Thu gom và vận chuyển rác thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt tại huyện vân đồn tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 56)

CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN

3.2. Công tác quản lý rác thải tại Vân Đồn

3.2.1. Thu gom và vận chuyển rác thải

Năng lực thu gom và vận chuyển rác của huyện vân Đồn như sau:

3.2.1.1. Thu gom rác.

Nhiệm vụ quản lý chất thải rắn một phần được giao cho công ty TNHH Môi trường đô thị Vân Đồn thu gom và xử lý trên địa bàn các xã Đông Xá, xã Hạ Long và thị trấn Cái Rồng. Ở các địa bàn khác (xã Quan Lạn, Minh Châu) UBND xã thành lập tổ thu gom và vận chuyển rác.

- Lực lượng tham gia việc thu gom, xử lý rác thải::

Tổng số công nhân: 61 người;

Trong đó:

+ Ở bãi rác: 4 người;

+ Vận chuyển: 6 người;

+ vệ sinh đường: 41 người;

+ Hành chính: 10 người;

Như vậy, với tổng lượng chất thải phát sinh và lượng rác thải thực tế thu gom, cùng với năng lực thu gom rác thải hiện nay của huyện thì bình quân mối người thu gom được khoảng 440 kg/ngày, 656 kg/ngày/công nhân vệ sinh đường.

Đây là khối lượng công việc lớn mà những người công nhân đang phải thực hiện.

Trong thời gian tới cùng với sự phát triển nền kinh tế, lượng rác thải cũng tăng thêm do đó đòi hỏi các cơ quan chức năng có thẩm quyền của huyện Vân Đồn cần đầu tư và tạo cơ chế để tăng cường hơn nữa năng lực thu gom rác thải của công ty vệ sinh môi trường và của UBND các xã.

- Hiện trạng thu gom rác thải:

Việc thu gom rác tại huyện được chia làm nhiều dạng tùy theo phân bố và sinh hoạt dân cư, sinh hoạt thương mại, dịch vụ. Việc thu gom rác như sau:

+ Rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình, cá nhân ở các xã xa trung tâm huyện: tất cả các loại rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình đều tự thu gom cho vào bao plastic hoặc các thùng đựng được đặt nơi trống trước nhà hoặc trước ngõ vào thời gian quy định, sau đó công nhân môi trường sẽ thu gom rác bằng các xe đẩy tay (loại xe 0,4-0,5 m3) và tập kết rác về những điểm trung chuyển và được chuyển lên xe chuyên dụng.

+ Rác thải tại các khu vực chợ, các cơ quan hành chính và các cơ sở sản xuất: được thu gom và đưa vào các thùng chứa công cộng hoặc các xe đẩy tay.

Hầu hết các loại rác thải từ các hộ dân, cơ quan, cơ sở sản xuất đều không được phân loại khi chuyển đến bãi rác.

Những người nhặt phế liệu cũng là thành phần tham gia vào công tác thu gom phân loại phế thải để tái chế, lực lượng này góp phần đáng kể vào công tác thu gom rác thải trong huyện. Tại huyện lực lượng này có mặt nhiều ở những khu vực tập trung nhiều nhà hàng, khu dân cư, điểm kinh doanh dịch vụ, công sở…

- Hiện trạng tuyến thu gom:

+ Tuyến thu gom rác tại xã Đông Xá:

Thôn Cặp Tiên

Điểm trung chuyển thôn Đông Tiến (1) Thôn

Đông Tiến

Thôn Đông Hải

Điểm trung chuyển thôn Đông Trung (2) Thôn

Đông Hà Thôn

Đông Trung

Thôn Đông Thịnh

Điểm trung chuyển thôn Đông Sơn (3) Thôn

Đông Sơn

+ Tuyến thu gom rác tại thị trấn Cái Rồng:

+ Tuyến thu gom rác tại xã Hạ Long:

+ Tuyến thu gom rác tại xã Minh Châu:

Khu 1

Điểm trung chuyển Khu 3

Khu 2 Khu 3 (4)

Khu 9

Điểm trung chuyển chợ Cái Rồng khu 7 (5)

Khu 8 Khu 7

Khu 4 Điểm trung

chuyển UBND huyện khu 5 (7) Khu 5

Khu 6

Điểm trung chuyển đập Mắt

Rồng khu 5 (6)

Thôn 1 Thôn 2 Thôn 3 Thôn 4 Thôn 5 Thôn 6

Điểm trung chuyển thôn 6

(9)

Thôn

15 Thôn

14

Thôn 13

Thôn 12

Thôn 11

Điểm trung chuyển thôn

11 (8) Thôn

7

Thôn 8

Thôn 9

Thôn 10

Thôn Điểm trung

chuyển thôn

Thôn Quang Thôn Ninh

+ Tuyến thu gom rác tại xã Quan Lạn:

Nhìn chung việc bố trí tuyến thu gom rác tương đối hợp lý, đã phát huy được hiệu quả trong việc thu gom rác nhưng đối với xã Hạ Long quãng đường thu gom rác dài, việc bố trí điểm trung chuyển ít làm cho quãng đường vận chuyển rác bằng xe đẩy tay từ nguồn phát sinh (hộ gia đình) đến điểm trung chuyển xa đã gây khó khăn cho công nhân thu gom rác và làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây nguy gây ô nhiễm môi trường.

