Đặc điểm thủy văn

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của hệ thống đập ngăn mặn đến ngập lụt hạ du sông trà bồng (Trang 58 - 77)

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG TRÀ BỒNG

2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.6. Đặc điểm thủy văn

Trong lưu vực Trà bồng không có trạm đo dòng chảy, chỉ có trạm đo mực nước Châu Ổ (sông Trà Bồng); nhưng lân cận vùng nghiên cưu ở lưu vực sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng ngãi có trạm đo dòng chảy là trạm Sơn Giang đo các

yếu tố Q , H , P. Trạm đo này thuộc loại trạm cấp 1 do Tổng cục khí tượng thuỷ văn quản lí thời gian đo và chất lượng đảm bảo độ tin cậy cao.

Trên hệ thống sông thuộc vùng nghiên cứu chỉ, lân cận có trạm thủy văn Sơn Giang.

Bảng 2.23: Thống kê các trạm đo thu văn trong vùng

TT Tên Trạm Sông Đặc trƣng đo Liệt tài liệu Toạ độ Kinh độ Vĩ Độ

1 Châu Ổ Trà Bồng H

Trích lũ

1976- 1988 1995-2002

2016

108°46' 15°16'

2 Sơn Giang Trà Khúc TV 1977-2016 108°31' 15°08'

Ghi chú: H: Mực nước; TV: trạm Thủy văn (đo các yếu tố mực nước; lưu lượng; độ đục)

b) Tình hình quan trắc thủy văn, ch t l ợng tài liệu quan trắc

* Trạm Châu Ổ trên sông Tr Bồng

Trạm đo Châu Ổ nằm ngay phía dưới hạ lưu cầu quốc lộ bên bờ Bắc của sông. Mực nước ở đây chỉ được đo trong mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII, trạm không có thiết bị đo tốc độ nên không có dữ liệu về lưu lượng dòng chảy.

Có một con đê bên phía bờ Bắc khiến cho nước lan tỏa về phía bờ Nam gần trạm đo. Trận lũ lớn nhất ghi lại được là vào năm 1999 khi mực nước dưới mức gầm cầu nhưng đã tràn lên vùng đồng bằng phía Nam.

* Tại trạm Sơn Giang trên sông Tr Khúc

Trạm Sơn Giang nằm ở thượng nguồn sông Trà Khúc, vị trí trạm được đặt nằm giữa hai thác, hai bên bờ đều có núi cao khống chế lũ lớn. Về mùa kiệt lòng sông rộng có nhiều bãi nổi nên có dòng chảy xiết. Trạm Sơn Giang có hồ sơ ghi lại các dữ liệu về mực nước, lưu lượng dòng chảy và lượng mưa, nhiệt độ nước và hàm lượng phù sa. Các số đo tốc độ được lấy thường xuyên trên các nhánh lên và xuống của đường quá trình lũ, tạo nên một đường cong quan hệ mực nước – lưu lượng dạng vòng. Trận lũ cao nhất ghi lại được xảy ra vào năm 1986, khi đo nước tràn mạnh qua hữu ngạn và gây ngập cả trạm đo trên tả ngạn.

Đánh giá chất lượng t i liệu

Các trạm thuỷ văn chủ yếu được bố trí chủ yếu ở huyện, l thị trấn, vùng đồng bằng ven biển. Còn ở vùng núi và các nơi hẻo lánh chưa có trạm đo, do đó

cũng chưa nắm bắt được các diễn biến hiện tượng thời tiết và đặc điểm thủy văn dòng chảy một cách chi tiết toàn vùng được.

Phân tích cho thấy ở các trạm đo đạc trong và lân cận vùng nghiên cứu, tài liệu từ sau ngày giải phóng Miền Nam liên tục và đáng tin cậy có thể sử dụng để tính toán.

Cao độ tại các trạm thuỷ văn: Từ khi thành lập đến tháng XII 1994 các trạm thuộc tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và miền duyên hải Nam Trung bộ nói chung đều sử dụng hệ cao độ giả định. Từ tháng I 1995 đã được chuyển về hệ cao độ quốc gia với hệ số chuyển đổi như sau:

Bảng 2.24: C p báo động các sông thuộc vùng nghiên cứu

Tên trạm thủy văn

Cao độ cũ (m)

Cao độ mới (m)

Hệ số chuyển đổi (m)

Báo động I (m)

Báo động II (m)

