Các nguyên tắc khi thiết kế mặt đúng

Một phần của tài liệu Thiết kế bản vẽ kiến trúc công trình nhà ở kết hợp phòng học tổ 5 tân xuân, xuân mai, chương mỹ, hà nội (Trang 49 - 54)

Chương 6 THIẾT KẾ MẶT ĐỨNG, HÌNH KHỐI KHÔNG GIAN

6.2. Các nguyên tắc khi thiết kế mặt đúng

6.2.1.Nguyên tắc thiết kế mặt đứng công trình kiến trúc

Hình khối công trình gây đƣợc ấn tƣợng nghệ thuật khi nhìn từ xa và nhìn từ nhiều phía. Khi đến gần công trình thì hiệu quả nghệ thuật lại thể hiện trên mặt đứng của nó. Trong thực tế, một số công trình, có không gian xung quanh hạn chế, người ta không thể nhìn toàn bộ hình khối công trình mà chỉ nhìn thấy một, hai mặt của khối, do đó xử lý mặt đứng công trình sẽ là biện pháp chính để thỏa mãn yêu cầu mĩ quan, truyền cảm nghệ thuật của công trình đó (Hình 6.4).

Hình 6.4. Mặt đứng công trình kiến trúc nhà ở liền kề

Vì thế sau khi đã chọn được hình khối phù hợp với ý đồ tư tưởng chủ đạo, cần biểu đạt phù hợp với dây chuyền công năng – mặt bằng – mặt cắt thì thiết kế mặt đứng có nghĩa là sắp xếp các mảng, đường nét, chi tiết, vật liệu, màu sắc, trên các mặt của hình khối đó.

Nguyên tắc thiết kế mặt đứng thể hiện:

a. Phân chia sắp xếp các mảng: các mảng đặc, rỗng, sáng, tối, thường do tường đặc, các mảng cửa hoặc do sự lồi, lõm của mảng tường tạo thành dưới ánh sáng. Phân chia, sắp xếp các hình thức mang theo ý đồ, tạo sự tập trung khác nhau vào các trục chính, phụ của mặt nhà tạo cảm giác nặng, nhẹ khác nhau theo các quy luật bố cục thống nhất, hài hòa, tương phản, dị biến, vần điệu … (Hình 6.38);

Hình 6.5. Phân chia mảng trên mặt đứng công trình kiến trúc

b. Lựa chọn đường nét, chi tiết trên mặt nhà: Đường nét, chi tiết trên mặt nhà thường biểu hiện rõ ở hệ thống kết cấu, cột, dầm, mảng tường, ban công, lô gia, các loại cửa, lỗ thông hơi, đan chiếu sáng. Đường nét, chi tiết là các mảng hỗ trợ cho mảng và khối có thể nhấn mạnh chiều, hướng, hoặc so sánh tỉ lệ, tầm thước, liên hệ và phân cách, nhằm làm cho công trình có sự hấp dẫn bởi cách nhấn mạnh chủ đề cũng nhƣ có sự thống nhất, biến hóa phong phú trên mặt nhà (Hình 6.39).

Hình 6.6. Đường nét, chi tiết trên mặt đứng công trình kiến trúc Trường Amsterdam

Hình 6.7. Chất cảm, vật liệu, màu sắc trên mặt đứng kiến trúc công trình c. Lựa chọn chất cảm, vật liệu, màu sắc: Chất cảm, vật liệu và màu sắc trên mặt nhà cũng là những phương tiện, yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới cảm thụ nghệ thuật.

Chúng cũng được nghiên cứu theo các quy luật bố cục. Ví dụ: Mảng tường lớn ốp đá,

sỏi, tạo nên độ “xốp”, độ “mềm mại”, song thô mộc bên cạnh mảng cửa lớn có kính đố kim loại tạo nên độ “tinh” thanh mảnh, hiện đại, gây nên đột biến mạnh tương phản mạnh hoặc cảm xúc mạnh (Hình 6.40).

Các bộ phận như cột, mảng tường, gờ nét của cửa, ban công, lô gia lồi ra khỏi mặt nhà đƣợc sơn quét, màu sáng tối, lồi lõm đƣợc nhấn mạnh thêm (Hình 6.41).

Hình 6.8. Các mảng sáng tối trên mặt đứng kiến trúc công trình d. Bố c c mặt đứng công trình kiến trúc: phải phản ánh trung thực công năng sử dụng, nội dung công trình cũng nhƣ hệ thống cấu trúc, tránh hình thức, giả dối, trang trí thừa thãi, phù phiếm (Hình 6.9).

Hình 6.9. Bố cục mặt đứng kiến trúc công trình

Ví dụ: Cấu trúc gạch đá thường có các mảng tường lớn, cửa sổ nhỏ gây cảm xúc nặng nề. Cấu trúc khung bê tông cốt thép biểu hiện trên mặt đứng: hệ cột thanh mảnh, cửa sổ mở lớn, băng dài – tạo nên cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Cấu trúc không gian lớn, nhịp lớn biểu hiện trên mặt đứng sự khoáng đạt, rộng lớn và tự do hơn (Hình 4.118, 4.119, 4.120).

(a) Công trình kết cấu gạch đá (c) Công trình kết cấu không gian

(b) Công trình kết cấu bê tông cốt thép

Hình 6.10. Kết cấu và Kiến trúc công trình

Trên đây là những điểm cơ bản để tạo hình khối, mặt đứng của công trình kiến trúc. Hình khối và mặt đứng có quan hệ chặt chẽ với nhau, cho nên trong quá trình tìm tòi hình thức biểu hiện của tác phẩm kiến trúc phải chú ý toàn diện, tổng quát để đạt đƣợc tính hoàn mĩ của công trình khi nhìn từ xa hoặc tới gần công trình. Muốn sáng tác tốt hình khối, mặt đứng công trình kiến trúc phải nằm vững và vận dụng một cách sáng tạo các quy luật bổ cục trong kiến trúc.

Một phần của tài liệu Thiết kế bản vẽ kiến trúc công trình nhà ở kết hợp phòng học tổ 5 tân xuân, xuân mai, chương mỹ, hà nội (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)