Thực trạng tuân thủ chế độ uống thuốc

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã huyện phú xuyên, hà nam (Trang 68 - 96)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp tại ba Trạm Y tế của huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019

3.2.3. Thực trạng tuân thủ chế độ uống thuốc

Bảng 3.16 Thực trạng uống thuốc điều trị của người bệnh

Nội dung

Uống thuốc

điều trị

Cách uống thuốc

Có đến 229/270 người (84,8%) uống thuốc điều trị THA, trong đấy có 92,6% người bệnh thực hiện uống thuốc thường xuyên, liên tục theo đơn của bác sĩ, còn 7,4% chưa thực hiện đúng việc uống thuốc (Bảng 3.16).

Bảng 3.17 Thực trạng người bệnh sử dụng các biện pháp điều trị khác

Các biện pháp điều trị khác

Trong số 270 người bệnh được phỏng vấn thì có 41 người không sử dụng thuốc tây y điều trị huyết áp mà chuyển sang điều trị bằng các biện pháp khác:

dùng thực phẩm chức năng 97,6%, bấm huyệt 95,1%, dùng thuốc đông y 70,7%, ăn nhạt 39,0%, chế độ luyện tập 19,5%. Chỉ có 2,4% là không điều trị gì (Bảng 3.17).

3.2.4. Thực trạng tuân thủ khám, tư vấn của người bệnh trong nghiên cứu

Bảng 3.18 Thực trạng khám và tư vấn của người bệnh tăng huyết áp Nội dung

Bệnh nhân có máy đo HA tại nhà

Thời gian người bệnh thường hay đo HA

Kết quả nêu ở Bảng 3.18 cho thấy số bệnh nhân tự trang bị máy đo huyết áp cho mình tại nhà là 147 người, chiếm 54,4%. Tỷ lệ người bệnh đo huyết áp thường xuyên, hàng ngày chiếm 47,8%, đo khi đi khám định kỳ là chủ yếu chiếm 93,3%, đo khi có biểu hiện THA là 76,7%, vẫn còn 18,1% không thường xuyên, thỉnh thoảng đo.

Bảng 3.19 Đánh giá thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp Điểm thực

hành đúng

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tổng điểm trung bình đánh giá thực hành tuân thủ điều trị THA của người bệnh là 15,10 ± 4,11, tổng điểm nhỏ nhất là 0 điểm và lớn nhất là 20 điểm. Vẫn còn 2 người bệnh được 0 điểm thực hành, có đến 19 người bệnh chiếm tỷ lệ 7,0% đạt điểm tối đa 20 điểm trong thực hành tuân thủ điều trị (Bảng 3.19).

Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ Thực hành tuân thủ điều trị tăng huyết áp

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đạt về tuân thủ điều trị chung ở người bệnh tăng huyết áp là 86,6%, tỷ lệ không đạt là 13,4% (Biều đồ 1.3).

3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh trong nghiên cứu

3.3.1. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị tăng huyết áp với một số đặc điểm cá nhân

Kết quả phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố đặc điểm cá nhân, tình trạng bệnh và tuân thủ điều trị của 270 người bệnh tham gia nghiên cứu được nêu trong các bảng số liệu dưới đây.

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa giới tính và tuân thủ điều trị của người bệnh Tuân thủ điều trị

Giới tính

Nam

Nữ

Số liệu nêu tại Bảng 3.20 cho thấy không có mối liên quan giữa yếu tố giới và tuân thủ điều trị của người bệnh THA tại địa điểm nghiên cứu [OR=1,62 (0,80-3,28), p>0,05].

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa nhóm tuổi và tuân thủ điều trị của người bệnh

Độ tuổi

<60 tuổi

≥60 tuổi

Nghiên cứu cũng không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố tuổi và tuân thủ điều trị [OR=0,99 (0,43-2,05), p>0,05] (Bảng 3.21).

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa nghề nghiệp với tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp

Nghề nghiệp

Đang đi làm

Hiện không đi làm (nội trợ, hưu trí)

Đối với yếu tố nghề nghiệp, khi phân nhóm nghề nghiệp thành nhóm đang đi làm (bao gồm cán bộ, làm ruộng, các nghề nghiệp khác) và nhóm hiện không

nêu tại Bảng 3.22 cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp và tuân thủ điều trị (CI95%: 1,56-17,50, p<0,05).

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa trình độ học vấn và tuân thủ điều trị của người bệnh

Học vấn

Dưới trung học phổ thông

Từ trung học phổ thông trở lên

Nghiên cứu cũng không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố trình độ học vấn và tuân thủ điều trị [OR=1,02 (0,37-2,81), p>0,05] (Bảng 3.23).