Báo động III (m) Sơn Giang 50,961 43,315 -7,65

Châu Ổ 2,50 3,50 4,50

c) Dòng chảy năm

* Dòng chảy năm

Dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên sông Trà Khúc tại Sơn Giang với diện tích lưu vực F 2641 km2 đạt 200,5 m3 s tương ứng với mô số dòng chảy là 75,9 l s km2 và tổng lượng dòng chảy 6,3 tỷ m3 nước. Với tài liệu mưa trên toàn bộ lưu vực, dựa trên bản đồ phân bố tổng lượng mưa trung bình nhiều năm xây dựng đến năm 2015 theo phương pháp IDW cho thấy tổng lượng mưa trung bình nhiều năm tính đến trạm Sơn Giang đạt 2760 mm, trạm Trà Bồng đạt 3200mm và toàn lưu vực sông Trà Bồng là 2900. Sử dụng phương pháp lưu vực tương tự có triết giảm theo lượng mưa để tính lưu lượng cho toàn lưu vực Trà Bồng.

Kết quả xem ở bảng 2.25

Bảng 2.25: Đ c tr ng dòng chảy các sông trong vùng

Sông Vị trí Flv

(km2)

Xo (mm)

Yo (mm)

α Qo

(m3/s)

Mo (l/skm2)

Trà Khúc Sơn Giang 2641 2766 2391 0,864 200,5 75,9

Trà Bồng Biển 626 2900 2560 0,864 49.8 79.6

Từ các đặc trưng thống kê trạm thủy văn Sơn Giang tính được trị số A’

3,71. Trị số A’ được xác định theo công thức kinh nghiệm A’ Cv*(M0,4-

*(F+1)0,8 (Công thức 2-34 trong Quy phạm tính toán các đặc trưng thủy văn

thiết kế QP TL C6-77), từ đó tính được các giá trị tần suất cho lưu vực sông Trà Bồng như bảng 2.26.

Bảng 2.26: Tần su t dòng chảy năm

Trạm Qo Cv Cs Qp(%) m3 /s F

km2

10 25 50 75 90

Sơn Giang 200.5 0.35 0.70 294 242 192 150 117 2641 Lv Trà Bồng 49,7 0,34 0,78 72.2 59.8 47.8 37.6 29,7 626

Tại Sơn Giang năm 1982, lưu lượng năm chỉ đạt 85,1 m3 s tương ứng với mô số 32,2 l s km2, trong khi đó năm 1999 dòng chảy năm đạt 361,6 m3 s tương ứng với mô số dòng chảy là 136,9 l s km2. Dòng chảy năm với tần suất 75% là 152 m3 s tại Sơn Giang và 37,7 m3 s đối với lưu vực sông Trà Bồng.

Bảng 2.27: Biến động dòng chảy năm tại trạm sơn giang

Trạm Sông Flv

(km2) Thời gian Mbq

(l/skm2)

Mmax

(l/skm2) Năm Mmin

(l/skm2) Năm Mmax

Mbq

Mmax

Mmin

Sơn Giang

Trà

Khúc 2641 77- 2015 74,9 136,9 1999 32,2 1982 1,80 4,25

Sự biến động dòng chảy qua các tháng trong nhiều năm rất lớn. Sự biến động này có liên quan chặt chẽ đến sự phân phối dòng chảy và việc sử dụng nguồn nước sông. Biến động càng lớn việc sử dụng khai thác nguồn nước càng không thuận lợi. Bảng sau đây cho thấy sự dao động dòng chảy tháng lớn nhất và trung bình so với dòng chảy tháng nhỏ nhất qua tài liệu thực đo của các trạm thuỷ văn trong và lân cận vùng nghiên cứu (xem bảng 2.28)

Bảng 2.28: Biến động dòng chảy tháng, năm trạm sơn giang

Đơn vị: m3/s

Đặc trƣng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Qtb 175 98 68 56 76 77 62 69 139 441 699 404 200 Qmax 421 183 178 130 199 204 134 183 558 986 1790 1259

Qmin 84,2 45,5 30,5 21,6 29,1 23,7 23,8 28,6 41,0 56,9 159 82,9 Qmax/Qmin 5.0 4.0 5.8 6.0 6.8 8.6 5.6 6.4 13.6 17.3 11.3 15.2 Qtb/Qmin 2.1 2.1 2.2 2.6 2.6 3.3 2.6 2.4 3.4 7.8 4.4 4.9

