Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng lắng đọng bùn cặn trong hệ thống thoát nước và đề xuất tần suất nạo vét trên lưu vực phía đông thành phố đà nẵng (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC LƯU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội của lưu vực nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của khu vực Trung-Tây Nguyên của Việt Nam có vị trí địa lý từ 15015’ đến 16040' Bắc và từ 107017’ đến 108021' Đông, là cửa ngõ quốc tế lớn thứ ba của Việt Nam.

Lưu vực thoát nước phía Đông thuộc địa giới hành chính của 2 quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, nằm kẹp giữa sông Hàn - sông Cổ Cò ở phía Tây và dải bờ biển phía Đông. Hướng thoát nước chính chính của khu vực này là các tuyến chạy theo hướng Đông-Tây thoát nước ra sông Hàn (hoặc sông Cổ Cò ở phía Nam quận Sơn Trà) và ra biển Đông.

b. Nền địa hình

Là địa bàn tập trung triển khai khá nhiều dự án phát triển hạ tầng và đô thị. Có thể phân ra 2 tiểu khu vực là: Đông đường Ngô Quyền và Tây đường Ngô Quyền.

Khu vực Đông đường Ngô Quyền: Gồm khu tái định cư đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc, khu dân cư đường Phan Bá Phiến, khu dân cư Mân Thái, khu dân cư An Cư 1, 2, 3, 4, 5, các trục đường chính Phạm Văn Đồng và Sơn Trà - Điện Ngọc. Cao độ nền xây dựng của các khu dân cư cũ giữ lại có cao độ lớn nhất +8,20m, thấp nhất +3,70m.

Khu vực Tây Ngô Quyền: Gồm khu dân cư An Trung, khu Trung tâm hành chính quận Sơn Trà, khu dân cư Phước Mỹ, các khu tái định cư Mân Thái, An Hòa, Nại Hiên Đông, cuối tuyến Bạch Đằng Đông, khu công nghiệp dịch vụ thủy sản và khu đô thị mới vịnh Mân Quang. Cao độ đường thấp nhất là +1,65m (tại khu tái định cư Nại Hiên Đông), cao nhất là +7,70m (trên đường Ngô Quyền).

Tại quận Ngũ Hành Sơn, các khu dân cư, tái định cư, khu đô thị mới chủ yếu tập trung trên địa bàn 2 phường Bắc Mỹ An và Hòa Hải và cũng có thể chia thành 2 tiểu khu vực Đông và Tây đường Ngũ Hành Sơn - Lê Văn Hiến.

Khu vực phía Đông : Gồm các khu dân cư phía Đông trường Đại học Kinh tế, phía Nam đường Phan Tứ, khu tái định cư DBC, khu Bắc Mỹ An 3, các khu tái định cư Hòa Hải 1, 3, Làng đá mỹ nghệ Non Nước, vệt du lịch bờ biển. Đây là vùng địa hình tương đối bằng phẳng không bị ngập lụt, cao độ nền xây dựng thấp nhất là +3,70m, cao nhất là +10,20m.

Khu vực phía Tây: Khu đô thị Nam cầu Trần Thị Lý, các khu 1, 2, 4 Nam cầu Tuyên Sơn, khu phố chợ Hòa Hải, khu dân cư Đông Trà và Đại học Đà Nẵng. Cao độ

tối thiểu thay đổi theo hướng cao dần về phía thượng lưu sông. Cụ thể là : Tại khu đô thị Nam cầu Trần Thị Lý, cao độ tim đường thấp nhất là +2,70m, tại khu phố chợ Hòa Hải, cao độ tim đường thấp nhất là +3,20m. Tại khu Đại học Đà Nẵng, cao độ tim đường thấp nhất là +4,50m. Hướng thoát nước là tập trung đổ ra sông Hàn và sông Cổ Cò.

c. Đặc điểm khí hậu - Khí hậu

Thời tiết khí hậu TP Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu của khu vực Duyên hải Miền Trung, là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam, được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.

Lượng mưa trung bình hàng năm ở các nơi thuộc Đà Nẵng vào loại lớn so với các nơi khác trong khu vực cũng như trong toàn quốc. Tổng lượng mưa trung bình năm phổ biến ở đồng bằng từ 2000 đến 2500mm, đỉnh Bà Nà có lượng mưa trung bình năm khoảng trên 5000mm. Tổng lượng mưa tăng dần về phía Bắc, Tây Bắc và tăng theo độ cao.

