Tổng quan máy gieo

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ MÁY CÁC BỘ PHẬN CỦA MÁY GIEO HẠT

2.1. Tổng quan máy gieo

2.1.1. Phân tích các hình thức gieo hạt.

Hình 2.1 Các hình thức gieo hạt Gieo hàng

hẹp

Gieo hốc

Gieo hàng rộng

Gieo dải Gieo hốc Gieo ô

SVTH: Trần Thanh Điểu – 13C1B GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

Châu Ngọc Hải – 13C1B 25

Có 4 hình thức gieo:

1. Gieo vãi:

Hạt giống dược vãi trên mặt đất, lấp hạt bằng bừa hoặc không lấp, cách gieo này thường dùng để gieo mạ, rau cải, cỏ .v.v…. Gieo vãi lúa thường rất phổ biến ở miền nam (địa phương gọi là sạ).

Gieo vãi dễ thực hiện năng suất lao động cao. Nhưng phân bố hạt không điều hao phí hạt rất lớn, độ sao gieo hạt không ổn định nên khó chăm sóc cây và do cây không có hàng lối nên luồng không khí khó vào đễ làm thông thoáng dễ gây sau bệnh cho cây.

2. Gieo hàng: là hình thức phổ biến nhất, tùy theo hàng có thể phân ra

• Gieo hàng hẹp: khoảng cách có thể từ 7 đến 10cm. thường để gieo các hạt nhỏ, cây mảnh, mật độ dày

• Gieo hàng vừa: khoảng cách hàng 15 đến 20cm thường là gieo lúa.

• Gieo hàng rộng dùng để gieo các loại cây cần diện tích đất dinh dưỡng lớn như bông ngô, khoảng cách hàng từ 60 đến 70cm.

3. Gieo dãi: cũng là cách gieo hàng hẹp nhưng cứ một dãi gồm nhiều hàng hẹp thì lại có một khoảng rộng, gieo dãi tạo điều kiện đi lại chăm sóc cây dễ dàng.

• Gieo hốc (còn gọi là gieo khóm): trên hàng gieo hạt không rãi cách đều mà hạt phân bố thành từng cụm, mỗi cụm gồm một số hạt.

4. Gieo ô: nếu gieo hốc mà các hốc thẳng hàng cả hàng dọc lẫn hàng ngang thì gọi là gieo ô, mục đích là đễ cơ giới hóa việc xới, trừ cỏ theo hướng dọc và ngang, ô thường là ô vuông.

• Gieo hàng, gieo ô có lợi là dễ vun xới, trừ cỏ cho cây và thông thoáng không khí hơn, cây phát triển tốt giảm sau bệnh.

2.1.2. Yêu cầu kĩ thuật đối với máy gieo.

Máy gieo cần đạt được những yêu cầu kĩ thuật sau.

• Mật độ gieo đều: nếu gieo hàng thì hạt trên hàng phải cách đều nhau, nếu là gieo hốc, gieo ô thì số hạt trong mỗi hốc phải như nhau và khoảng cách giữa các hốc phải bằng nhau. Nếu như gieo vãi thì hạt phải phân bố cách đều, số hạt/m2 phải bằng nhau.

• Yêu cầu này rất cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây, mỗi cây, nhóm cấy cần một diện tích đất nhất định, không gian sinh trưởng đủ và bằng nhau thì mới phát triển tốt và đồng đều được.

SVTH: Trần Thanh Điểu – 13C1B GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

Châu Ngọc Hải – 13C1B 26

• Máy phải điều chỉnh được mức gieo: hướng gieo trên đơn vị diện tích phải điều chỉnh được theo yêu cầu nông học của từng loại cây, loại đất, thời vụ.

• Máy phải đảm bảo được độ sau gieo: hướng hạt gieo trên đơn vị diện tích phải thay đổi được. Hạt bé lấp cạn hơn hạt lớn, ở đất cát pha lấp sau hơn đất thị nặng, ở đất khô lấp sau hơn đất ẩm, Ví dụ:gieo lúa trên đất khô cần điều chỉnh độ sau lấp hạt 3 đến 6cm, gieo ngô 5 đến 10cm.