* Phân phối dòng chảy trong năm

Theo chỉ tiêu vượt trung bình mùa lũ bao gồm những tháng liên tục có lượng dòng chảy vượt quá 8% lượng dòng chảy năm với xác suất xuất hiện 50%, mùa cạn bao gồm những tháng còn lại trong năm. Theo chỉ tiêu này thì mùa lũ ở lưu vực sông Trà Bồng kéo dài từ tháng X tới tháng XII, mùa kiệt kéo từ tháng I đến tháng IX. Mùa mưa ở đây kéo dài 4 tháng, nhưng mùa lũ chỉ có 3

tháng, thường mùa lũ chậm hơn mùa mưa 1 tháng. Vào tháng IX hàng năm tuy đã bước vào mùa mưa nhưng do lưu vực vừa trải qua một thời kỳ nắng nóng, lượng mưa rơi xuống chủ yếu tăng độ ẩm lưu vực, dòng chảy tăng thêm chút ít, sang tháng X lượng mưa lớn dồn tập trung lúc đó mới thực sự bước vào mùa lũ.

Trong năm dòng chảy phân bố không đều, lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 65% - 70% tổng lượng dòng chảy cả năm trong khi đó lượng dòng chảy mùa kiệt từ tháng I tới tháng IX chỉ chiếm 30 - 35 %. Trong năm có hai thời kỳ kiệt xảy ra vào tháng IV và tháng VIII. Tháng kiệt nhất lượng dòng chảy chỉ chiếm xấp xỉ 2% lượng nước cả năm. Những năm kiệt nhất, lưu lượng tháng IV chỉ đạt 21,6 m3 s (IV 1983) với mô số 8,9 l s km2 tại Sơn Giang.

Tóm lại sự phân phối dòng chảy khá bất lợi và không đồng đều trong năm nên việc sử dụng khai thác nguồn nước tự nhiên phục vụ dân sinh kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Để tính phân phối dòng chảy năm thiết kế lưu vực sông Trà Bồng, dựa vào tài liệu thực đo tại trạm thuỷ văn Sơn Giang, tính toán phân phối theo phương pháp Adreianop với 3 nhóm năm: nhóm năm nhiều nước, nhóm năm trung bình nước và nhóm năm ít nước. Kết quả ghi ở bảng 2.29.

Bảng 2.29: Hệ số phân phối dòng chảy năm với p% thiết kế

Đơn vị: %

Tháng

Trạm Sơn Giang - sông Trà Kh c Nh m năm nhiều nước

P = 25%

Nh m năm nước trung bình P 50

Nh m năm ít nước P 75%

I 6,38 5,74 5,80

II 3,37 3,55 3,44

III 2,17 2,76 3,01

IV 1,60 2,06 2,10

V 1,46 2,30 2,25

VI 4,83 2,50 2,10

VII 2,16 2,29 2,12

VIII 3,41 1,28 1,80

IX 5,03 4,87 7,05

X 34,09 38,01 12,85

XI 22,26 23,84 37,68

XII 13,23 10,81 19,80

Bảng 2.30: Phân phối dòng chảy năm

Vị trí Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Sơn Giang K75% 5,80 3,44 3,01 2,10 2,25 2,10 2,12 1,80 7,05 12,85 37,68 19,80 100

Q75% (m3/s) 105 62,3 54,4 38,0 40,7 38,0 38,4 32,6 128 233 682 358 1809

LV. Trà

Bồng Q75% (m3/s) 26.2 15.6 13.6 9.5 10.2 9.5 9.6 8.1 31.9 58.1 170.5 89.6 37.7

* Quan hệ mƣa – dòng chảy

Sử dụng bản đồ đẳng trị mưa năm trên lưu vực đã được xây dựng để nội suy lượng mưa năm ở các vùng. Sử dụng tài liệu lưu lượng thực đo trạm Sơn Giang để tính các thông số đặc trưng cho lưu vực. Áp dụng công thức Yo αXo, như ở mục a) đã xác định được thông số tương quan α 0,864.

Trong đó: α: Hệ số dòng chảy.

Yo: Lớp dòng chảy năm (mm)

Xo: Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm (mm) d) Dòng chảy lũ

* Nguyên nhân hình thành dòng chảy lũ

Các nguyên nhân chính gây ra mưa lũ là do bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, không khí lạnh gây ra. Các hình thái này hoạt động riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau và có thể phân ra làm 3 dạng chính như sau:

- Bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động đơn độc hoặc phối hợp với các hình thái khác (trừ không khí lạnh).

- Bão hoặc áp thấp nhiệt đới phối hợp với không khí lạnh.

