Về một số yếu tố liên quan đến thực trạng tư vấn dinh dưỡng của điều dưỡng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng hoạt động tư vấn dinh dưỡng của điều dưỡng viên cho người nhà người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 năm 2020 và một số yếu tố liên quan (Trang 80 - 86)

4.2.1. Mi liên quan gii tính của đối tượng nghiên cứu đến tình trạng tư vấn dinh dưỡng:

Tỷ lệ nam điều dưỡng và nữ điều dưỡng trong nghiên cứu của chúng tôi là 36,4% và 63,6%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vân (2019) với tỷ lệ nam, nữ điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu lần lượt là 21,6% và 78,4% [34]. Còn trong nghiên cứu của Nguyễn Hồng Trường (2013) thì nam điều dưỡng tham gia nghiên cứu là 22,8% và nữ điều dưỡng là 77,2% [31], trong nghiên cứu của Chu Anh Văn (2013) thì tỷ lệ nam và nữ tương ứng là 9% và 91% [32].

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa giới tính của đối tượng nghiên cứu với thực trạng tư vấn dinh dưỡng (OR= 2,0; 95%CI=1,02-3,9). Tỷ lệ nữ điều dưỡng viên tư vấn dinh dưỡng tốt cao hơn 2 lần đối tượng nam. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này có thể do tính chất người bệnh tâm thần phải điều trị lâu dài, đôi lúc phải vỗ về khuyến khích như chăm trẻ nhỏ, thậm chí ăn uống bài tiết của cá nhân người bệnh không tự chủ được do đó việc chăm sóc người bệnh đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, nhẹ nhàng và kiên trì của nữ giới hơn nam giới do vậy tỷ lệ điều dưỡng nữ được tuyển dụng nhiều hơn nam giới và họ có khả năng tư vấn dinh dưỡng tốt nhiều hơn điều dưỡng nam.

4.2.2. Mi liên quan gia tui vi thc trạng tư vấn dinh dưỡng:

Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu của tôi là 35-44 tuổi với 46,1%, tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Hồng Trường (2013) là 48,3%

[31], trong khi đó kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vân (2019) thì tỷ lệ

điều dưỡng có độ tuổi dưới 35 tuổi là cao nhất (71,8%) cũng là nhóm tuổi cao nhất [34].

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<1,001) giữa tuổi của đối tượng nghiên cứu với thực trạng tư vấn dinh dưỡng.

Đối tượng nghiên cứu có tuổi từ 35-44 có khả năng tư vấn dinh dưỡng tốt cao hơn 3,3 lần những đối tượng từ 34 tuổi trở xuống. Điều đó có thể giải thích là nhóm tuổi 35-44 vừa tích lũy được kinh nghiệm làm việc, họ có nhiều kinh nghiệm chăm sóc người bệnh hơn nhiều so với lứa tuôi từ 34 trở xuống, cũng chưa quá xa để họ quên những kiến thức dinh dưỡng đã được học ở nhà trường và so với lưá tuổi trên 45 thì họ vẫn còn sức trẻ, nhiệt huyết cống hiến còn nhiều, khả năng tiếp thu kiến thức nhanh hơn.

4.2.3. Mi liên quan giữa trình độ của đối tượng nghiên cu vi tình trạng tư vấn dinh dưỡng

Trình độ học vấn của các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi cao nhất thuộc nhóm trung cấp với tỷ lệ 47%, sau đến nhóm có trình độ đại học trở lên chiếm 31% và thấp nhất là trình độ cao đẳng chiếm 22%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vân (2019) với tỷ lệ trung cấp là cao nhất 45,5% [34]. Còn trong nghiên cứu của Chu Anh Văn (2013) thì tỷ lệ trung cấp là 80,4% [33].

