CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng tư vấn dinh dưỡng của điều dưỡng
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tuổi với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=206)
Tuổi Tư vấn dinh dưỡng OR
(95%CI) p
Tốt Không tốt
≤ 34 tuổi 14
(20,0)
56
(80,0) 1 1
35 – 44 tuổi 43
(45,3)
52 (54,7)
3,3
(1,5 – 7,3) <0,001
Tuổi Tư vấn dinh dưỡng OR
(95%CI) p
Tốt Không tốt
≥ 45 tuổi 15
(36,6)
26 (63,4)
2,3
(0,8 – 5,98) 0,05
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố tuổi và thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (p<0,001). Đối tượng nghiên cứu có tuổi từ 35 – 44 có khả năng tư vấn dinh dưỡng tốt cao hơn 3,3 lần những đối tượng từ 34 tuổi trở xuống.
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa giới tính với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=206)
Giới Tư vấn dinh dưỡng OR
(95%CI)
p Tốt Không tốt
Nữ 53
(40,5)
78
(59,5) 2,0
(1,02 – 3,9) 0,028 Nam
19 (25,3)
56 (74,7)
Nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa yếu tố giới tính với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nữ có khả năng tư vấn dinh dưỡng tốt cao hơn 2 lần đối tượng nam. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa học vấn với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=206)
Học vấn Tư vấn dinh dưỡng OR (95%CI)
p Tốt Không tốt
Đại học trở lên 51 (81,0)
12
(19,0) 24,6
(10,6 – 58,6) <0,001
TC/CĐ 21
(14,7)
122 (85,3)
Nghiên cứu thấy có mối liên quan giữa học vấn với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (p < 0,001). Đối tượng có trình độ đại học trở lên có khả năng tư vấn dinh dưỡng tốt cao hơn 24,6 lần đối tượng có trình độ cao đẳng và trung cấp.
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thâm niên công tác với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=206)
Thâm niên
Tư vấn dinh dưỡng OR (95%CI) Tốt Không tốt p
> 10 năm 55 (42,0)
76
(58,0) 2,4
(1,2 – 5,0) <0,01
≤ 10 năm 17
(22,7)
58 (77,3)
Nghiên cứu thấy có mối liên quan giữa thâm niên công tác và thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu có thâm niên công tác > 10 năm có khả năng tư vấn dinh dưỡng tốt cao hơn 2,4 lần so với đối
tượng có thâm niên công tác ≤ 10 năm. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa loại hình lao động với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=206)
Loại hình lao động
Tư vấn dinh dưỡng OR
(95%CI) p
Tốt Không tốt
Biên chế 72
(35,3)
132 (64,7)
- 0,5
Hợp đồng 0
(0,0)
2 (100,0)
Bảng 3.20 cho thấy 64,7% điều dưỡng trong biên chế tư vấn dinh dưỡng chưa tốt, trong khi đó 100% điều dưỡng hợp đồng tư vấn dinh dưỡng chưa tốt (p=0,5).
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa vị trí công tác với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=206)
Vị trí Tư vấn dinh dưỡng OR
(95%CI) p
Tốt Không tốt Điều dưỡng trưởng 11
(100,0)
0 (0,0)
- <0,001
Điều dưỡng 61
(31,3)
134 (68,7)
Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa vị trí công tác với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (p<0,001). Toàn bộ điều dưỡng ở vị trí điều
dưỡng trưởng đều tư vấn dinh dưỡng tốt (100%), trong khi đó chỉ có 31,3% điều dưỡng thường tư vấn tốt.
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa số lần tập huấn dinh dưỡng với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=206)
Số lần tập huấn
Tư vấn dinh dưỡng OR (95%CI)
p Tốt Không tốt
≥ 1 lần 50
(37,3)
84
(62,7) 1,3
(0,7 – 2,6) 0,3
< 1 lần 22
(30,6)
50 (69,4)
Nghiên cứu không thấy mối liên quan giữa số lần tập huấn dinh dưỡng với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (p=0,3).
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kiến thức dinh dưỡng được học với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=206)
Kiến thức
Tư vấn dinh dưỡng OR (95%CI)
p Tốt Không tốt
Không nhớ 2
(8,7)
21 (91,3)
1 1
Nắm vững 7
(58,3)
5 (41,7)
14,7
(1,8 – 168,9) 0,003*
Cơ bản 63
(36,8)
108 (63,2)
6,1
(1,4 – 55,2) 0,008*
Có mối liên quan giữa kiến thức dinh dưỡng được học với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (p=0,003). Những điều dưỡng nắm vững kiến thức tư vấn dinh dưỡng có khả năng tư vấn cao hơn 14,7 lần những điều dưỡng không nhớ kiến thức về dinh dưỡng; những điều dưỡng nắm kiến thức cơ bản có khẳ năng tư vấn tốt cao hơn 6,1 lần những điều dưỡng không nhớ kiến thức.
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa thời gian làm việc với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=206)
Thời gian làm việc Tư vấn dinh dưỡng OR
(95%CI) p
Tốt Chưa tốt
≥ 6 giờ 10
(55,6)
8
(44,4) 2,5
(0,9 – 6,7) 0,055
6 giờ 62
(33,0)
126 (67,0)
Kết quả nghiên cứu không thấy mối liên quan giữa thời gian làm việc hằng ngày và tình trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (p> 0,05)
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa số buổi trực với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (n=206)
Số buổi trực/tháng
Tư vấn dinh dưỡng OR (95%CI)
p Tốt Chưa tốt
Dưới 5 buổi 26
(47,3)
29
(52,7) 2,0
(1,08 – 3,8) 0,02 Từ 5 buổi trở lên 46
(30,5)
105 (69,5)
Có mối liên quan giữa số buổi trực với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu. Những điều dưỡng có số buổi trực từ 5 buổi trở lên có khả năng tư vấn dinh dưỡng tốt cao hơn 2,0 lần so với số điều dưỡng có số buổi trực dưới 5 buổi.