Tìm hiểu về máy nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt (Trang 25 - 29)

Máy nông nghiệp là máy móc sử dụng trong canh tác nông nghiệp trên các nông trường, nông trại.

Hình 1.3 Máy làm đất

Hình 1.4 Máy bơm nước và máy bơm thuốc bảo vệ thực vật

SVTH: Trần Thanh Điểu – 13C1B GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

Châu Ngọc Hải – 13C1B 15

Hình 1.5 Máy thu hoạch lúa

Hình 1.6 Máy thu hoạch ngô

SVTH: Trần Thanh Điểu – 13C1B GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

Châu Ngọc Hải – 13C1B 16

1.2.1. Hơi nước.

Năng lượng cho máy nông nghiệp ban đầu do trâu bò hoặc các gia súc khác. Cùng với việc phát minh động cơ hơi nước, động cơ di động (portable engine) được phát minh và sau đó là động cơ kéo, một nguồn năng lượng đa dụng, cơ động và là anh em của đầu máy hơi nước trên mặt đất. Động cơ hơi nước cho nông nghiệp thay thế lao động nặng nhọc của ngựa và cũng được trang bị ròng rọc để cấp lực cho các máy móc cố định thông qua các dây đai dài. Máy móc hơi nước có thể yếu so với tiêu chuẩn ngày nay nhưng nhờ kích thước lớn và tỷ lệ bánh răng (gearratio) nhỏ, chúng có thể cung cấp lực lớn cho đòn kéo. Do tốc độ chậm chạp của chúng, nông dân nói máy kéo có hai tốc độ:"chậm và rất chậm" (slow and damn slow).

1.2.2. Động cơ đốt trong.

Động cơ đốt trong; trước hết là động cơ xăng và sau đó là động cơ đi-ê-zen; trở thành nguồn năng lượng chính cho các thế hệ máy kéo tiếp theo. Những loại động cơ này cũng đóng góp vào sự phát triển của các máy gặt đập liên hợp tự hành. Thay vì cắt thân lúa và chuyển đến một máy tuốt lúa cố định, chúng kết hợp gặt và tuốt lúa và tách hạt (seperate the grain) trong khi di chuyển liên tục trên ruộng.

Máy gặp đập liên hợp loại bỏ máy kéo trong thu hoạch nhưng máy kéo vẫn thực hiện phần lớn công việc trong nông trại ngày nay. Chúng được dùng để kéo các loại máy trên nền đất, gieo hạt và thực hiện các tác vụ khác.

Cày là công việc chuẩn bị đất để canh tác bằng cách làm tơi đất và loại bỏ hạt của các loại thực vật cạnh tranh. Máy cày là dụng cụ cổ xưa được nâng cấp năm 1838 bởi John Deere. Máy cày ngày nay ít được sử dụng ở Hoa Kỳ hơn trước kia với đĩa cày được dùng để đảo đất và máy cày cắt được dùng để đạt độ sâu cần thiết để giữ độ ẩm.

Loại máy gieo hạt phổ biến nhất gọi là planter, gieo hạt cách đều nhau thành hàng dài thường cách nhau 60 cm đến 1m. Một vàiloại cây được trồng bằng, đặt nhiều hạt hơn nhiều thành từng hàng cách nhau tầm 30 cm. Máy cấy tự động hóa công việc cấy lúa ra ruộng. Với sự phổ biến của lớp phủ chất dẻo, máy cấy và máy gieo hạt đặt hàng dài chất dẻo và cấy qua đó một cách tự động.

Sau khi trồng, các thiết bị khác có thể được nuôi dưỡng và bón phân, phun thuốc trừ sâu. Máy cuộn cỏ khô được dùng để đóng gói chắc cỏ thành dạng dễ cất trữ vào mùa khô.

SVTH: Trần Thanh Điểu – 13C1B GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

Châu Ngọc Hải – 13C1B 17

Thủy lợi hiện đại dựa vào máy móc. Động cơ, máy bơm và các máy chuyên biệt cung cấp nước tưới nhanh và nhiều tới các vùng đất rộng lớn. Các thiết bị tương tự được dùng để phát thán phân bón và thuốc trừ sâu.

Ngoài máy kéo, các loại phương tiện vận chuyển được sử dụng trong nông nghiệp bao gồm xe tải, máy bay, trực thăng chẳng hạn để vận chuyển nông sản hoặc thiết bị, phun thuốc trên không hoặc quản lý đàn gia súc.