• Máy gieo hạt không được làm tổn thương hạt; Hạt, mầm hạt không bị trầy xát, nứt, dập vỡ để đảm bảo cây mọc tốt. Đây là một yêu cầu rất khó thực hiện nhất là đối với hạt mềm vỏ, hạt có mầm.

• Máy phải thuận tiện trong sử dụng: dễ dàng chăm sóc, bảo quản, thoát giống ra nhanh, năng suất lao động cao, gieo được nhiều loại hạt.

2.1.3. Cấu tạo máy gieo hạt.

Một máy gieo hạt gồm những bộ phận chính sau

a) Thùng đựng hạt: có thể là một thùng hạt chung cho tất cả máy gieo hoặc nhiều thùng mỗi thùng dùng cho một hoặc hai hàng gieo.

b) Bộ phận gieo hạt: Nhận hạt từ thùng hạt rồi phân có ra theo đúng mật độ, công thức, mức gieo. Đây chính là bộ phận quan trọng nhất của máy gieo hạt. Có nhiều kiểu, loại bộ phận gieo hạt khác nhau nhằm đáo ứng cho từng loại hạt, từng công thức gieo hạt.

c) Ống dẫn hạt: Làm nhiệm vụ dẫn hạt từ bộ phận gieo xuống đất.

Có 3 loại ống dẫn hạt:

Hình 2.2 Các loại ống dẫn hạt

SVTH: Trần Thanh Điểu – 13C1B GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

Châu Ngọc Hải – 13C1B 27

• Loại ống xoắn (hình a) thường dùng ở máy gieo lúa đất khô

• Loại lò xo (hình b) thường dùng ở máy gieo bông.

Bên trong hai loại ống này có những gờ xoắn ốc nên khi gieo ống sẽ rung làm hạt tách ra nhau, phân bố lại khiến khoản cách hạt trên hàng phân bố đều hơn.

• Loại ống cứng bằng cao su hoặc tôn (hình c) có cấu tạo đơn giản, rẽ thường dùng cho các công cụ gieo hạt

• Cũng có những trường hợp không cần ống dẫn mà rơi thẳng xuống đất.

d) Lưỡi rạch

• Chức năng và yêu cầu kỹ thuật:

Lưỡi rạch có nhiệm vụ rạch rãnh trên mặt đất để hạt gieo cào rãnh, cần đạt những yêu cầu sau:

• Không lật đất ở dướilên làm mất độ ẩm của đất mà chỉ tách thành rãnh.

• Rạch rãnh đủ rộng và sâu đều đúng theo yêu cầu nông học. Khi làm việc lưỡi rạch không vướng rác, dính đất.

• Các loại lưỡi rạch:

Có 4 loại lưỡi rạch sau:

• Lưỡi rạch mũi neo: Hình dạng mũi neo, chuyển động tịnh tiến, dễ đưa đất ẩm lên, hay bị vướng rác cỏ nên chỉ dùng trong điều kiện đất được làm kỹ, sạch cỏ.

• Lưỡi rạch sống tàu: Có dạng sống tàu, cũng chuyển đọng tịnh tiến, nhưng góc rạch tù và rạch từ trên xuống, tách đất sang hai bên nên không đưa đất ẩm lên, ít vướng cỏ rác.

• Lưỡi rạch dao cong: Xẻ rãnh bằng cách cắt đất và tách đất ra. Góc rạch tù. Có hai kiểu: kiểu không có đế tựa dùng cho máy gieo ngô , độ rạch sau 12cm. Kiểu không có đế tựa để hạn chế và ổn định rạch sâu, thường dùng cho máy gieo bông.

