Khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước tại các lưu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng lắng đọng bùn cặn trong hệ thống thoát nước và đề xuất tần suất nạo vét trên lưu vực phía đông thành phố đà nẵng (Trang 35 - 41)

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC LƯU VỰC NGHIÊN CỨU

2.2. Khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước tại các lưu vực nghiên cứu

nhánh đổ trực tiếp vào hệ thống cống đặt trên hè phố, nước mưa chảy tràn trên mặt đường hoặc được thu vào các rãnh bằng các cửa thu.

Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân cư, các khu dân cư, trường học, hộ sản xuất nhỏ lẻ, bệnh viện, khách sạn,.. chảy đến tuyến cống hiện trạng rồi được đưa sang cơ cấu tách dòng, ở đây có song chắn rác làm nhiệm vụ tách tạp vật như nhánh cây, gỗ, nhựa, lá cây, rác thải,.. vào hệ thống phân phối nước, chuyển hướng di chuyển của dòng nước. Sau đó, nước thải sẽ chảy về giếng thăm gần nhất thông qua ống nhánh thu nước, ống xả cặn và từ đó đi vào ống tự chảy chuyển đến trạm bơm. Để duy trì dòng chảy theo trọng lực, các ống tự chảy được đặt sâu dần dưới lòng đất cho đến độ sâu 5m. Nước thải sẽ chảy theo trọng lực về trạm bơm gần nhất và được bơm tự động về trạm bơm kế tiếp, cứ vậy nước thải sẽ được đưa về trạm bơm cuối và được bơm về trạm xử lý thông qua tuyến ống nâng.

Tuyến cống hiện trạng của hệ thống thu gom được xây dựng bằng bê tông, đá hộc, bê tông ly tâm. Trong các tuyến cống hiện trạng có các cửa thu và hố ga để đảm bảo thu nước và lắng cặn. Đây là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ dân cư, các khu dân cư, trường học, hộ sản xuất nhỏ lẻ, bệnh viện, khách sạn,..và cũng là nơi tiếp nhận nước mưa thông qua cửa thu nước mưa đặt dọc theo các tuyến đường. Sau khi qua cống hiện trạng thì nước thải được đưa tới cơ cấu tách dòng nhằm tách nước thải ra khỏi cống hiện trạng để đưa về trạm XLNT. Các cơ cấu tách dòng thường đặt ở ngã 3, ngã 4 hướng về cửa xả (tuyến sông hoặc tuyến biển) sau đó là giếng thăm ngay cạnh.

Trường hợp khi có mưa lớn hoặc chế độ thủy triều cao thì lượng nước thải với nước mưa được đổ thẳng ra biển hoặc sông.

Các tuyến cống tại các lưu vực này được xây dựng sau năm 2004 bằng các nguồn Ngân sách thành phố, vốn vay của Ngân hàng thế giới, hay các nguồn vốn khác thường được xây dựng bằng bê tông cốt thép nên có độ bền tốt hơn và được khai thác sử dụng bền vững.

a. Lưu vực thoát nước 1 (thuộc phường Phước Mỹ)

 Giới hạn bởi các đường: Phó Đức Chính, Vương Thừa Vũ, Võ Nguyên Giáp, Hồ Nghinh.

 Diện tích lưu vực thoát nước: 17,92 ha.

 Độ dốc địa hình: 0.37% (cao độ cao nhất +5.8m và cao độ thấp nhất +3.03m).

Hình 2.3 : Hiện trạng hệ thống thoát nước lưu vực 1

Tuyến cống cấp 1: Tyến cống hộp trên đường Võ Nguyên Giáp, được xây bằng bê tông cốt thép, có khẩu độ BxH=2mx1.2m, độ dốc cống 0.2%.

Tuyến cống cấp 2: Tuyến cống hộp trên đường Hồ Nghinh, được xây bằng bê tông, có khẩu độ BxH=1mx1.5m, độ dốc cống 0.2%.

Hình 2.4: Tình trạng chất lượng cống cấp 1, cấp 2 thuộc lưu vực nghiên cứu 1

Hình 2.5: Hiện trạng vệ sinh môi trường lưu vực 1

Hình 2.6: Nước thải và nước mưa chảy tràn ra cửa xả ven biển tại lưu vực 1

 Nhận xét:

Qua khảo sát hiện trạng lưu vực nghiên cứu cho thấy đây là khu vực dân cư cũ khớp nối với khu dân cư mới hình thành. Tại khu dân cư mới, ngoài khu vực xây nhà ở còn tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn phục vụ du lịch. Tỷ lệ lấp đầy khoảng 50%

diện tích xây dựng. Một số nhà dân cư và khách sạn vẫn đang tiếp tục xây dựng, chiếm khoảng 1% diện tích. Tuy nhiên, tình trạng đất cát xây dưng rơi vãi ra mặt đường vẫn không được dọn dẹp triệt để, ảnh hưởng đến khả năng thu nước mặt đường và vệ sinh tại khu vực.

Công tác nạo vét bùn cặn tại lưu vực không được quan tâm đúng mức, do vậy vào mùa mưa, nước mưa cộng nước thải có màu đen theo cống thoát nước chung chảy tràn ra biển gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến phát triển du lịch của thành phố.