Tỷ lệ điều dưỡng trung cấp cao nhất là do đào tạo điều dưỡng ở nước ta thời kỳ trước vẫn đào tạo chủ yếu là điều dưỡng trung cấp, vài năm gần đây mới bắt đầu có đào tạo phổ cập cử nhân điều dưỡng. Mặc dù số lượng điều dưỡng trung cấp và điều dưỡng cao đẳng là nhiều nhất nhưng hiệu quả tư vấn dinh dưỡng lại thấp nhất. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,001) giữa học vấn với tình trạng tư vấn dinh dưỡng (OR= 24,6; 95%CI=

10,6-58,6). Đối tượng có trình độ đại học trở lên có khả năng tư vấn dinh dưỡng tốt

cao hơn 24,6 lần đối tượng có trình độ cao đẳng và trung cấp. Điều này có thể lý giải rất đơn giản dễ hiểu rằng đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn càng cao thì họ đã có sẵn vốn kiến thức và thực hành lớn hơn nhiều so với những người có trình độ thấp hơn và do vậy họ càng dễ dàng thực hành tư vấn dinh dưỡng thường xuyên hiệu quả hơn.

4.2.4. Mi liên quan gia thâm niên công tác với trình độ tư vấn dinh dưỡng:

Trong nghiên cứu của chúng tôi thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu chiếm đa số là >10 năm công tác (63,6%), trong khi đó thâm niên công tác của điều dưỡng tại nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vân (2019) trên 10 năm là 30,5%

[34] và trong nghiên cứu của Chu Anh Văn (2013) thì tỷ lệ điều dưỡng có thâm niên trên 10 năm là 39,2% [32].

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có liên quan giữa thâm niên công tác và thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Đối tượng nghiên cứu có thâm niên công tác > 10 năm có khả năng tư vấn dinh dưỡng tốt cao hơn 2,4 lần so với đối tượng có thâm niên công tác ≤ 10 năm. Có thể giải thích cho sự liên quan này trong nghiên cứu của chúng tôi là: điều dưỡng có thâm niên công tác trên 10 năm phù hợp với lứa tuổi 35-44 tuổi đang là thời kỳ kết tinh của kinh nghiệm công tác kết hợp với nhiệt huyết của tuổi trẻ. Do vậy hiệu quả trong công tác chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng luôn đạt hiệu quả cao.

4.2.5. Mi liên quan gia kiến thc của đối tượng nghiên cu vi tình trạng tư vấn dinh dưỡng:

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ điều dưỡng viên có kiến thức dinh dưỡng cơ bản là cao nhất (83%), tỷ lệ nắm vững kiến thức dinh dưỡng là thấp nhất (5,8%) trong khi đó theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vân (2019) thì tỷ lệ này là

59,2% [34]. Còn trong nghiên cứu của Chu Anh Văn (2013) thì tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức dinh dưỡng cơ bản là 24,5%.

Có mối liên quan giữa kiến thức dinh dưỡng được học với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (p=0,003). Những điều dưỡng nắm vững kiến thức có khả năng tư vấn dinh dưỡng tốt cao hơn 14,7 lần những điều dưỡng không nhớ kiến thức về dinh dưỡng. Điều này đã được lãnh đạo bệnh viện nêu rõ còn nhiều bất cập: “trình độ của các điều dưỡng còn hạn chế, kiến thức chưa sâu nên thiếu sự chủ động, còn rụt rè trong công việc, đặc biệt là giao tiếp và tư vấn cho người bệnh”. Đây là một khó khăn không nhỏ cho hoạt động tư vấn dinh dưỡng cho người nhà người bệnh. Nhân lực điều dưỡng thì có nhưng kiến thức, thực hành và mối quan tâm đến vai trò dinh dưỡng đủ và cân đối, hợp lý của điều dưỡng với người bệnh vẫn còn hạn chế. Do vậy việc tăng cường hiểu biết cho điều dưỡng qua đào tạo chính quy, cập nhật thông tin là rất cần thiết với tư vấn dinh dưỡng.

4.2.6. Mi liên quan gia v trí công tác vi thc trạng tư vấn dinh dưỡng:

Trong nghiên cứu này toàn bộ điều dưỡng ở vị trí điều dưỡng trưởng đều tư vấn dinh dưỡng tốt (100%) còn tỷ lệ điều dưỡng thường tư vấn tốt chỉ đạt 31,3%.