- Không khí lạnh, hội tụ nhiệt đới và các hình thái thời tiết khác.

+ Bão hoặc ATNĐ và dải HTNĐ kết hợp với KKL là hình thái nguy hiểm có thể gây mưa và lũ lớn trên diện rộng.

+ Bão đổ bộ liên tiếp trong thời gian ngắn là nguy hiểm nhất.

* Biến đổi dòng chảy lũ

- Tr n bão Joan xảy ra ngày 4/XI/1964:

2 cơn bão đổ bộ liên tiếp trong ngày 4 XI 1964 (Iris vào Quy Nhơn) và ngày 8 XI 1964 (cơn bão Joan vào Tuy Hòa) kết hợp với KKL đã gây ra mưa lớn và lũ lụt lịch sử trên các lưu vực sông vùng Nam Trung Bộ. Trên sông Trà Khúc tại Trà Khúc đo được mực nước max là 8,01 m, vượt BĐ III 2,31m. Sông Trà Bồng tại Châu Ổ đạt 9,58 m vượt báo động III 1,58 m. Sông Vệ tại cầu sông Vệ đạt 6,12m. vượt báo động III 2,02 m.

- Tr n m a lũ do ATNĐ kết hợp với KKL ở Nam Trung bộ đầu tháng XII/1986

Ngày 1 XII 1986 một ATNĐ hình thành ở Nam Biển Đông, đêm 2 rạng ngày 3 XII ATNĐ đi vào bờ biển Bắc Bình Thuận, Nam Khánh Hoà kết hợp với KKL phía Bắc tăng cường nên đã gây ra đợt mưa to đến rất to nhiều nơi ở Nam Trung bộ.

Mưa lớn, cường độ tập trung trong thời gian ngắn lượng mưa đạt từ 350 - 500mm như ngày 3 XII ở Sơn Giang đạt 389 mm và Giá Vực là 723,2 mm. ngày 4 XII tại Quảng Ngãi đạt 175mm và Ba Tơ là 433 mm.

Do mưa lớn, lũ trên các sông đều lên rất cao. Sông Trà Khúc xấp xỉ lũ lịch sử 1964. Dưới đây là đặc trưng của đợt lũ này

Bảng 2.31: Đ c tr ng của đợt lũ tháng II/1986 xảy ra ở miền trung

Sông Trạm Hmax (cm) Thời gian

Thu Bồn Câu Lâu 419 9h ngày 4 XII

Trà Khúc Trà Khúc 797 19h ngày 3 XII

Sông Vệ Sông Vệ 565 12h 3/XII

- Đợt lũ lớn trên các sông thuộc Quảng Ngãi - Bình Định tháng I/1987 do ATNĐ+KKL gây ra

Ngày 16 XI 1987 một ATNĐ vượt qua Philippin vào biển Đông và mạnh lên thành bão. Do tác động của KKL, sáng 18 XI bão suy yếu đi thành ATNĐ và đổ bộ vào vùng biển Bình Định-Phú Yên sáng 19 XI gây mưa rất to trên diện rộng.

Lượng mưa từ 7h ngày 18 XI đến 13h 19 XI tại Bồng sơn 627mm, Trà Khúc 543mm, Sơn Giang, Sông Vệ, An Hòa, Ba Tơ từ 550mm đến 650mm.

Do mưa lớn đã gây lũ lịch sử trên các sông Vệ, sông An Lão, sông Kone.

Mực nước trên sông Vệ tại Cầu sông Vệ Hmax 5,75m (trên BĐIII là 1,65m và xấp xỉ lũ lịch sử 1964), mực nước lũ tại Cầu Trà Khúc (sông Trà Khúc đạt 7,30m vượt BĐ III 1,60 m. Trên sông Lại Giang, sông Trà Bồng vượt báo động III (cấp báo động cũ) từ 1 đến 1,6m.

- Năm 1996

ATNĐ ngày 3 XI 1996 ảnh hưởng từ Bình Thuận đến đồng bằng Bắc bộ và sau đó là cơn bão số 8 ảnh hưởng từ Quảng Trị đến Phú Yên ngày 17 XI đã gây

ra mưa to đến rất to trên một diện rộng và xảy ra lũ lớn từ 2 - 20 XI 1996 có mức độ thiệt hại nghiêm trọng trên toàn vùng duyên hải Miền Trung.