Bảng 3.24 Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và tuân thủ điều trị của người bệnh

Tình trạng hôn nhân

Đang có vợ /chồng

Hiện không có vợ/

chồng

Đối với yếu tố tình trạng hôn nhân, kết quả phân tích nêu tại Bảng 3.24 cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố này với tuân thủ điều trị, cụ thể nhóm người bệnh đang sống với vợ hoặc chồng có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn

Thang Long University Library

Bảng 3.25 Mối liên quan giữa bảo hiểm y tế và tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp

Bảo hiểm y tế

Không

Nghiên cứu cũng xác định được mối liên quan giữa tình trạng có bảo hiểm y tế và tuân thủ điều trị [OR=10,55 (1,70 - 65,48), p<0,05] (Bảng 3.25).

Bảng 3.26 Mối liên quan giữa tiền sử gia đình có người mắc bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của người bệnh

Tiền sử gia đình

Không ai mắc THA

Có người mắc THA

Số liệu nêu tại Bảng 3.26 cũng cho thấy có mối liên quan giữa tiền sử gia đình về mắc bệnh THA và tuân thủ điều trị của người bệnh THA trong nghiên cứu. Cụ thể những người bệnh tiền sử gia đình không ai mắc THA tuân thủ điều

Bảng 3.27 Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và tuân thủ điều trị

Thời gian mắc bệnh

Trên 1 năm

1 năm trở xuống

Theo số liệu phân tích nêu tại Bảng 3.27, có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh THA và tuân thủ điều trị của người bệnh THA trong nghiên cứu. Cụ thể những người bệnh có thời gian mắc bệnh trên 1 năm có khả năng tuân thủ

điều trị cao hơn 2,58 lần so với những người có thời gian mắc bệnh từ 1 năm trở xuống (CI95%: 1,01-6,64; p<0,05).

Bảng 3.28. Mối liên quan giữa kiến thức về bệnh tăng huyết áp và tuân thủ điều trị của người bệnh

Kiến thức về bệnh THA

Đạt

Không đạt

Theo số liệu phân tích nêu tại Bảng 3.28, có mối liên quan giữa kiến thức về bệnh THA và tuân thủ điều trị của người bệnh THA trong nghiên cứu. Những người bệnh có kiến thức về bệnh có khả năng tuân thủ điều trị cao hơn 14,82 lần so với những người có kiến thức không đạt (CI95%: 3,48-63,14; p<0,05).

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát 270 người bệnh THA từ 40 tuổi trở lên đang điều trị ngoại trú tại 3 xã Bạch Hạ, Minh Tân, Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Trong số người bệnh, phần lớn có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên (71,1%), nhóm người bệnh dưới 60 tuổi chỉ chiếm 28,9%. Điều này cho thấy THA thường xảy ra ở người cao tuổi hơn so với ở người có độ tuổi thấp hơn.

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy tần xuất THA tăng dần theo tuổi, tỷ lệ THA tăng theo tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu như nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng (2008) cho thấy trong số những người mắc THA, nhóm có độ tuổi ≥60 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn (66,35%) [14]; nghiên cứu của Lương Văn Minh (2008) cũng cho thấy số mắc THA có độ tuổi <60 tuổi chiếm 33,9% [29]; nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ (2015) cho thấy 71,7% người bệnh THA là trên 60 tuổi [Error! Reference source not found.6]; nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến cho thấy có đến 76,9% là người bệnh từ 60 tuổi trở lên mắc THA [50]. Qua các nghiên cứu trên chúng ta thấy tỷ lệ THA có chiều hướng tỷ lệ thuận theo tuổi vì tuổi càng cao, hệ thống động mạch càng bị xơ cứng nhiều, sự co dãn của thành động mạch kém đi, lòng động mạch cũng bị hẹp hơn vì vậy dễ bị bệnh THA. Phần khác do yếu tố sinh lý tác động cùng với sự tích lũy của các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, uống rượu, căng thẳng…

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số người bệnh là nữ chiếm 54,8%, cao hơn so với nam giới (45,2%). Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác đã tiến hành trước đó: như nghiên cứu của Ninh Văn Đông (2010) tìm thấy tỷ lệ mắc THA ở nữ là 55,5%, ở nam là 44,5% [3]; Nguyễn Thị Hải Yến và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc THA ở nữ là 54,2% [50]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nành 2011 cho thấy tỷ lệ này ở nữ là 61,5%, ở nam là 38,5% [31]. Như vậy nhiều

nghiên cứu trong nước cho thấy tỷ lệ nữ bị THA cao hơn nam giới, vấn đề này phù hợp với phân bố dân số của 2 giới trong dân số chung, mặt khác chúng tôi cho rằng có lẽ nữ giới quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn nam giới và chịu khó đi khám bệnh hơn nên trong nghiên cứu của chúng tôi gặp người bệnh THA là nữ nhiều hơn.

