Đề xuất tần suất nạo vét bùn cặn tại các lưu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng lắng đọng bùn cặn trong hệ thống thoát nước và đề xuất tần suất nạo vét trên lưu vực phía đông thành phố đà nẵng (Trang 53 - 57)

Để có cơ sở đề xuất tần suất nạo vét lượng bùn cặn lắng đọng các tuyến cống thoát nước, ta dựa vào tiêu chuẩn TCVN 7957:2008, Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế. Trong đó, tại mục 4.5.2, độ đầy tính toán thiết kế cống thoát nước được quy định tùy theo đường kính cống, với các khẩu độ cống tại các lưu vực nghiên cứu, theo tiêu chuẩn được lấy như sau:

- Đối với cống D=500-900mm, độ đầy không quá 75%D;

- Đối với cống D trên 900mm, độ đầy không quá 80%D.

- Đối với mương có chiều cao H từ 0.9m trở lên với tiết diện ngang bất kỳ, độ đầy không quá 80%H.

Ta thấy từ tiêu chuẩn trên, để đảm bảo khả năng thoát nước của cống thì lượng bùn cặn trong cống không được quá 25% đối với tiết diện cống D=500-900mm, và không quá 20% đối với tiết diện cống có D hoặc H trên 900mm.

Từ nhận định trên, ta xem xét đề xuất tần suất nạo vét đối với từng tuyến cống khảo sát, cụ thể như sau:

a. Đối với tuyến cống trên đường Võ Nguyên Giáp (tuyến cống cấp 1 – lưu vực 1):

Khẩu độ BxH=2mx1.2m, độ dốc cống 0.2%, được xây bằng bê tông cốt thép.

- Ngày 11/6/2017: Chiều cao bùn khảo sát được ban đầu là 165mm.

- Ngày 22/9/2017: Lượng bùn tăng cao nhất với chiều cao 417mm, tăng 252mm so với lượng bùn ban đầu, chiếm 21% tiết diện cống thoát nước.

- Ngày 28/6/2018, sau 01 năm khảo sát: Lượng bùn đo được là 236mm, tăng 71mm so với lượng bùn ban đầu, chiếm 6% tiết diện cống thoát nước.

Vậy, tần suất đề suất nạo vét đối với tuyến cống này là H1.1 =20(%) /6 (%) = 03 (năm).

b. Đối với tuyến cống trên đường Hồ Nghinh (tuyến cống cấp 2 – lưu vực 1):

Khẩu độ BxH=1mx1.5m, độ dốc cống 0.2%, được xây bằng bê tông cốt thép.

- Ngày 11/6/2017: Chiều cao bùn khảo sát được ban đầu là 213mm.

- Ngày 17/8/2017: Lượng bùn tăng cao nhất với chiều cao 412mm, tăng 199mm so với lượng bùn ban đầu, chiếm 13% tiết diện cống thoát nước.

- Ngày 28/6/2018, sau 01 năm khảo sát: Lượng bùn đo được là 328mm, tăng 115mm so với lượng bùn ban đầu, chiếm 8% tiết diện cống thoát nước.

Vậy, tần suất đề suất nạo vét đối với tuyến cống này là H1.2 =20(%) /8 (%) = 03 (năm).

c. Đối với tuyến cống trên đường Võ Nguyên Giáp (tuyến cống cấp 1 – lưu vực 2):

Khẩu độ BxH=1.5mx2m, độ dốc cống 0.2%, được xây bằng bê tông cốt thép.

- Ngày 11/6/2017: Chiều cao bùn khảo sát được ban đầu là 156mm.

- Ngày 28/6/2018, sau 01 năm khảo sát: Lượng bùn tăng cao nhất là 513mm, tăng 357mm so với lượng bùn ban đầu, chiếm 18% tiết diện cống thoát nước.

Vậy, tần suất đề suất nạo vét đối với tuyến cống này là H2.1 =20(%) /18 (%) = 01 (năm).

d. Đối với tuyến cống trên đường Hoàng Kế Viêm (tuyến cống cấp 2 – lưu vực 2):

Khẩu độ BxH=0.6mx1 m, độ dốc cống 0.2%, được xây bằng bê tông cốt thép.

