn thu nhập chủ yếu từ nguồn lãi vay. Do đó, khi thực hiện hoạt động M&A các chủ thể ngân hàng cần có những đánh giá cụ thể và chi tiết về tỷ lệ nợ xấu cũng như kiểm soát tỷ lệ này ở mức độ an toàn nếu như muốn thực hiện một thương vụ M&A thành công.

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR) Công thức 1.10. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu

Trong đó: Vốn cấp I (vốn nòng cốt) và vốn cấp II (vốn bổ sung). Ngoài yêu cầu đảm bảo cho CAR từ 9% trở lên (theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN), các ngân hàng còn phải đảm bảo tổng vốn cấp II không được vượt quá 100% vốn cấp I.

Tỉ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.

Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Việc phát triển M&A cũng là một trong những biện pháp để tăng vốn tối thiểu đáp ứng được tiêu chí của Basel II đang được dần hoàn thiện trong việc quản lý rủi ro.

Ngoài các chỉ tiêu về nghiệp vụ, cũng có thể sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá một thương vụ M&A như:

Tăng trưởng thị phần

Công thức 1.11. Tỷ lệ tăng trưởng thị phần

Chỉ số này càng cao càng thể hiện thị phần sau M&A của ngân hàng tăng lên, đánh giá khả năng bao phủ thị trường của sản phẩm – dịch vụ của ngân hàng. Việc

Thang Long University Library

27

tăng trưởng thị phần cũng sẽ giúp ngân hàng hoạt động của ngân hàng hiệu quả hơn và rủi ro cũng giảm khi mà ngân hàng có thêm nhiều nguồn thu từ các khách hàng khác nhau hoặc các khách hàng ở những phân đoạn khác nhau. Như vậy, phát triển hoạt động M&A giúp cho các ngân hàng có nhiều đối tượng khác hàng hơn ở nhiều loại thị trường hơn từ đó kết quả kinh doanh cải thiện đồng thời phân tán rủi ro ra nhiều đoạn thị trường khác nhau.

Tăng trưởng số lượng loại hình dịch vụ

Công thức 1.12. Tăng trưởng số lượng loại hình dịch vụ

Chỉ số này càng cao càng thể hiện việc mua bán sáp nhập mang lại cho ngân hàng thêm nhiều loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Có thể nói, trong một môi trường cạnh tranh, một ngân hàng cần phải cung cấp nhiều sản phẩm hay dòng sản phẩm với đặc thù, bởi vì sản phẩm đó có thể phục vụ cho rất nhiều khách hàng khác nhau kể cả ở những phân đoạn khác nhau. Do đó, hoạt động M&A không chỉ làm tăng thị phần mà còn giúp cho ngân hàng sau M&A có thêm được nhiều loại hình dịch vụ để cung cấp cho khách hàng và rủi ro của ngân hàng cũng sẽ được hạn chế bởi nguồn thu sẽ được gia tăng từ các sản phẩm dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, các ngân hàng cần có một chiến lược cụ thể khi kết hợp các dịch vụ mới sau M&A để tránh việc xung đột giữa tính năng của dịch vụ mới và cũ.

Tăng trưởng số lượng chi nhánh

Công thức 1.13. Tăng trưởng số lượng chi nhánh

Chỉ số này càng cao thể hiện sự tăng lên về mở rộng thị trường theo vùng địa lý.

Nhìn chung, động cơ quan trọng hàng đầu cho các thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng là mở rộng thị trường. Khi mở rộng các chi nhánh thì hiệu quả hoạt động được gia tăng và rủi ro ngân hàng giảm khi kinh doanh với các đồng tiền khác nhau, ở các nền kinh tế khác nhau, môi trường lãi suất khác nhau... Do vậy, sau M&A số lượng chi nhánh tăng lên làm tăng sự ảnh hưởng của ngân hàng lên nhiều vùng địa lý khác nhau, cơ hội tăng trưởng doanh thu đồng thời cũng phân tán rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển hoạt động mua bán - sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)