Trong số 270 người bệnh được nghiên cứu, số đối tượng có trình độ học vấn từ THPT trở lên chiếm 14,1% và có 85,9% có trình độ học vấn dưới THPT.

Sở dĩ có điều này vì trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên cứu đã nêu trên phần lớn người bệnh đã lớn tuổi (từ 60 tuổi trở lên), trước đây điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn do vậy trình độ học vấn nói chung của họ còn thấp, thậm chí theo các nghiên cứu của Nguyễn Văn Nành [31], Lương Văn Minh [29], Trần Ngọc Quang [35], Huỳnh Thị Tiền [39] thì số đối tượng nghiên cứu mù chữ hay mới học hết tiểu học chiếm đa số (khoảng 70%). Người bệnh có trình độ học vấn thấp dẫn đến sự hiểu biết, nhận thức về tuân thủ điều trị bị hạn chế, có thể làm ảnh hưởng đến thực hiện tuân thủ điều trị.

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 3 xã thuần nông của huyện Phú Xuyên, nên chủ yếu người bệnh làm nghề nông là chính, mặc dù nhóm tuổi người bệnh khá cao nhưng họ vẫn làm hoa màu, đồng ruộng để mưu sinh, chính vì thế mà ở nhóm nghề nghiệp đang đi làm (nông nghiệp, công nhân, buôn bán..) chiếm tỷ lệ cao 95,6%. Số đang có vợ/chồng cũng chiếm đa số với tỷ lệ 93,3%. Điều này cũng phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam và văn hóa Phương Đông và cũng có vai trò tốt, có thể gia tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế, qua đó tang tỷ lệ được phát hiện đối với bệnh THA.

Bệnh THA là bệnh mạn tính điều trị lâu dài, bệnh này hàng năm cũng làm tiêu tốn rất nhiều tiền của người bệnh, chính vì họ hiểu được điều đấy nên người bệnh có bảo hiểm y tế để bớt đi phần nào gánh nặng kinh tế của gia đình, tỷ lệ người bệnh có bảo hiểm y tế trong nghiên cứu này là 98,1%, chỉ có 5 người chưa có 1,9% với lí do là họ mới phát hiện bệnh nên chưa kịp mua bảo hiểm y

Thang Long University Library

tế.

Về bệnh sử tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu, trong nghiên cứu có 14,8% người bệnh mà gia đình của họ có người mắc bệnh THA. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Lương Văn Minh với tỷ lệ 16,6% [29]. Tỷ lệ tiền sử gia đình có nguời bị bệnh THA thấp có thể không thật chính xác bởi vì người bệnh không nhớ rõ do thời gian khá lâu và với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như sự phát triển của ngành y tế trước đây thì sẽ còn nhiều nguời bị THA mà chưa phát hiện ra.

Thời gian phát hiện bệnh THA của người bệnh phần lớn là từ 1 năm trở lên với tỷ lệ 90,0%. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Quang với 70,5% người bệnh có thời gian mắc bệnh THA từ 2 năm trở lên [35]. Phần lớn người bệnh bị THA lâu năm phù hợp với bệnh THA là một bệnh mạn tính.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 47,4% số người bệnh phát hiện bệnh THA của mình trong khi đi khám các bệnh khác, 19,6% phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ có 22,6% khám vì có triệu chứng THA. Như vậy có thể thấy việc chủ định đi khám và phát hiện THA của người dân còn hạn chế, phần lớn là do đi khám các bệnh khác kết hợp đo huyết áp mới phát hiện ra là mình bị bệnh THA, điều này rất nguy hiểm bởi bệnh THA là một trong những bệnh giết người thầm lặng, dường như không có biểu hiện nhiều nhưng khi đổ bệnh thì hậu quả khó lường.

4.1 Mức độ tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh 4.2.1 Kiến thức về bệnh tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 3 xã Bạch Hạ, Minh Tân, Quang Lãng huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, người bệnh tại đây công việc chủ yếu là nông nghiệp, có trình độ học vấn còn thấp chính vì thế kiến thức liên quan đến chế độ điều trị THA chưa cao, tỷ lệ có kiến thức đạt chỉ có 41,1%.

Điều này có thể ảnh hưởng đến việc tự nhận biết dấu hiệu về bệnh để chủ động

đi khám phát hiện THA của người dân.

