1.2. Phát triển mua bán – sáp nhập trong ngân hàng
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới mua bán – sáp nhập trong ngân hàng
Thể chế- Luật pháp (Political)
28
Đối với mọi hoạt động kinh doanh nói chung và đối với hoạt động ngân hàng nói riêng đều nhạy cảm với tình hình chính trị của mỗi quốc gia. Các yếu tố về thể chế, pháp luật có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động trong lĩnh vực kinh tế trong đó có hoạt động M&A. Một nền chính trị ổn định, không xảy ra các yếu tố gây xung đột sẽ tạo tâm lý ổn định cho các nhà đầu tư. Các chính sách, qui định, đạo luật liên quan đến hoạt động M&A như luật ngân hàng, luật đầu tư hay luật cạnh tranh… nếu được xem xét xây dựng một cách có khoa học, đầy đủ, rành mạch sẽ tạo một khung pháp lý vững chắc thúc đẩy hoạt động thâu tóm sáp nhập phát triển. [2]
Kinh tế (Economics)
Không chỉ riêng ngành ngân hàng mà tất cả các ngành, lĩnh vực kinh doanh đều dựa trên các yếu tố kinh tế để đưa ra quyết định đầu tư. Là một lĩnh vực nhạy cảm với tình hình sức khoẻ của nền kinh tế. Nên khi có bất cứ tác động tích cực hay tiêu cực của kinh tế vĩ mô cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành tài chính - ngân hàng nói chung và hoạt động M&A ngân hàng nói riêng. [2]
Bất kì nền kinh tế nào cũng có chu kì. Trong mỗi giai đoạn nhất định các nhà đầu tư sẽ có những quyết định về hoạt động thâu tóm sáp nhập ngân hàng phù hợp riêng cho mình. Trong khủng hoảng, các thương vụ dường như trầm lắng hơn nhưng khi nền kinh tế phục hồi là lúc phù hợp cho hoạt động M&A trỗi dậy hoạt động mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các yếu tố tác động đến nền kinh tế như mức lãi suất, lạm phát, tỷ giá hay các chính sách phát triển kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, chiến lược phát triển kinh tế, các chính sách ưu đãi… hoặc các chỉ số như tốc độ tăng trưởng, mức độ gia tăng GDP, tỷ suất GDP/vốn đầu tư…. Mặc dù không tác động trực tiếp đến hoạt động M&A song lại là những yếu tố quan trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh ổn định thúc đẩy hoạt động thâu tóm sáp nhập ngân hàng phát triển.
Văn hóa- Xã Hội (Sociocultrural)
Mỗi quốc gia vùng lãnh thổ có những giá trị văn hoá và các yếu tố xã hội đặc trưng và những yếu tố này là đặc điểm của khách hàng ở khu vực đó. Những giá trị văn hoá là những giá trị làm nên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển chính vì thế các yếu tố văn hoá thường được bảo vệ. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận cùng với quá trình toàn cầu hoá sâu và rộng là những giao thao văn hoá của các nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Sự giao thoa này sẽ làm thay đổi cách sống, tâm lý tiêu dùng và tạo ra tham vọng phát triển cho tất cả các ngành. Trong hoạt động M&A trong ngân hàng khi nắm rõ yếu tố văn hoá xã hội của mỗi quốc gia sẽ giúp đỡ rất nhiều cho ngân hàng thâu tóm trước, trong và sau khi thương vụ hoàn thành.
Thang Long University Library
29
Trước khi thực hiện, các ngân hàng sẽ phải phân tích tìm hiểu kĩ lưỡng thói quen sử dụng dịch vụ tài chính, khả năng tiếp nhận các dịch vụ mới hay niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng mục tiêu từ đó đưa ra quyết định có nên thực hiện thương vụ hay không? Trong quá trình thực hiện giao dịch đàm phán với ban lãnh đạo ngân hàng mục tiêu, nắm rõ yếu tố văn hoá, tránh mọi hiểu nhầm trong giao tiếp, ứng xử là một bước tiến dài để đi đến một thương vụ đàm phán thành công. Khi thương vụ M&A đã hoàn thành thì văn hoá lại có vai trò quan trọng quyết định tương lai của ngân hàng mới đó chính là văn hoá ngân hàng [2]. Một sự hiểu biết sâu sắc về văn hoá xã hội bản địa sẽ giúp Ban lãnh đạo ngân hàng mới đưa ra chiến lược hoà hợp hai nền văn hoá ngân hàng nhằm tạo một khối đoàn kết vững mạnh đảm bảo cho ngân hàng mới tồn tại và phát triển.
