Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của hệ thống đập ngăn mặn đến ngập lụt hạ du sông trà bồng (Trang 77 - 83)

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG TRÀ BỒNG

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.1. Tổ chức h nh chính trên lưu vực

Tổ chức hành chính trong vùng nghiên cứu gồm 3 huyện (Trà Bồng, Bình Sơn, Sơn Tịnh). Tổng diện tích tự nhiên 626 km2 và dân số khoảng 150.140 người chiếm 12,03% dân số toàn tỉnh.

Bảng 2.51: Diện tích và đơn vị hành chính vùng nghiên cứu

TT Huyện Diện tích

(km2)

Phường, xã Thị trấn

1 Huyện Trà Bồng 299 7 1

2 Huyện Bình Sơn 308 16 1

3 Huyện Sơn Tịnh 19 2 0

Tổng cộng 626 25 2

(Nguồn: NGTK năm 2015 tỉnh Quảng Ngãi) 2.2.2. Dân cư v lao đ ng

Theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2015, dân số toàn tỉnh Quảng Ngãi là 1.247.644 người, trong đó lưu vực sông Trà Bồng có 150.140 người. Mật độ dân số trung bình là 240 người km2, các huyện đồng bằng mật độ lên tới gần 372 người km2, trong khi đó miền núi chỉ khoảng 96 người km2.

Dân số nông thôn chiếm tới gần 89,43% tổng số dân, dân sống bằng nông nghiệp khoảng 85%.

Trong vùng nghiên cứu nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung, có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như người Kinh, Ca Dong, Hrê, Cor và các dân tộc khác. Người Kinh sống tập trung ở các huyện đồng bằng và chiếm tới hơn 99% dân số. Trong khi đó, ở huyện miền núi như Trà Bồng, dân tộc Ca Dong, Cor và Hrê chiếm tỷ lệ tương đối nhiều.

Bảng 2.52: Dân số vùng nghiên cứu

Đơn vị: người

TT Huyện Tổng

Phân theo giới Phân theo thành thị nông thôn

Nam Nữ Thành

thị

Nông thôn 1

2 3

H. Trà Bồng H. Bình Sơn H. Sơn Tịnh

28.651 117.121 4.368

14.235 57.245 2.165

14.416 59.876 2.203

7.485 8.378 0

21.166 108.743 4.368

Tổng 150.140 73.645 76.495 15.863 134.277

(Nguồn: NGTK năm 2015 tỉnh Quảng Ngãi) 2.2.3. Tổ chức quản lý v khai thác nguồn nư c lưu vực

+ Quản lý tài nguyên nước nói chung do Sở Tài nguyên và môi trường.

+ Quản lý phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, quản lý khai thác các hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, cấp nước sạch nông thôn do Sở Nông nghiệp và PTNT mà trực tiếp là Chi cục thủy lợi và Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đảm nhiệm, một số công trình nhỏ do địa phương trực tiếp quản lý.

+ Cấp thoát nước đô thị do Sở Xây dựng.

+ Phát triển thủy điện do Sở Công thương.

+ Giao thông thủy do Sở Giao thông vận tải.

2.2.4. Nền kinh t chung

Đứng trước những diễn biến phức tạp của kinh tế, chính trị thế giới và tình hình khó khăn chung của nền kinh tế trong nước, Quảng Ngãi đã bám sát chỉ đạo của Trung ương, các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và các nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy trong điều hành, lãnh đạo.

Nhờ đó, bức tranh kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, là tiền đề quan trọng để tỉnh Quảng Ngãi hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra cụ thể như sau:

1. Huyện Trà Bồng:

* Kinh tế:

+ Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010): 738,113 tỷ đồng

Trong đó: Nông-lâm nghiệp-thủy sản: 302,557 tỷ đồng; CN- XD:

313,921 tỷ đồng; TM - DV: 121,635 tỷ đồng - Cơ cấu kinh tế:

+ Tỷ trọng ngành Nông - lâm nghiệp - thủy sản: 40,99%; CN-XD:

42,53%; TM - DV: 16,48%.

* Văn hóa - xã hội:

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,03%

- Tỷ lệ hộ dùng điện lưới Quốc gia đạt: 98%

* Tài nguyên - môi trường:

- Tỷ lệ che phủ rừng: 59,5%

- Hộ dân dùng nước hợp vệ sinh: 89% (đô thị); 80,4% (nông thôn).

2. Huyện Bình Sơn:

* Kinh tế:

+ Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010): 12.729 tỷ đồng

Trong đó: Nông - lâm nghiệp - thủy sản: 2.274 tỷ đồng; CN-XD: 4.486 tỷ đồng; TM-DV: 5.969 tỷ đồng

- Cơ cấu kinh tế:

+ Tỷ trọng ngành Nông - lâm nghiệp - thủy sản: 17,9%; CN - XD:

35,2%; TM - DV:46,9%

* Văn hóa - xã hội:

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,79%

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới): 7,55%

- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100%

3. Huyện Sơn Tịnh:

* Kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm (giá so sánh 2010): 11,2%

+ Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010): 4.243,030 tỷ đồng Trong đó:

+ Nông - lâm nghiệp - thủy sản: 1.014,760 tỷ đồng; CN-XD: 2.531,080 tỷ đồng; TM-DV: 697,190 tỷ đồng

- Cơ cấu kinh tế:

+ Tỷ trọng ngành Nông - lâm nghiệp - thủy sản: 26,5%; CN - XD:

58,2%; TM - DV: 15,3%

- Tổng thu ngân sách: 89,188 tỷ đồng; tổng chi ngân sách: 378,889 tỷ đồng

* Văn hóa – xã hội:

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,78%

- Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa 92,5%, thôn văn hóa 95%, cơ quan, đơn vị văn hóa 94%.