Trong nhóm nghiên cứu có 87,0% người bệnh biết rằng việc điều trị THA là cần phải uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu như của Đào Thị Lan và Đặng Văn Chính năm 2014 cho thấy có 86,0% số người bệnh xác định cần phải điều trị lâu dài [26]; tỷ lệ này trong nghiên cứu của Vũ Phong Túc và Lê Chính Chuyên năm 2012 là 77,6% [43]. Tỷ lệ người bệnh cho rằng cần điều trị THA lâu dài trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của tác giả Huỳnh Thị Tiền năm 2007 với chỉ 64,8% [39], sự khác biệt này có lẽ ở địa điểm và thời điểm nghiên cứu, chúng tôi thực hiện nghiên cứu tại thời điếm này đã có nhiều kênh thông tin cho người bệnh biết về bệnh và chế độ điều trị THA. Tuy vậy vẫn còn 35,2% người bệnh cho rằng chỉ cần uống thuốc từng đợt khi có THA hay thỉnh thoảng có thể bỏ một vài hôm không uống, điều này có thể do người bệnh thấy người bình thường khi không uống thuốc hoặc họ chưa được tư vấn đầy đủ, kỹ càng về vấn đề này.

Phần lớn người bệnh biết hậu quả của việc không tuân thủ điều trị tăng huyết áp là: không kiểm soát được huyết áp 94,8%, không hạn chế được nguy cơ tim mạch 89,6%, không ngăn ngừa biến chứng tử vong 68,9%. Qua các kênh truyền thông mà người dân biết đến hâu quả nặng nền của việc không tuân thủ điều trị THA. Và người bệnh cũng hiểu được là việc theo dõi huyết áp và đi khám định kì rất quan trọng bởi nó đánh giá kết quả điều trị và hướng điều trị tiếp, phát hiện các biến chứng của THA với tỷ lệ lần lượt là 96,7% và 93,7%.

Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn người bệnh nhận thức đúng về việc thay đổi chế độ ăn uống trong quá trình điều trị THA, có đến 98,1% người bệnh cho rằng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, 91,5% biết nên ăn ít các chất béo, 74,1% biết ăn nhạt cũng cải thiện điều trị THA. Hạn chế rượu bia, chất kích thích chiếm 43,0%. Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Trần Ngọc Quang năm 2013 với 85,5% người bệnh biết rằng nên hạn chế ăn mặn

Thang Long University Library

[35]; kiến thức về hạn chế ăn mặn trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Út 2007 là 69,7% [46]; trong nghiên cứu của Ninh Văn Đông tại Hà Nội năm 2010 cũng có 89% và 86% người bệnh cho ràng nên có chế độ ăn nhiều rau, hoa quả tươi[3];

Điều này cho thấy người bệnh nhận thức được việc có chế độ ăn uống phù hợp là tốt cho quá trình điều trị THA nói riêng cũng như bảo vệ sức khỏe nói chung.

Có 73,3% người bệnh cho rằng nên luyện tập thể dục thể thao phù hợp thường xuyên hàng ngày. Tỷ lệ này tương tự với nghiên cứu của Trần Ngọc Quang [35], nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Ninh Văn Đông (85%) [3], điều này có thể do chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên các đối tượng có nghề nghiệp làm nông vất vả, thời gian bận rộn nên chưa quan tâm đến vấn đề tập thể dục. Tuy vậy nhìn chung người bệnh hiểu được việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là tốt để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật nói chung.

Trong điều trị THA việc tránh lo âu, căng thẳng cũng được người dân biết với tỷ lệ chiếm 95,6%, việc mất ngủ cũng làm cho bệnh thêm nặng nên việc ngủ đúng, đủ 8 giờ/ngày, không thức khuya người dân biết chiếm 83,0%.

Tổng hợp đánh giá kiến thức của người bệnh về phòng chống bệnh THA trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Ninh Văn Đông với tỷ lệ 46,5% số người bệnh có kiến thức về điều trị THA đạt [3Error! Reference source not found.]. Tuy nhiên tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt ở nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến với 57,3% người bệnh có kiến thức đạt về bệnh THA và chế độ điều trị [50], điều này có thể liên quan đến nghề nghiệp chủ yếu và độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu, đối tượng ở nghiên cứu của chúng tôi có nghề nghiệp làm nông là chủ yếu, người cao tuổi nên hạn chế về kiến thức, về khả năng lĩnh hội các nguồn thông tin mặc dù ba xã trong nghiên cứu của chúng tôi là những xã thuần nông, người dân đang có lối sống theo cộng đồng, có sự giao lưu cao, bà con lối xóm quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, cán bộ y tế có tác phong và cuộc sống

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã huyện phú xuyên, hà nam (Trang 68 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w