Tỉnh Quảng ngãi lượng mưa ở đồng bằng từ 260 - 600mm, ở miền núi từ 400 - 850 mm. Trong thời gian đó đã xảy ra 2 trận lũ: trận lũ ngày 2 - 3 XI do mưa lớn ở thượng nguồn sông Trà Khúc, tiếp theo là trận mưa lớn từ 14 - 20 XI gây lụt lớn ở hầu hết các khu vực trong tỉnh. Mực nước tại các triền sông đều vượt BĐ III từ 1-2 m. Tại cầu Trà Khúc đạt 7,72 m vượt BĐ III 2,02m, tại cầu sông Vệ trên sông Vệ đạt 5,36 m vượt BĐ III 1,26 m.

- Năm 1999

Trong thời gian ngắn khoảng 1 tháng đã xảy ra hai trận lũ đặc biệt lớn trên các hệ thống sông Miền Trung

+ Do ảnh hưởng của KKL kết hợp với hoạt động của giải HTNĐ từ ngày 1- 4 XI 1999 và ATNĐ đổ bộ vào Nam Trung bộ chiều tối ngày 5 XI 1999, nên từ ngày 1 đến ngày 6 XI 1999 hầu hết các tỉnh Trung bộ đã có mưa to đến rất to, đặc biệt là khu vực Quảng Trị đến Quảng Nam. Lượng mưa cả đợt phổ biến đạt từ 800-1000mm. Tại Quảng Ngãi lượng mưa cả đợt đạt 600-1000mm

Hầu hết các sông trong vùng có lũ vượt báo động cấp III từ 0,5 – 1,0 m. Tại Cầu Trà Khúc mực nước lũ đạt 7,77m, vượt BĐ III 2,07m.

+ Tiếp đó là trận mưa lũ từ ngày 1-6 XII 1999, do ảnh hưởng của KKL kết hợp với hoạt động của đới gió Đông tương đối mạnh nên hầu hết các tỉnh ven biển Trung bộ từ Thừa Thiên Huế trở vào đã có mưa to, có nơi mưa rất to lượng mưa phổ biến trên 400 - 600m. Quảng Nam đến Khánh Hòa phổ biến trên 600- 1000mm, có nơi trên 1000mm. Tỉnh Quảng Ngãi tại Sơn Giang 1916mm, Ba Tơ 1974mm, Minh Long 1803mm, Trà Bồng 1119mm. Cường độ mưa ở Quảng Nam và Quảng Ngãi đều thuộc loại lớn nhất trong vòng 40 năm trở lại đây.

Lượng mưa 24 giờ tại Sơn Giang 767mm, tại Minh Long (643mm) xảy ra vào ngày 4 XII 1999.

Do lượng mưa lớn và trải dài trên diện rộng, tập trung trong thời gian ngắn, nhất là đêm mồng 3 đến sáng mồng 4 XII đã gây ra lũ lụt lớn rộng khắp và đồng thời ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận. Hầu hết các sông từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa đều vượt báo động cấp III. Một số sông đã vượt lũ lịch sử và một số vùng miền núi thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,

Phú Yên đã xảy ra lũ quét. Mực nước đỉnh lũ tại Sông Trà Khúc tại Cầu Trà Khúc 8,36m vượt lũ lịch sử (1964) là 0,24m, vượt báo động cấp III là 2,86m...

- Năm 2003

Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, đêm 14 và 15 X ở Quảng Ngãi có mưa rất to nên mực nước ở các sông trong tỉnh lên nhanh. Đến 18 giờ ngày 17 X 2003 mực nước tại An Chỉ trên sông Vệ lên 10,02m, sông Trà Khúc tại cầu Trà Khúc mực nước đỉnh lũ là 8,08m trên báo động III là 2,08m, sông Trà Bồng trên báo động 2 là 10cm.

- Năm 2009:

Từ ngày 28-29 IX 2009 do ảnh hưởng của bão số 9 các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định, Gia Lai, Kon Tum đã có mưa to đến rất to. Tính đến 13h 29/IX, lượng mưa đo được tại tỉnh Quảng Ngãi: 300-500mm, có nơi trên 550mm như Trà Bồng: 678mm, Quảng Ngãi: 566mm.