* Tài nguyên - môi trường:

- Tỷ lệ che phủ rừng: 35,4%

- Hộ dân ở nông thôn dùng nước hợp vệ sinh: 92,7%

- Tỷ lệ xử lý (thu gom) rác thải ở nông thôn: 32%

Bảng 2.53: Tổng sản ph m trên địa bàn theo giá thực tế

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Ngành kinh tế Năm 2004 Năm 2007 Năm 2012 Năm 2015

1 Nông lâm nghiệp 1.392.174 2.134.984 5.403.508 7.316.019

2 Thủy sản 519.165 880.943 2.380.927 3.223.630

3 Công nghiệp khai thác mỏ 35.245 116.079 88.385 223.444 4 Công nghiệp chế biến 665.590 1.549.578 24.576.615 30.083.148 5 SX, phân phối điện, khí đốt,

nước

50.154 94.550 358.145 484.502

6 Xây dựng 625.577 1.868.369 1.932.707 2.418.946

7 TN, SC xe có động cơ, mô tô, xe máy

435.367 778.548 2.629.427 3.905.723 8 Khách sạn, nhà hàng 319.191 677.881 1.950.297 2.854.888 9 Vận tải, kho bãi và thông tin

liên lạc

174.651 328.485 1.176.650 1.985.971 10 Tài chính, tín dụng 56.129 109.449 247.220 347.209

11 HĐ khoa học và công nghệ 3.460 5.375 28..257 63.367

12 HĐ kinh doanh tài sản và DV tư vấn

528.377 791.974 1.692.524 2.725.774

13 Quản lý NN và ANQP 133.110 205.036 260.689

14 Giáo dục và đào tạo 166.647 297.504 705.016 991.432

15 Y tế 54.789 92.718 175.329 262.284

16 HĐ văn hóa và thông tin 15.310 26.081 95.601 157.838

TT Ngành kinh tế Năm 2004 Năm 2007 Năm 2012 Năm 2015 17 HĐ Đảng, đoàn thể và hiệp

hội

16.458 25.463 587.271 864.941

18 HĐ phục vụ cá nhân và công đồng

48.287 70.608 171.152 364.629

19 Thuế nhập khẩu 33.728 25.000 30.765 59.045

Tổng cộng 5.273.409 10.078.625 44.490.485 58.332.790

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi)

2.2.5. Nhận xét

Tài nguyên nước được các ngành kinh tế xã hội và dân sinh sử dụng, tác hại do nước gây ra dù là thiên tai hay nhân tai, các ngành và nhân dân đều bị ảnh hưởng.

Việc quản lý khai thác nước trong từng ngành là tương đối rõ. Song việc quản lý chung về số lượng, chất lượng; chia sẻ nguồn nước cho yêu cầu sử dụng của các ngành, giảm thiểu tác động bất lợi trong quá trình sử dụng nước của các ngành cùng với trách nhiệm phòng chống tác hại do nước gây ra như: Hạn hán, úng ngập, lũ lụt, xói lở bồi lắng, ô nhiễm nguồn nước chưa rõ Để giải quyết các yêu cầu và khắc phục hậu quả nêu trên cần phải thành lập Ban quản lý lưu vực sông, mới từng bước làm cho tài nguyên nước phát triển ổn định và bền vững.

Lưu vực sông Trà Bồng thuộc tỉnh Quảng Ngãi, có tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và trục Quốc lộ 24 nối thành phố Quảng Ngãi với Tây Nguyên nên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hoá và giao lưu Quốc tế. Có khu Kinh tế Dung Quất là tiền đề quan trọng trong việc hình thành một thành phố công nghiệp trong tương lai. Thị trường tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định là thế mạnh của tỉnh. Nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động dồi dào kết hợp với đức tính cần cù có truyền thống cách mạng là một nguồn lực quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.

Bên cạnh đó vẫn còn những mặt hạn chế như: Đất đai phục vụ cho phát triển nông nghiệp còn hạn chế, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều. Dân số tăng nhanh, lao động chưa có việc làm còn lớn. Địa hình tương đối phức tạp, chia cắt mạnh và độ dốc lớn, điều này đã làm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi.

Nhìn chung nền kinh tế trong lưu vực sông Trà Bồng nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung trong những năm qua đã và đang từng bước phát triển,

chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng các ngành nghề trong cơ cấu kinh tế đã từng bước thay đổi và phát triển đa dạng. Điều này yêu cầu công tác phát triển nguồn nước cần có những qui hoạch mới như: Chỉnh trị sông, thoát lũ, tiêu úng nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong vùng.

Nhận xét chương 2: Đã trình bày tổng quát điều kiện kinh tế - xã hội, mạng lưới sông ngòi trên địa bàn lưu vực sông Trà Bồng và các điều kiện khí hậu, đặc trưng thủy văn dòng chảy, hệ thống các trạm quan trắc khí tượng - thủy văn khí tượng thủy văn, các dữ liệu cơ sở đã phục vụ cho việc đánh giá tác động của hệ thống đập ngăn mặn đến ngập lụt hạ du sông Trà Bồng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của hệ thống đập ngăn mặn đến ngập lụt hạ du sông trà bồng (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)