Rác thải được thu gom 3.2.1.2. Vận chuyển rác.

Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 xe ô tô dùng để chở rác (trong đó: 2 xe ô tô dùng vận chuyển rác tại xã Đông Xá, xã Hạ Long, thị trấn Cái Rồng loại xe chuyên dụng có trọng tải 10 tấn; 01 xe dùng vận chuyển rác cho xã Quan Lạn và xã Minh Châu có trọng tải 5 tấn và 60 xe đẩy tay chủ yếu loại 0,5 m3. Hiện nay, hình thức và quy mô thu gom rác, luân chuyển rác thải sinh hoạt của huyện Vân Đồn thực hiện trên 3 dạng sau:

- Thùng nhỏ chứa rác:

Để đảm bảo vệ sinh và giữ vẻ đẹp cảnh quan đô thị, nên dọc những đường phố chính (như trục đường Lý Anh Tông ra cảng Cái Rồng, trục đường tỉnh lộ 334 từ cầu 3 Vân Đồn đề trụ sở UBND xã Hạ Long; khu trung tâm trục đường liên xã Quan Lạn- Minh Châu) được đặt những thùng rác để khách đi đường và các hộ dân xung quanh bỏ rác. Việc triển khai thùng rác đường phố mang tính thiết thực trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Đến nay, tại các khu vực đặt thùng rác không còn hiện tượng rác vứt bừa bãi, mỹ quan đô thị đã được cải thiện, ý thức bảo vệ môi trường

Thôn Tân Phong

Điểm trung chuyển thôn Thái Hòa (10)

Thôn Bấc Thôn Thái

Hòa

Thôn Đông Nam

- Điểm trung chuyển chứa rác:

Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện có 11 điểm trung chuyển để chứa tạm rác được đánh số thứ tự từ 1 đến 11 theo bản đồ sau:

- Xã Đông Xá 3 điểm: 1 điểm thôn Đông Tiến (vị trí số 1);, 1 điểm thôn Đông Trung (gần trụ sở UBND xã Đông Xá- vị trí số 2) và 1 điểm thôn Đông Sơn (vị trí số 3);.

- Thị trấn Cái Rồng 4 điểm, gồm: điểm trung chuyển tại khu 3 ( vị trí số 4), điểm trung chuyển UBND huyện -khu 5 (vị trí số 7), điểm trung chuyển chợ Cái Rồng khu 7 (vị trí số 5) và điểm trung chuyển Đập Mắt rồng khu (vị trí số 6);

- Xã Hạ Long 2 điểm: Điểm trung chuyển thôn 11(vị trí số 8); và điểm trung chuyển thôn 6(gần UBND xã Hạ Long-vị trí số 9);.

- Xã Quan Lạn 1 điểm tại thôn Thái Hòa (ngã ba đường đi Quan Lạn- Minh Châu vị trí số 10).

- Xã Minh Châu 1 điểm tại thôn Quang Trung (gần trụ sở UBND xã Minh Châu -vị trí số 11).

Hầu hết các điểm trung chuyển này là một chỗ trống trên đường hoặc ngay góc phố nên các loại chất thải tràn lan trên đường gây lên tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển CTRSH tại huyện Vân Đồn Các điểm

chung chuyển

CTR từ các hộ gia

đình, cơ sở kinh doanh CTR từ chợ CTR từ trường học,

trụ sở cơ quan…..

Bãi xử lý và chôn lấp CTR của huyện Xe đẩy tay

Điểm tập kết tại chợ Xe ô tô vận

chuyển rác

Tại các tuyến đường phố chính, thị trấn công nhân quét dọn, thu gom rác làm việc 2ca/ngàyđêm vào 5h00 sáng và 15h00.

Hàng ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư, đường phố, cơ quan... được công nhân công ty Môi trường đô thị thu gom, vận chuyển đến các điểm tập kết trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt của khu vực; Còn chất thải rắn từ các chợ trong thành phố được các ban quản lý chợ thu gom đưa ra điểm tập kết tại chợ. Sau đó sẽ được xe ô tô của công ty môi trường đô thị vận chuyển đưa về bãi xử lý và chôn lấp chất thải rắn tại bãi rác Cầu Cao thôn Đài Lãng xã Vạn Yên.

Thời gian vận chuyển chất thải rắn hàng ngày chủ yếu được thực hiện vào khoảng từ 5-6 giờ sáng và là 15-17 giờ chiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt tại huyện vân đồn tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)