• Lưỡi rạch đĩa: Gồm hai đĩa nghiên, mép phía trước khít nhau, tạo thành góc mở đất 10 đế 200. Khi gieo hai đĩa cùng cắt đát và tách đất ra hai bên, do đó có thể gieo ở đất có độ ẩm cao, làm đất không kỹ. Vì vậy tuy lưỡi rạch đĩa cấu tạo phức tạp, giá thành cao nhưng được sử dụng rất phổ biến trong các kiểu gieo lúa đất khô.

e) Bộ phận lấp hạt :

Có nhiệm vụ phủ đất lên hạt dã gieo. Có khi vừa lấp vừa nén đất để giữ độ ẩm cho hạt chóng nẩy mầm. Có loại đơn giản chỉ là những vòng xích kéo lê sau lưỡi rạch. Thường

SVTH: Trần Thanh Điểu – 13C1B GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

Châu Ngọc Hải – 13C1B 28

dùng loại bánh lấp hạt đơn hoặc bánh lấp hạt kép 2 bánh quay nghiên nhau một góc vừa vun đất vừa rạch rãnh vừa nén đất.

f) Bánh gieo hạt:

Còn gọi là bánh đất. Có nhiệm vụ đỡ máy gieo và truyền lực quay cho bộ phận gieo hạt.

g) Hệ thống truyền lực:

Gồm các bánh răng và bánh xích truyền lực quay từ bánh xe gieo để làm quay bộ phận gieo hạt, có thể thay đổi được tỉ số truyền để điều chỉnh mức gieo. Hoạt động của bộ phận gieo nhận lực truyền từ bánh xe lấp đất hoặc bánh xe gieo để mức hạt gieo không thay đổi, không phụ thuộc vào tốc độ máy nhanh hay chậm.

h) Tiêu gieo :

Rạch thành vết thảng trên ruộng, làm chuẩn mực về khoảng cách cho đường gieo sau.

i) Khung máy và bộ phận bắt vào máy keo :

Máy gieo có thể móc hoặc treo sau máy kéo, hoặc dùng máy kéo làm khung để bắt các bộ phận gieo, cũng có thể là máy gieo tự hành với khung và động cơ chuyên dùng để gieo.

2.1.4. Quá trình làm việc của máy gieo hạt

Hình 2.3 : Quá trình làm việc của máy gieo hạt

SVTH: Trần Thanh Điểu – 13C1B GVHD: ThS. Châu Mạnh Lực

Châu Ngọc Hải – 13C1B 29

1- Thùng Hạt 2-Bộ phận gieo hạt 3-Ống dẫn hạt 4-Lưỡi rạch hàng 5-Bánh xe gieo 6-Hệ truyền lực gieo 7-Bộ phận lấp hạt 8-Lò xo

9-Cánh khuấy hạt.

Nói chung quá trình làm việc của các loại máy gieo hầu như giống với hình trên.

Hạt từ thùng đựng hạt 1 tự chảy xống bộ phận gieo 2 (dạng trục cuốn). Trục cuốn quay nhờ lực từ bánh xe gieo 5 qua hệ thống truyền lực bánh răng và xích 6.

Hạt được trục cuốn múc ra khỏi thùng và nhả vào ống dẫn hạt 3 sau đó rơi xuống rãnh do lưỡi rạch 4 tách đất ra tạo thành. Cuối cùng hạt được lấp đất bằng bộ phận lắp hạt 7.

Cánh khuấy 9 quay với tốc độ rất chậm để đảo hạt, phá vỡ vòm để làm cho hạt nạp vào bộ phận gieo luôn ổn định. Khi hạt bị kẹt thì cửa ra nén lò xo xuống để cửa rộng thêm cho hạt thoát ra.

Mức gieo hạt được điều chỉnh bằng hai cách: hoặc thay đổi tỉ số quay giữa bánh xe và trục cuốn hoặc thay đổi độ dài phần trục cuốn lô vào thùng hạt.

Một phần của tài liệu Thiết kế và chế tạo máy gieo hạt (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)