- Ngày 11/6/2017: Chiều cao bùn khảo sát được ban đầu là 20mm.

- Ngày 17/8/2017: Lượng bùn đo được với chiều cao 435mm, tăng 415mm so với lượng bùn ban đầu, chiếm 42% tiết diện cống thoát nước.

- Ngày 28/6/2018, sau 01 năm khảo sát: Lượng bùn đo được là 617mm, tăng 597mm so với lượng bùn ban đầu, chiếm 60% tiết diện cống thoát nước.

Vậy, tần suất đề suất nạo vét đối với tuyến cống này là H2.2 =25(%) /60 (%) = 0.4 (năm).

e. Đối với tuyến cống trên đường Lê Văn Hưu (tuyến cống cấp 1 – lưu vực 3):

Khẩu độ BxH=1.5mx1.5 m, độ dốc cống 0.8%, được xây bằng bê tông cốt thép.

- Ngày 11/6/2017: Chiều cao bùn khảo sát được ban đầu là 32mm.

- Ngày 17/8/2017: Lượng bùn đo được với chiều cao 0mm.

- Ngày 28/6/2018, sau 01 năm khảo sát: Lượng bùn đo được là 15mm, giảm so với lượng bùn khảo sát ban đầu.

Vậy, đối với tuyến cống này không đề xuất tần suất nạo vét.

f. Đối với tuyến cống trên đường An Dương Vương (tuyến cống cấp 2 – lưu vực 3):

Khẩu độ D800, độ dốc cống 0.3%, được xây bằng bê tông cốt thép.

- Ngày 11/6/2017: Chiều cao bùn khảo sát được ban đầu là 45mm.

- Ngày 17/8/2017: Lượng bùn đo được với chiều cao là 127mm, tăng 82mm so với lượng bùn ban đầu, chiếm 10% tiết diện cống thoát nước.

- Ngày 28/6/2018, sau 01 năm khảo sát: Lượng bùn đo được là 116mm, tăng 71mm so với lượng bùn ban đầu, chiếm 9% tiết diện cống thoát nước.

Vậy, tần suất đề suất nạo vét đối với tuyến cống này là H3.2 =25(%) / 9 (%) = 03 (năm).

 Qua các kết quả tính toán trên, tần suất nạo vét tại các lưu vực nghiên cứu được tổng hợp theo bảng 3.1:

Bảng 3.1: Tần suất nạo vét tại các lưu vực nghiên cứu

Lưu vực nghiên

cứu

Loại cống thoát nước

Khẩu độ (mm) Khả năng tích tụ bùn cặn theo thời gian

Tỷ lệ tối đa theo mục 4.5.2

TCVN 7957:2008

Tần suất nạo vét (năm)

11-06-17 17-08-17 22-09-17 05-01-18 28-06-18

B H

Chiều dày lớp bùn ban đầu (mm)

Chiều dày lớp bùn cặn tích tụ (*) (mm)

Tỷ lệ h/D

Chiều dày lớp bùn cặn tích tụ (*) (mm)

Tỷ lệ h/D

Chiều dày lớp bùn cặn tích tụ (*) (mm)

Tỷ lệ h/D

Chiều dày lớp bùn cặn tích tụ (*) (mm)

Tỷ lệ h/D

Lưu vực 1

Cống cấp 1 2000 1200 165 167 0.14 252 0.21 18 0.02 71 6% 20% 3

Cống cấp 2 1000 1500 213 199 0.13 19 0.01 0 0.00 115 8% 20% 3

Lưu vực 2

Cống cấp 1 1500 2000 156 129 0.06 155 0.08 81 0.04 357 18% 20% 1

Cống cấp 2 600 1000 20 292 0.29 415 0.42 267 0.27 597 60% 25% 0.4

Lưu vực 3

Cống cấp 1 1500 1500 32 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0% 20% 0

Cống cấp 2 800.00 45 82 0.10 33 0.04 31 0.04 71 9% 25% 3

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng lắng đọng bùn cặn trong hệ thống thoát nước và đề xuất tần suất nạo vét trên lưu vực phía đông thành phố đà nẵng (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)