CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN
3.1. Hiện trạng rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Vân Đồn
Huyện Vân Đồn có 11 xã và 1 thị trấn, việc thu gom chất thải chỉ được tiến hành ở các xã, thị trấn gần trung tâm huyện, những nơi đông dân cư, chợ. Số còn lại một phần do các hộ dân tự xử lý (những hộ có đất rộng) còn lại một phần được đổ ra đường, khu đất trống, mương thoát nước...
Tổng khối lượng chất thải sinh hoạt của toàn huyện Vân Đồn là 48 tấn/ngày, bình quân lượng rác thải trên đầu người là xấp xỉ 1,08 kg/người/ngày [15], nhưng hiện nay khối lượng rác thải được thu gom chỉ khoảng 26,9 tấn/ngày chiếm 56 % tổng lượng rác thải toàn huyện. Lượng chất thải chưa được thu gom hiện nay là do một phần năng lực hoạt động của tổ chức môi trường còn yếu và thiếu, phương tiện thu gom và vận chuyển con thô sơ cũng như nguồn tài chính huy động được cho công việc này còn rất hạn chế, phần khác công việc này chưa mở rộng để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân [14].
- Khối lượng thu gom CTRSH tại huyện Vân Đồn được thu gom từ năm 2010-2012 được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.1: Thống kê khối lượng rác thải tại huyện Vân Đồn [7]
Năm Khối lượng thu gom (tấn/năm)
Khối lượng thu gom (tấn/ngày)
2010 6.679,5 18,3
2011 7.154,0 19,6
2012 7.847,5 21,5
Bảng 3.2: Thống kê khối lượng rác thải sinh hoạt do UBND xã thu gom trên địa bàn huyện Vân Đồn [16]
Tên đơn vị Năm Khối lượng thu gom (tấn/năm)
Khối lượng thu gom (tấn/ngày)
Xã Quan Lạn
2010 1135,5 3,1
2011 1314 3,6
2012 1496,5 4,2
Xã Minh Châu
2010 328,5 0,9
2011 401,5 1,0
2012 438 1,2
Qua bảng 3.1 và bảng 3.2 ta thấy: Khối lượng rác thải sinh hoạt của huyện có xu hướng ngày càng tăng nhưng không đáng kể, nhưng nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khẻo con người và môi trường.
3.1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Vân Đồn chủ yếu là
bàn. Các khu chợ, Rác thải từ các khu du lịch, Chất thải công nghiệp (chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp). Cụ thể:
- Rác sinh hoạt gia đình: phát sinh từ các hộ gia đình, các biệt thự, các căn hộ, khách sạn. Thành phần rác thải này bao gồm: thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ, thủy tinh, can thiếc, các kim loại khác, rác vườn, …Ngoài ra, rác hộ dân có chứa một phần chất thải độc hại;
- Cơ quan, công sở, trường học: phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, văn phòng làm việc. Thành phần rác thải ở đây chủ yếu là giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm;
- Các khu chợ: Các loại chất thải từ khu chợ bao gồm: giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm, rau củ thừa, hư hỏng, thủy tinh, kim loại,. Ngoài ra, còn có thể chứa một phần các chất thải độc hại;
- Khu du lịch: khu du lịch biển Bãi Dài, khu du bãi tắm Quan Lạn, Minh Châu....thành phần rác thải chủ yếu ở đây là thực phẩm thừa từ các nhà hàng, khách sạn, vỏ các đồ hộp và các chai đựng nước do khách du lịch vứt bỏ. Ngoài ra, còn có chất thải sinh hoạt phát sinh trong các hoạt động hàng ngày.
- Rác bệnh viện: Các chất thải chủ yếu gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh. Riêng rác y tế có thành phần phức tạp gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá hạn sử dụng… có khả năng lây nhiễm và độc hại đối với sức khỏe cộng đồng nên phải được phân loại và tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý riêng.
3.1.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt.
Các xã Hạ Long, Đông Xá, Quan Lạn và thị trấn Cái Rồng là nơi tập trung đông dân cư và là nơi phát sinh một khối lượng lớn các CTRSH. Do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, lượng rác thải tính theo đầu người ngày càng
tăng. CTRSH tại huyện có tỷ lệ các chất hữu cơ dễ phân hủy tương đối cao (vào khoảng 48,4% [7]), còn lại là các chất thải rắn khó phân hủy và cả các chất thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, một phần chất thải y tế cũng thu gom chung mà chưa có sự thu gom và phân loại riêng biệt. Thành phần rác thải sinh hoạt thường thay đổi tùy theo mùa, khu vực và thời gian.
- Thành phần chất thải rắn sinh hoạt được thể hiện ở bảng 3.3
Bảng 3.3: Thành phần chất thải rắn của huyện Vân Đồn [7]
STT Thành phần Tỷ lệ(%)
1 Chất hữu cơ: Thức ăn thừa, cọng rau, vỏ hoa quả… 48,4 2 Plastic:Chai, lọ, hộp, túi nilon, nhựa vụn.. 3,2
3 Giấy: Giấy vụn, catton… 2,7
4 Kim loại: Vỏ hộp, sợi kim loại… 4,6
5 Thuỷ tinh: Chai lọ, mảnh vỡ… 7,5
6 Chất trơ: Đất, đá, cát, gạch vụn 21,5
7 Cao su,da vụn, giả da… 3,1
8 Cành cây, gỗ, tóc,lông gia súc,vải vụn… 4,6
9 Xương, vỏ ốc, cua, ghẹ, só 4,4
Từ kết quả trong Bảng 3.3, tỷ lệ của thành phần trong rác sinh hoạt chủ yếu là chất hữu cơ (đồ ăn thừa, rau quả,…) chiếm tỷ lệ cao 48,4%. Kế đến là đất đá, cát, gạch vụn chiếm 21,5%. Các chất còn lại chiếm tỉ lệ không đáng kể.
3.1.3 Độ ẩm của rác thải
Độ ẩm được xác định trên cơ sở phần trăm thất thoát nước sau khi sấy ở 1050C. Độ ẩm của rác sinh hoạt huyện Vân Đồn được xác định giao động từ 36- 52% trung bình 42%. Với độ ẩm này thuận lợi cho việc xử lý rác thải bằng phương pháp đốt [10].