1.2.3. Máy nông nghiệp hiện có.

Cũng như khi cơ giới hóa toàn bộ quá trình sản xuất khoai tây và các cây nông nghiệp khác, việc làm đấtvàchuẩn bị đất khi gieo ngô, bón phân, bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh đều thực hiện bằng các máy công dụng chung. Đối với những quy trình khác để sản xuất hạt ngô và xử lí sau thu hoạch, ta dùng những máy chuyên dùng nằm trong hệ thống máy cơ giới hóa toàn bộ qua trình trồng và thu hoạch ngô.

Cũng như đối với các loại cây trồng khác, những máy được chuyên môn hóa nhiều nhất là máy gieo và máy thu hoạch, máy và trang thiết bị trong tổ hợp máy xử lí cây ngô sau khi thu hoạch. Những máy để chăm sóc giữa hàng gieo nhưmáy xới thành hàng, cũng giống như đốivới các cây trồng thành hàng khác (khoai tây, củ cải đường, rau), chỉ khác nhau về bề rộng làm việc và về các bộ phận làmviệc.

a. Máy xới bón.

Để chăm sóc giữa hàng ngô mới gieo, có các máy xới bón KPH-4,2, KHP-5,6 có bề rộng làm việc phù hợp với các máy gieo CKH-6, CKCH-8. Khi chăm sóc giữa hàng và bón thúc cho cây trồng, các máy xới được trang bị thêm các bộ phận làm việc (lưỡi xới kiểu một bên, kiểu mũi tên; lưỡi xới kiểu vạn năng, kiểu đục, lưỡi xới tơi, dao bón thúc, lưỡi xới có diệp, bừa làm cỏ, các đĩa dạng kim và đĩa bừa toàn diện tích, lưỡi lên xuống, lưỡi xẻ luống).

Hai máy xới này có các cụm chi tiết thống nhất và khác nhau về bề rộng làm việc.

b. Máy liên hợp thu hoạch ngô.

Khi thu hoạch ngô lấy ngô, ta dùng máy lien hợp thu hoạch ngô ―Kherxonet-7‖ và máy liên hợp kiểu cũ KKX-3.

Để làm việc ở tốc độ cao, trong lien hợp máy với các máy kéo công suất lớn đang chế tạo và đã qua khảo nghiệm loại máy liên hợp ―Kherxonet-7B‖ có năng suất cao.

SVTH: Trần Thanh Điểu – 13C1B GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

Châu Ngọc Hải – 13C1B 18

Khi thu hoạch ngô lấy hạt và tẽ hạt ta dùng máy liên hợp thu hoạch ngũ cốc cỏ lắp thêm những thiết bị phụ trợ. Trong hệ thống máy có máy gặt chuyên dùng KKh-2,8M và máy nghiền thân cây H-15Y. Để trang bị cải biên cho bộ phận đập của máy liên hợp thu hoạch ngũ cốc ta cần có thêm bộ phụ tùng phụ trợ. Máygặt KKH-2,8M được treo trên máy liên hợp thay cho bộ phận gặt thường dùng của nó, còn máy nghiền H-15Y được treo lên máy liên hợp ở vịtrí bộ phận gom rơm.

c. Xử lí ngô sau thu hoạch.

Ngườita còn thiết kế chế tạo các thiết bị chuẩn bị để xử lý ngô sau thu hoạch tại các tổ hợp máy tĩnh tại IIII-10. Thành phần các thiết bị trong tổ hợp máy gồm: máy bóc vỏ có cơ cấu bốc dỡ, bang chuyền TIIK-20, kho chứa được cơ giới hóa KIIK-600, băng chuyền bốc dỡ JIT-10, rơ mooc máy kéo 2IITC-4. Ngô được chuyển từ các máy liên hợp thu hoạch ngô tới tổ hợp máy, được bốc dỡ sang thùng nghiệm thu, từ đây ngô ngô được chuyển tới máy bóc bẹ ngô. Trên mặt bàn phân loại của máy bóc vỏ, còn bẹ ngô được chuyển sang rơ mooc máy kéo bằng quạt gió.

Các ngô đã được bóc bẹ theo băng chuyền TIIK-20 được chuyển vào kho đã được cơ giới hóa có trang bị bộ phận làm nóng không khí để thong gió chủ động. Ngô được bốc dỡ bằng phương pháp tự chảy sang băng chuyền JIT-10 và từ đó chuyển tiếp sang các phương tiện vận chuyển. Năng suất tổ hợp máy 10 tấn/h. Sức chứa của kho chứa 600 tấn ngô.

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)