Thiết kế công cụ đo năng lực thực nghiệm của học sinh trong nhiệm vụ chế tạo thiết bị đo chu kì dao động của con lắc đơn (Phục vụ

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của học sinh thông qua xây dựng và sử dụng các thí nghiệm về dao dộng cơ có kết nối với điện thoại thông minh (Trang 137 - 141)

Chương 2. Thiết kế, chế tạo và sử dụng một số thí nghiệm về Dao động cơ có kết nối với điện thoại thông minh nhằm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông

2.4. Thiết kế công cụ đo năng lực thực nghiệm của học sinh trong việc sử dụng thiết bị thí nghiệm kết nối với điện thoại thông minh

2.4.3. Thiết kế công cụ đo năng lực thực nghiệm của học sinh trong nhiệm vụ chế tạo thiết bị đo chu kì dao động của con lắc đơn (Phục vụ

Bảng 2.5. Bảng tiêu chí đánh giá đo năng lực thực nghiệm của học sinh trong nhiệm vụ chế tạo thiết bị đo chu kì dao động của con lắc đơn

Mức độ Tiêu chí

Mức 1 (Không đạt)

Mức 2 (Trung bình)

Mức 3 (Đạt) Xác định cơ sở lý

thuyết cho việc chế tạo các thiết

bị.

Không đưa ra được cơ sở lý thuyết cho việc chế tạo các thiết bị.

Đưa ra cơ sở lý thuyết cho việc chế tạo các thiết bị nhưng trình bày còn lộn xộn, chưa hợp lí.

Đưa ra cơ sở lý thuyết cho việc chế tạo thiết bị, trình bày hợp lí, rõ ràng.

Đưa ra các phương án để thiết kế, chế tạo thiết bị.

Không đưa ra được phương án nào.

Đưa ra được một phương án.

Đưa ra được nhiều phương án.

Chế tạo thiết bị. Không tạo ra được thiết bị theo yêu cầu.

Tạo ra dụng cụ theo yêu cầu nhưng chưa chú ý đến tính thẩm mỹ, giá cả.

Tạo ra thiết bị theo yêu cầu từ các vật liệu đơn giản, rẻ tiền. Dụng cụ tạo ra có tính thẩm mỹ.

Hoạt động của thiết bị.

Thiết bị đã tạo ra không hoạt động được.

Thiết bị đã tạo ra hoạt động được nhưng chưa chính xác.

Thiết bị đã tạo ra hoạt động được, cho kết quả chính xác.

Đưa ra được các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thiết bị.

Không đưa ra được biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của thiết bị.

Đưa ra được biện pháp nhưng chưa chú ý đến tính khả thi.

Đưa ra được các biện pháp khả thi để nâng cao chất lượng của thiết bị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với mục đích nghiên cứu của chương là xây dựng và sử dụng TNKNĐTTM trong dạy học chương “Dao động cơ” nhằm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của HS, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau:

- Phân tích nội dung dạy học chương “Dao động cơ”, tập trung làm rõ logic kiến thức của chương, phân tích và chỉ ra những nội dung nào cần và có khả năng sử dụng TNKNĐTTM trong dạy học bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của HS.

- Lựa chọn hoặc chế tạo thiết bị kết nối điện thoại thông minh phù hợp, sau đó xây dựng các TNKNĐTTM dùng trong dạy học chương “Dao động cơ” nhằm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của học sinh.

- Lên ý tưởng sư phạm và soạn thảo tiến trình dạy học một số kiến thức cụ thể của chương “Dao động cơ” với TNKNĐTTM đã xây dựng nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Bên cạnh đó tiến hành soạn thảo hoạt động ngoài giờ lên lớp theo định hướng trải nghiệm sáng tạo vật lí.

- Thiết kế các công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinh dựa trên các Rubric đánh giá

Kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương này cho phép chúng tôi đưa ra được các kết luận sau:

Một là, chúng tôi khẳng định nội dung, logic hình thành các kiến thức như trong sách giao khoa vật lí 12 hiện hành là tối ưu, đảm bảo tốt cho quá trình tổ chức dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Trọng tâm của chương là các kiến thức về dao động: dao động điều hòa, dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức, cộng hưởng dao động, dao động tổng hợp, và hai cơ hệ dao động trong thực tế là con lắc lò xo và con lắc đơn. Nội dung kiến thức được trình bày trong 6 bài với thời lượng 11 tiết học. Các nội dung dạy học: Dao động của CLLX; Dao động của CLĐ; Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, cộng hưởng cơ, bài tập CLLX và CLĐ, thực hành khảo sát quy luật dao động của CLĐ) rất cần và hoàn toàn có khả năng xây dựng và sử dụng TNKNĐTTM trong dạy học bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của HS.

Hai là, các TNKNĐTTM đã xây dựng, chúng tôi đã lên ý tưởng sư phạm , soạn thảo tiến trình dạy học các bài trong chương “Dao động cơ” với phương pháp chủ đạo là dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của HS làm cơ sở để chúng tôi triển khai nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá tính khả thi của các TNKNĐTTM đã xây dựng, khẳng định giả thiết của đề tài.

Cuối cùng là, các nhiệm vụ, yêu cầu thực hiện đối với HS trong quá trình bồi dưỡng năng lực thực nghiệm được chúng tôi nghiên cứu các tiêu chí đánh giá cụ thể theo các các mức năng lực của năng lực thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm của học sinh thông qua xây dựng và sử dụng các thí nghiệm về dao dộng cơ có kết nối với điện thoại thông minh (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(227 trang)