Chương 6 THIẾT KẾ MẶT ĐỨNG, HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN
6.1. Các nguyên tắc khi thiết kế hình khối không gian
6.1.1 Nguyên tắc thiết kế hình khối không gian của công trình kiến trúc Thiết kế hình khối không gian của công trình kiến trúc là thiết kế hình thức bên ngoài của nó, nhằm đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ trong khi phải thỏa mãn đƣợc các yêu cầu thích dụng, vững bền và kinh tế. Yêu cầu thẩm mĩ của tác phẩm kiến trúc trước đây thường được đặt ở vị trí cuối cùng trong sáng tác kiến trúc, nhưng thực ra nó không kém phần quan trọng, bởi lẽ chính hình thức bên ngoài từ khối hình, mặt đứng đến chi tiết của công trình kiến trúc là những yếu tố đầu tiên gây cảm xúc, gây ấn tƣợng hay truyền cảm tới mọi người dù là mức độ nào, dùng bằng cảm tính hay lí tính.
Yêu cầu của hình thức, thẩm mĩ kiến trúc là:
Hình khối và mặt đứng công trình phải biểu hiện đƣợc đặc điểm, tính chất cũng như gây được ấn tượng, cảm xúc mà ý đồ sáng tác định trước;
Ví dụ: Một trụ sở cơ quan phải thể hiện đƣợc tính trang nghiêm, đồ sộ, hành tráng (Hình 5.18, 5.21). Công trình khách sạn phải biểu hiện được sự vui tươi, nhẹ nhàng, hấp dẫn … (Hình 5.34).
(a) Khách sạn Sheraton Hà Nội (b) Khách sạn Jumeirah Beach, Mumbai
Hình 6.1. Sự vui tươi, nhẹ nhàng, hấp dẫn trong kiến trúc công trình khách sạn
Hình 6.2. Sự hài hòa về hình khối Thƣ viện Garden’s Shlockholm với công trình kiến trúc và cảnh quan xung quanh
Hình khối mặt đứng của công trình phải thể hiện trung thực đƣợc cơ cấu mặt bằng, tổ hợp không gian bên trong của công trình, tránh phô trương, hình thức giả dối… (Hình 6.2);
Hình khối, mặt đứng của công trình phải hòa nhập đƣợc với khung cảnh thiên nhiên và môi trường kiến trúc xung quanh nó, có chú ý đến những điều kiện khác như đặc thù kiến trúc, phong tục tập quán, quan niệm thẩm mĩ của từng dân tộc, từng vùng, từng địa phương nơi xây dựng.
Thiết kế một công trình kiến trúc là một sự tìm tòi toàn diện và tổng hợp các yếu tố kĩ thuật, mĩ thuật, vật liệu, phương pháp xây dựng v.v. trên cơ sở nội dung yêu cầu sử dụng của tác phẩm kiến trúc. Cho nên, tách ra từng phần, từng mục chỉ có tính chất phân tích các khái niệm để có ý thức phối hợp với nhau. Còn việc nghiên cứu về khối và các mặt phẳng của khối là làm việc tổng hợp trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản có liên quan.
6.1.2.Nguyên tắc bố c c hình khối kiến trúc
Sự biểu hiện nghệ thuật của hình khối kiến trúc có thể đạt đƣợc nhờ nắm đƣợc các yếu tố:
Ngôn ngữ của các khối cơ bản, tức là các khối được tạo thành bởi kích thước theo các chiều hướng khác nhau, mỗi khối biểu hiện được những cảm xúc khác nhau (Hình 6.20);
Kết hợp các khối cơ bản với nhau hoặc dùng một khối cơ bản kết hợp với phong cảnh tự nhiện, hay kiến trúc có sẵn ở xung quanh làm yếu tố tổ hợp (Hình 6.31, ) đƣợc so sánh tương đối như các từ trong một câu văn, như các nốt nhạc trong một nhịp của bản nhạc, hoặc nhƣ một màu trong bức tranh … để diễn tả ý đồ sáng tác;
Tầm nhìn, góc nhìn tới khối hay tổ hợp khối của tác phẩm kiến trúc (Hình 6.23) gây đƣợc ấn tƣợng, cảm xúc nhất định.
Vậy nguyên tắc thiết kế hình khối của công trình kiến trúc gồm:
a.Nắm vững ngôn ngữ của các khối c bản
Khối vuông: biểu hiện sự ổn định, chắc, khỏe;
Khối chữ nhật đặt theo chiều đứng biểu hiện sự thanh thoát, vươn cao, đặt nằm lại thể hiện sự rộng rãi, khoáng đạt, bền vững;
Khối trụ tròn đặt đứng: tạo vẻ thanh thoát, vươn cao, song mềm mại hơn so với khối chữ nhật đặt đứng;
Khối chóp 4 cạnh: biểu hiện sự bền vững, ổn định (nhƣ kim tự tháp Ai Cập);
Khối chóp nón, hay bán cầu cũng vững bền, ổn định, song lại mềm mại.
b. Lựa chọn các khối c bản độc lập hay tổ hợp các khối theo luật bố c c đã phân tích ở trên.
Dùng các khối cùng một loại khối cơ bản có kích thước khác nhau hoặc giống nhau sắp xếp theo các quy luật (Hình 6.6);
Dùng các khối thuộc nhiều loại khối cơ bản sắp xếp theo vị trí, chiều hướng khác nhau (Hình 6.19-6.21).
c. Lựa chọn hình khối kiến trúc phải căn cứ vào
Nội dung sử dụng của công trình – bố cục mặt bằng;
Ý đồ tư tưởng cần biểu đạt – thể loại công trình kiến trúc;
Góc nhìn và tầm nhìn thường xuyên của số đông người;
Không gian của tổng thể quy hoạch nơi đặt công trình (Hình 5.35).
d. Nắm được quy luật phân chia khối kiến trúc nếu có kích thước lớn Phân chia theo dạng đơn giản hay phức tạp trên các khối;
Phân chia để hỗ trợ về chiều hướng của khối kiến trúc (Hình 5.36).
Hình 6.3: Dinh thự mùa hè của Bảo Đại, Đà Lạt
e. Đảm bảo tỉ lệ giữa các khối có tầm thước hoặc áp dụng luật phi tỉ lệ (không có tầm thước) tùy theo ý đồ biểu hiện của tác giả cho từng thể loại khối kiến trúc.
f. Đảm bảo sự thống nhất, hài hòa hoặc tư ng phản trong tổ hợp khối và trong khung cảnh thiên nhiên, hoặc với các yếu tố quy hoạch ở khu vực gần công trình.
(Hình 6.3)