Công nghệ (Technological)
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, vấn đề công nghệ hiện đại trở thành vấn đề sống còn đối với các ngân hàng, công ty sản xuất kinh doanh nói chung và nói riêng với các ngân hàng. Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã giúp ngành ngân hàng đổi mới được cơ cấu quản lý tổ chức, phát triển được các dòng sản phẩm dịch vụ tiện ích như ATM, thanh toán trực tuyến, Mobile banking, Internet banking…. đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng đảm bảo an toàn tối đa cho người gửi tiền [2].
Dự đoán trong những năm tới làn sóng công nghệ vẫn còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa điều này rất có lợi cho hoạt động M&A ngân hàng bởi lẽ sau khi M&A, ngân hàng mới sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn do dữ liệu hai hệ thống không ăn khớp gây nên tình trạng mất mát, sai lệch dữ liệu. Ngoài ra khi mạng lưới kinh doanh mở rộng thì việc quản lý cũng khó khăn hơn nhiều đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn từ phía ngân hàng để nâng cấp, đổi mới hệ thống.
2. Nhân tố chủ quan Năng lực tài chính
Đối với ngân hàng mạnh có tiềm lực tài chính như doanh thu, lợi nhuận cao, đồng thời quy mô vốn lớn, các ngân hàng sẽ dễ dàng thực hiện các thương vụ mua lại, thâu tóm ngân hàng yếu hơn để tăng thị phần, chiếm lĩnh và tăng uy thế trên thị trường ở một khu vực, hay vùng lãnh thổ. Điều này sẽ góp phần tăng lên số lượng các thương vụ mua bán - sáp nhập.
Bên cạnh đó, đối với các ngân hàng có năng lực tài chính yếu, họ cũng mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiếp thu nguồn công nghệ, trình độ quản lý bằng việc kết hợp với những đối tác mạnh hơn, do vậy M&A cũng là một công
30
cụ tài chính mà ngân hàng mong muốn sử dụng. Như vậy, đối với các ngân hàng nhỏ, với tiềm lực tài chính yếu, doanh thu, lợi nhuận thấp, nguồn vốn yếu kém khi sáp nhập, bán cổ phần cho các đối tác cũng sẽ làm gia tăng các thương vụ mua bán - sáp nhập. [2]
Năng lực cạnh tranh
Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo nên một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với các ngân hàng trong nền kinh tế của một quốc gia. Sự tham gia của nhiều tổ chức tài chính quốc tế với tiềm lực tài chính mạnh sẽ đặt các ngân hàng tại một quốc gia trước áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu.
Do vậy, những ngân hàng yếu kém sẽ buộc phải sáp nhập lại với nhau hoặc tìm kiếm đối tác chiến lược để bán cổ phần nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh trước các ngân hàng tài chính lớn. Do đó, M&A là một công cụ đắc lực để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay.
Năng lực quản trị rủi ro
Nhiều tổ chức tài chính có năng lực quản trị rủi ro yếu, không đáp ứng các tiêu chuẩn việc quản trị rủi ro hệ thống theo các tiêu chuẩn quốc tế về đảm bảo an toàn vốn (Basel II), rủi ro về các khoản nợ khó đòi và nợ có khả năng mất vốn. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh, mở cửa thị trường. Khi các tổ chức tài chính cân nhắc hoạt động mua bán - sáp nhập sẽ tạo cơ hội hỗ trợ quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro liên quan tới hoạt động tín dụng do tình trạng nợ quá hạn gây nên.
Ngoài ra, hoạt động này còn hỗ trợ ngân hàng tránh được tình trạng tổ chức phải tuyên bố phá sản do không có khả năng thu hồi các khoản nợ khó đòi. Bởi, thông qua M&A, các tổ chức tài chính lớn mua lại các tổ chức tài chính đang gặp vấn đề và hỗ trợ các tổ chức tài chính này giải quyết các khó khăn như vấn đề thanh khoản, các khoản nợ quá hạn…từ đó tổ chức đang gặp khó khăn sẽ tránh được rủi ro phải tuyên bố phá sản, đóng cửa ngân hàng. Một tổ chức tài chính với năng lực quản trị rủi ro yếu kém, phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn trong việc điều hành và quản trị nguồn vốn, nguồn lực của ngân hàng sẽ có xu hướng quan tâm tới hoạt động mua bán và sáp nhập, coi đây là một giải pháp hữu ích cho việc nâng cao năng lực quản trị ngân hàng.
Đây cũng chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các thương vụ mua bán và sáp nhập trên thị trường. [2]