Điều này phản ánh thực trạng chung các điều dưỡng ở vị trí quản lý trực tiếp có trình độ cao hơn, kỹ năng và kiến thức thực hành tốt hơn, họ làm việc có trách nhiệm hơn với việc chăm sóc phục vụ người bệnh. Bản thân họ phải là tấm gương trong chăm sóc người bệnh thì mới giám sát, kiểm tra được hoạt động chăm sóc toàn diện cho người bệnh: ‘‘Các điều dưỡng chưa làm đúng và đủ vai trò của mình trong chăm sóc dinh dưỡng. Trên thực tế các điều dưỡng nói rằng có quá nhiều y lệnh về thuốc, xét nghiệm…song ngay cả khi ít thì họ cũng không thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh chứng tỏ họ quên hay không để ý tới vấn đề này’’ (Trích lời nói của một điều dưỡng trưởng).

4.2.7. Mi liên quan gia s bui trc của điều dưỡng vi thc trạng tư vấn dinh dưỡng:

Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả 52,7% điều dưỡng trực dưới 5 buổi tư vấn dinh dưỡng chưa tốt, và 69,5% điều dưỡng trực từ 5 buổi trở lên tư vấn dinh dưỡng chưa tốt

Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số buổi trực với thực trạng tư vấn dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu (p= 0,02). Những điều dưỡng có số buổi trực từ 5 buổi trở lêncó khả năng tư vấn dinh dưỡng tốt cao hơn 2 lần với số điều dưỡng có số buổi trực dưới 5 buổi. Điều này cũng phản ánh phần nào áp lực làm việc trong môi trường y tế dẫn đến hạn chế trong tư vấn dinh dưỡng của điều dưỡng.

Nghiên cứu không thấy mối liên quan giữa số lần tập huấn dinh dưỡng với thực trạng tư vấn dinh dưỡng (p=0,3). Trên thực tế tại bệnh viện, mặc dù lớp tập huấn đã được tổ chức tại bệnh viện nhưng vẫn còn nhiều điều dưỡng chưa được tham gia hoặc có người được tham gia nhưng lại vắng mặt vì nhiều lý do.

Bệnh viện tâm thần trung ương 1 là bệnh viện trung ương trực thuộc Bộ Y Tế, nhân lực tuyển dụng được tự chủ theo yêu cầu nên nhân lực đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc cho người bệnh, rất hiếm có cán bộ y tế là hợp đồng tại bệnh viện.

Do vậy, nghiên cứu chưa tìm ra được mối liên quan giữa yếu tố loại hình lao động với tình trạng tư vấn dinh dưỡng (p=0,5)

Nghiên cứu không thấy mối liên quan giữa yếu tố thời gian làm việc với tình trạng tư vấn dinh dưỡng (p=0,05). Bệnh viện tâm thần trung ương 1 được nhà nước và Bộ Y Tế xếp vào những bệnh viện có độc hại nghành cao nhất về mức độ khó khăn cũng như nguy hiểm khi chăm sóc người bệnh nên nhân viên y tế trực tiếp khám và chăm sóc người bệnh có thời gian làm việc trong ngày là 6h/ ngày,

còn các bộ phận gián tiếp làm việc 7h/ ngày, do vậy số lượng điều dưỡng làm việc quá thời gian quy định là rất ít.

Nghiên cứu cũng không thấy mối liên quan giữa số người bệnh điều dưỡng chăm sóc với tình trạng tư vấn dinh dưỡng. Bởi nhân lực điều dưỡng trong bệnh viện nhiều, số bệnh nhân mà các điều dưỡng chăm sóc là tương đương nhau nên kết quả nghiên cứu là phù hợp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng hoạt động tư vấn dinh dưỡng của điều dưỡng viên cho người nhà người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 năm 2020 và một số yếu tố liên quan (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)