Bảng 2.1: Đặc trưng tổng lượng mưa các tháng trong năm tại Đà Nẵng Tháng

Năm

Tổng lƣợng mƣa trung bình (mm)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả

năm 2006 97,9 33,8 2,2 9,2 68,7 2,3 127,3 346,2 294,4 618,8 278,6 254,4 2133 2007 153,3 0,4 58,0 55,3 156,4 7,1 24,1 152,2 252,8 1.147 893,6 163,8 3064 2008 82,8 33,6 53,7 67,0 157,7 35,5 47,9 56,6 230,0 1.006 568,6 185,3 2524 2009 159,5 23,3 23,0 179,9 65,3 36,2 186,5 152,8 1,375 455,8 194,4 165,4 3017 2010 87,9 0 10,3 4,7 62,1 76,1 245,2 326,3 166,1 656,3 549,2 526 2710 2011 160,6 0 31,2 8,0 35,0 100,5 12,8 139,1 812,1 791,3 1.218 339,2 2431 2012 56,8 37,4 0 21,3 10,9 46,1 32,0 180,5 581,7 367,5 302,4 59,5 1696 2013 18,0 45,0 45,0 14,0 43,0 25,0 132,0 81,0 751,0 369,0 760,0 34,0 2317 2014 100 0 5,0 60,0 10,0 80,0 175,0 165,0 110,0 380,0 560,0 34,0 1679 2015 100 0 5,0 60,0 10,0 80,0 175,0 165,0 110,0 380,0 560,0 34,0 1679

TB

tháng 102 17 23 48 62 49 116 176 468 617 467 180 2325

- Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí là yếu tố khí hậu thể hiện rõ nhất ảnh hưởng của vị trí địa lý, hoàn lưu khống chế, chế độ nắng. Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, Đà Nẵng có một nền nhiệt độ cao và ít biến động trong năm. Biến trình năm của nhiệt độ trung

bình không khí có dạng một đỉnh, cực đại vào tháng 6 hoặc tháng 7, cực tiểu vào tháng 1. Từ tháng 1 nhiệt độ bắt đầu tăng cho đến tháng 6, tháng 7, sau đó giảm dần cho đến cho đến tháng 1 năm sau.

Về mùa đông: Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 12 ở vùng đồng bằng ven biển từ 21.5-220C, ở vùng núi độ cao 500m như tại đỉnh đèo Hải Vân khoảng 19oC, núi cao 1500m như tại đỉnh Bà Nà khoảng 12-13oC.

Về mùa hạ: Vào các tháng 6, 7 là các tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình các tháng này khoảng 29oC ở vùng đồng bằng ven biển, khoảng 25-26oC ở vùng núi có độ cao 500m, khoảng 19oC ở vùng núi có độ cao 1500m.

Lượng nước bốc hơi mạnh trong thời kỳ gió Tây Nam khô nóng chi phối. Trong những ngày này nước bốc hơi trung bình ngày trên 6mm, nhiều ngày đạt trên 10mm, có ngày đạt 17,6mm (ngày 27 tháng 6 năm 1985). Trong các tháng 5 đến tháng 8 thường đạt từ 100 đến 120mm, trong đó có tháng đạt trên 200mm, như tháng 8 năm 1986 (đạt 226,5mm).

Trong các tháng mùa mưa và đầu mùa ít mưa lượng nước bốc hơi thấp. Trung bình trong mỗi tháng chỉ đạt từ 60 đến 70mm. Có năm lượng nước bốc hơi trong thời kỳ này chỉ đạt 40mm/tháng.

Bảng 2.2: Đặc trưng nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Đà Nẵng Các

tháng

Nhiệt độ không khí trung bình (oC) TB tháng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tháng 1 21,6 21,3 21,6 20,6 23,1 20,0 21,4 21,9 20,3 20,3 21,31 Tháng 2 23,3 23,7 19,4 23,7 24,4 21,5 22,2 24,4 21,8 21,9 22,72 Tháng 3 24 25,4 23,3 25,5 24,6 21,5 24,3 25,3 24,1 24,2 24,31 Tháng 4 26,9 26,4 27,0 26,9 26,9 24,9 27,0 27,1 28,1 28,3 26,97 Tháng 5 27,6 28,1 27,7 27,6 29,4 28,1 29,3 29,2 29,1 29,3 28,56 Tháng 6 30,2 29,8 29,4 30,6 29,7 29,3 30,6 29,6 31,2 31,2 30,16 Tháng 7 30,1 29,4 29,5 29,3 29,1 29,8 29,5 28,6 28,6 28,6 29,35 Tháng 8 28,3 28,8 28,6 29,2 28,1 29,2 29,7 29,3 28,3 28,3 28,83 Tháng 9 27,3 27,8 27,8 27,5 27,7 26,9 27,4 27,1 28,1 28,2 27,63 Tháng 10 26,7 26 26,3 26,7 25,9 25,7 26,3 26,0 27,6 27,6 26,51 Tháng 11 26,2 23,2 24,4 24,4 23,7 24,6 26,0 25,2 24,2 24,3 24,61 Tháng 12 23,4 23,9 21,5 23,2 22,5 20,8 24,5 20,8 21,4 21,4 22,44

TB năm 26,3 26,15 25,5 26,3 26,3 25,2 26,5 26,2 26,0 26,6

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng lắng đọng bùn cặn trong hệ thống thoát nước và đề xuất tần suất nạo vét trên lưu vực phía đông thành phố đà nẵng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)