Mực nước một số sông còn tương đương đỉnh lũ lịch sử, thậm chí vượt đỉnh lũ lịch sử như: Sông Trà Bồng tại Châu Ổ: 6,35m, trên BĐ3: 1,85m, vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1964 là 0,19m; Sông Trà Khúc tại cầu Trà Khúc 8,12m (lúc 1h 30 IX), trên BĐ III 2,42m; thấp hơn mực nước lịch sử năm 1999: 0,24m;

Sông Vệ tại cầu Sông Vệ 5,37m (lúc 22h 29 IX) trên BĐ III 1,27m; thấp hơn mực nước lịch sử năm 1999: 0,62m;

- Năm 2010:

Ngay sau trận lũ lớn (12-14 XI 2010), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông hoạt động mạnh nên từ chiều 15 XI đến đêm 16 XI 2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 250 mm đến 500mm. Đặc biệt lượng mưa tại huyện miền núi Trà Bồng đo được là 982mm nên gây lũ kép lũ rất lớn.

Lũ trên sông Trà Bồng lúc 19 giờ ngày 16 XI 2010 đã vượt mức báo động III là 0,79 m, sông Trà Câu lúc 1 giờ 17 XI 2010 trên mức báo động III là 1 m, sông Vệ trên mức báo động III là 0,5 m, sông Trà Khúc xấp xỉ báo động III.

- Năm 2011

Do ảnh hưởng của Hội tụ gió trên cao kết hợp với đới gió đông, nên từ 19h00 ngày 24 XI đến 19h00 ngày 26 XI 2011 khu vực tỉnh Quảng Ngãi có mưa

vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to như ở An Chỉ 322,0 mm, Minh Long 475,0 mm, Sơn Giang 487,0 mm, Ba Tơ 602,9 mm.

Đợt mưa này đã gây ra lũ trên các sông trong tỉnh Quảng Ngãi ở mức báo động II đến trên báo động III (riêng sông Vệ có lũ đặc biệt lớn). Đỉnh lũ trên các sông được thống kê như sau.

Bảng 2.32: Tổng hợp đ c tr ng lũ ngày 25 - 26/XI/2011

TT Sông Trạm H chân (cm)

Thời gian XH

H đỉnh (cm)

Thời gian XH

Biên độ lũ (cm)

T.gian lũ lên

(giờ)

C.suất lũ TB (cm/h)

C.suất lũ lên lớn nhất

(cm/h)

H đỉnh lũ so với mức BĐ

(cm) 1 Trà Bồng Châu Ổ 180 07h/25 400 05h/26 220 22 10 33 BĐ2: 50 2 Trà Khúc Sơn Giang 3050 07h/25 3318 02h/26 268 19 14.1 127

Trà Khúc 272 07h/25 538 10h/26 266 27 9.9 42 BĐ2: 38 3 Vệ An Chỉ 544 01h/25 917 05h/26 373 28 13.3 45

Sông Vệ 245 01h/25 561 07h/26 316 30 10.5 25 BĐ3: 111 4 Trà Câu Trà Câu 183 13h/25 594 13h/26 411 24 11.7 67 BĐ3: 44

- Năm 2013

Bão số 15 giảm cấp nhanh thành ATNĐ khi đi vào đất liền, nhưng hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với nhiễu động gió Đông hoạt động trên cao và không khí lạnh tăng cường đã gây mưa rất lớn và lũ lên nhanh tại các sông vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Từ ngày 14 -17 XI, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên và Gia Lai đã có mưa to đến rất to. Riêng tại tỉnh Quảng Ngãi, lượng mưa trong 3 ngày từ 15-17 XI, lượng mưa phổ biến 500-600mm, có những nơi đặc biệt lớn như Minh Long 959 mm, Ba Tơ 953 mm.

Do mưa lũ lớn, trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên và khu vực Bắc Tây Nguyên đã xuất hiện một đợt lũ lớn; riêng các sông từ Quảng Ngãi, Bình Định và Gia Lai xuất hiện lũ đặc biệt lớn và lũ lịch sử.

Tại Quảng Ngãi, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông Trà Khúc tại Sơn Giang là 12m, sông Vệ tại An Chỉ 5,85m; ở hạ lưu từ sông Trà Khúc (tại trạm Trà Khúc) 6,5m, sông Vệ (tại trạm Sông Vệ) 4,3m. Đỉnh lũ trên các sông Quảng Ngãi vượt báo động III từ 1,5-2,5 m.

- Tr n lũ năm 2016

Trong thời gian từ ngày 01 12 2016 đến ngày 16 12 2016, do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường nên Vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, sóng biển cao 2-4m, kết hợp nhiễu động gió đông trên cao nên từ Hà Tĩnh đến Bình Định từ ngày 6 đến ngày 8 12 tiếp tục có mưa, mưa vừa,

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của hệ thống đập ngăn mặn đến ngập lụt hạ du sông trà bồng (Trang 58 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)