Độ dốc địa hình tại khu ực này tương đối cao, tuy nhiên độ dốc cống thoát nước chỉ mới đạt tiêu chuẩn tối thiểu cho phép theo TCVN 7957/2008. Hệ thống thoát nước có một số vị trí khớp nối không đồng bộ, cao độ đáy cống hạ lưu cao hơn đáy cống thượng lưu trên 20 cm (tại nút Vương Thừa Vũ – Võ Nguyên Giáp, hay nút Hồ Nghinh – Vương Thừa Vũ) gây ảnh hưởng đến khả năng thoát nước, giảm vận tốc dòng chảy và tăng khả năng lắng đọng bùn trong cống.

b. Lưu vực 2 (thuộc phường Mỹ An)

 Giới hạn bởi các đường: Nguyễn Văn Thoại, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Kế Viêm, Lê Quang Đạo.

 Diện tích lưu vực thoát nước: 24,05 ha.

 Độ dốc địa hình: 0.11% (cao độ cao nhất +4.24m và cao độ thấp nhất +3.27m).

Hình 2.7: Hiện trạng hệ thống thoát nước lưu vực 2

Tuyến cống cấp 1: Tuyến cống hộp trên đường Võ Nguyên Giáp, được xây bằng bê tông cốt thép, có khẩu độ BxH=1.5mx2m, độ dốc cống 0.2%.

Tuyến cống cấp 2: Tuyến cống hộp trên đường Hoàng Kế Viêm, được xây bằng bê tông, có khẩu độ BxH=0.6mx1.0m, độ dốc cống 0.2%.

Hình 2.8: Tình trạng chất lượng cống cấp 1, cấp 2 thuộc lưu vực nghiên cứu 2

Hình 2.9: Hiện trạng vệ sinh môi trường lưu vực 2

Hình 2.10: Nước thải và nước mưa chảy tràn ra cửa xả ven biển tại lưu vực 2

 Nhận xét:

Qua khảo sát hiện trạng lưu vực nghiên cứu cho thấy đây là khu vực dân cư mới hình thành, tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn phục vụ du lịch. Tỷ lệ lấp đầy khoảng 70% diện tích đất xây dựng. Một số nhà dân cư và khách sạn vẫn đang tiếp tục xây dựng, chiếm khoảng 3% diện tích. Tình trạng đất cát xây dưng rơi vãi ra mặt đường vẫn không được dọn dẹp triệt để, ảnh hưởng đến khả năng thu nước mặt đường và vệ sinh tại khu vực.

Công tác nạo vét bùn cặn tại lưu vực không được quan tâm đúng mức, do vậy vào mùa mưa, nước mưa cộng nước thải có màu đen theo cống thoát nước chung chảy tràn ra biển gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến phát triển du lịch của thành phố.

Độ dốc địa hình tại khu vực này tương đối bằng phằng, độ dốc cống thoát nước 0.2% chỉ mới đạt tiêu chuẩn tối thiểu cho phép theo TCVN 7957/2008, gây ảnh hưởng đến khả năng thoát nước, giảm vận tốc dòng chảy và tăng khả năng lắng đọng bùn trong cống.

c. Lưu vực 3 (thuộc phường Mỹ An)

 Giới hạn bởi các đường: Ngũ Hành Sơn, Phan Hành Sơn, Chương Dương, Mỹ An 17, Mỹ An 22.

 Diện tích lưu vực thoát nước: 18,75 ha.

 Độ dốc địa hình: 1.7% (cao độ cao nhất +10.3m và cao độ thấp nhất +2.85m).

Hình 2.11: Hiện trạng hệ thống thoát nước lưu vực 3

Tuyến cống cấp 1: Tuyến cống hộp trên đường Lê Văn Hưu, được xây bằng bê tông cốt thép, có khẩu độ BxH=1.5mx1.5m, độ dốc cống 0.8%.

Tuyến cống cấp 2: Tuyến cống tròn bê tông ly tâm trên đường An Dương Vương, có đường kính D800, độ dốc cống 0.3%.

Hình 2.12: Tình trạng chất lượng cống cấp 1, cấp 2 thuộc lưu vực nghiên cứu 3

Hình 2.13: Hiện trạng vệ sinh môi trường lưu vực 3

 Nhận xét:

Qua khảo sát hiện trạng lưu vực nghiên cứu cho thấy đây là khu vực dân cư đã hình thành từ khá lâu. Khu vực chủ yếu là nhà ở, các cửa hàng kinh doanh nhỏ. Tỷ lệ lấp đầy trên 90% diện tích đất xây dựng. Khu vực dân cư tương đối ổn định, môi trường khu vực được vệ sinh sạch sẽ.

Độ dốc địa hình và độ dốc cống thoát nước tương đối lớn đảm bảo khả năng thoát nước tốt, ít có bùn đất lắng đọng trong lòng cống.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng lắng đọng bùn cặn trong hệ thống thoát nước và đề xuất tần suất nạo vét trên lưu vực phía đông thành phố đà nẵng (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)