CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.3. Một số mô hình quản lý CTR trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.2 Hệ thống quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn một số đô thị lớn ở Việt Nam Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
Sở Giao thông công chính
Sở Tài Nguyên & Môi Trường
UBND tỉnh, thành phố
Công ty Môi Trường Đô Thị UBND Quận, Huyện
Chất thải rắn
Thu gom, xử lý Vận chuyển, tiêu hủy
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường nói chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia;
- UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện;
- Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở GTCC thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường của thành phố;
- Công ty Môi trường đô thị là đơn vị trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải rắn, đảm bảo vệ sinh môi trường thành phố theo chức trách được Sở GTCC thành phố giao.
Mục đích của quản lý chất thải rắn:
1) Bảo vệ sức khỏe cộng đồng 2) Bảo vệ môi trường
3) Sử dụng tối đa vật liệu
4) Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ 5) Giảm thiểu rác ở bãi rác
1.3.2.1 Quản lý hoạt động thu gom, vận chuyển CTR Việc quản lý CTRSH phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải
- Phải đảm bảo việc thu gom, xử lý hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ nhất nhưng lại đạt kết quả cao nhất
- Đưa các công nghệ và kỹ thuật, các trang thiết bị xử lý chất thải tiên tiến
động có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và lòng yêu nghề, có trách nhiệm với vấn đề môi trường của đất nước.
1.3.2.2 Xử lý chất thải rắn.
Công tác xử lý chất thải rắn đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là đổ thải vào các bãi lộ thiên, không có sự kiểm soát kỹ thuật, mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Cho đến nay mới chỉ có 32/64 tỉnh, thành có dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó có 13 đô thị đã và đang được đầu tư xây dựng. Một số dự án xử lý chất thải rắn tại đô thị chưa phát huy hiệu quả do lựa chọn công nghệ chưa thích hợp..
Thiêu đốt
Tại Việt Nam, lò đốt chất thải mới được áp dụng trong phạm vi rất hẹp để xử lý rác thải y tế nguy hại. Mặt dù số lượng lò đốt chưa nhiều nhưng khá đa dạng về chủng loại, nguồn gốc, công suất đốt và khả năng xử lý khí thải.
Tái sử dụng và tái chế
Tái sử dụng và tái chế là phương pháp phổ biến ở các hộ gia đình. Theo các kết quả nghiên cứu về các hộ gia đình thì người dân thường có thói quen tích trữ lại và bán lại cho những người đồng nát, hoặc bán trực tiếp cho các gia đình thu mua đồng nát trong vùng các loại rác thải có khả năng tái chế hoặc tái sử dụng được (nhựa, giấy, nilon, kim loại...). Các chất thải có khả năng tái chế sẽ được những người nhặt rác phân loại và bán cho các cơ sở tái chế.
Tiềm năng tái chế chất thải của Việt Nam khá lớn. ít nhất có 80% chất thải công nghiệp không nguy hại có khả năng tái chế được và sẽ có khả năng tiết kiệm chi phí khá lớn.
Chế biến rác thải thành phân bón hữu cơ là một hình thức tái chế rất hữu hiệu các chất thải hữu cơ và có tiềm năng để sản xuất các loại sản phẩm làm mầu
mỡ đất, không gây ô nhiễm và có khả năng làm tăng tỷ lệ tận thu các loại chất thải có thể tái chế được.
Một số phương pháp xử lý rác hiện đang áp dụng ở Việt Nam - Xử lý rác tại nhà máy Hóc Môn – TP.HCM:
Công nghệ ủ rác hiếu khí của Đan Mạch, được cơ khí hóa sử dụng hai lò quay trong môi trường bổ sung và duy trì liên tục không khí và độ ẩm. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động công nghệ này trở nên không phù hợp nữa vì:
Không đáp ứng được với lượng rác ngày một gia tăng; Tính chất và thành phần rác ngày càng phức tạp, không phù hợp với công nghệ đã được thiết kế; Giá thành cao do chi phí năng lượng và quản lý vận hành lớn.
- Xử lý rác tại nhà máy phân rác Cầu Diễn, Hà Nội:
Trong 2 năm 1993 – 1994, thành phố Hà Nội tiếp nhận dự án viện trợ của Liên hiệp quốc đầu tư cho nhà máy phân rác Cầu Diễn. Nhà máy này sử dụng công nghệ ủ hiếu khí nhằm rút ngắn thời gian phân huỷ rác để đáp ứng với lượng rác khổng lồ của thành phố.
Công nghệ ủ rác ở Cầu Diễn là một trong những công nghệ tiên tiến nhất.
Tuy nhiên đòi hỏi đầu tư rất lớn mà bất kỳ một nơi nào khác khó có thể thực hiện được nếu không có sự giúp đỡ tài chính của nước ngoài.
- Xử lý rác tại nhà máy phân rác Buôn Ma Thuột:
Nhà máy với công nghệ ủ rác yếm khí được xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 5/1994 tại Thị xã Buôn Ma Thuột (tỉnh Đaclak). Do điều kiện thuận lợi về phế liệu nông sản có nguồn gốc hữu cơ (vỏ đậu phộng, vỏ cà phê) và dồi dào về phân gia súc, than bùn. Trên cơ sở sản phẩm phân hữu cơ có thành phần dinh dưỡng khá tốt, nhà máy còn có dự định sản xuất phân hữu cơ giàu NPK.
CHƯƠNG II