Thiết kế hoạt động trải nghiệm “Nhà thiên văn học tương lai”

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề trái đất và bầu trời trong dạy học vật lí 11 (Trang 60 - 87)

2.4. Thiết kế tiến trình dạy học theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm góp phần bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học

2.4.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm “Nhà thiên văn học tương lai”

Bước 1: Xác định HĐTN theo định hướng phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí của Học sinh

Học xong chủ đề này HS sẽ đạt được các mục tiêu sau:

- Về kiến thức:

+ Biết được đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sau

+ Biết được nội dung của mô hình Nhật tâm của Copernic + Nêu được công dụng và cấu tạo của kính thiên văn.

+ Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.

+ Thiết lập và vận dụng được công thức tính số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.

- Về kĩ năng:

+ Giải thích được một số đặc điểm quan sát được của Mặt trời, Mặt trăng và Kim tinh

+ Rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ để hoàn thành việc chế tạo kính thiên văn đơn giản

+ Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, báo cáo kết quả đạt được - Về thái độ:

+ HS có hứng thú về quá trình hình thành kiến thức chủ đề “ Trái đất và Bầu trời”

+ HS học tập được những đức tính tốt của các nhà khoa học, hun đúc trong mình niềm say mê học tập;

+ Say mê, tìm tòi khám phá được tự nhiên

Sau khi xác định được mục tiêu của hoạt động trải nghiệm này là học sinh phải chế tạo được kính thiên văn đơn giản để quan sát được đặc điểm của Mặt trăng, Kim tinh và

Thủy tinh trên nền sao , tôi tiến hành đặt tên cho hoạt động trải nghiệm là “NHÀ THIÊN VĂN HỌC TƯƠNG LAI” với các nội dung sau:

Nội dung 1. Tìm hiểu mô hình nhật tâm của Copernic

Nội dung 2. Tìm hiểu cấu tạo kính thiên văn và quá trình tạo ảnh qua kính Nội dung 3. Chế tạo kính thiên văn

Nội dung 4: Sử dụng kính thiên văn đã thiết kế quan sát chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh và Thủy tinh

Nội dung 5: Tiến hành tổng kết, đánh giá sản phẩm.

Bước 2: Xác định phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức HĐTN, các hoạt động cụ thể để tiến hành bồi dưỡng NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí

Để hoạt động trải nghiệm được tiến hành có hiệu quả, cần xác định được các hoạt động cụ thể của từng nội dung, đồng thời dự kiến phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức từng hoạt động để đảm bảo phát triển được các kĩ năng bộ phận của năng lực TTTHTGTN dưới góc độ Vật lí. Cụ thể như sau:

Hoạt động Phương pháp Phương tiện Hình thức Sản phẩm dự kiến Nội dung 1. Tìm hiểu mô hình nhật tâm của Copernic

Vài nét về mô

hình địa tâm Giải quyết vấn

đề Internet

Sách, báo Phiếu học tập

Hoạt động

nhóm Bài báo cáo

Tiểu sử của Copernic

Dự án Internet Sách, báo Phiếu học tập

Hoạt động nhóm

Bài báo cáo

Tìm hiểu nội dung thuyết Nhật tâm của Copernic

Dự án Internet

Sách, báo Phiếu học tập

Hoạt động

nhóm Bài báo cáo

Tìm hiểu các hành tinh trong hệ Mặt trời.

Internet Sách, báo Phiếu học tập

Hoạt động

nhóm Bài báo cáo

Nội dung 2. Tìm hiểu cấu tạo kính thiên văn và quá trình tạo ảnh qua kính Tìm hiểu công

dụng và cấu tạo kính thiên văn

Giải quyết vấn

đề SGK

Phiếu học tập Hoạt động

nhóm Bài báo cáo

Tìm hiểu quá

trình tạo ảnh Giải quyết vấn

đề SGK

Phiếu học tập Hoạt động

nhóm Bài báo cáo

Hoạt động Phương pháp Phương tiện Hình thức Sản phẩm dự kiến và số bộ giác

của kính thiên văn

Phân tích và thiết kế kính thiên văn

Giải quyết vấn đề

Tương tự

Phiếu học tập Hình ảnh mô phỏng kính thiên văn

Hoạt động

nhóm Bài báo cáo

Thuyết trình về bản thiết kế kính thiên văn

Vấn đáp Máy chiếu Hoạt động nhóm Thuyết trình

Bài báo cáo Bản thiết kế Nội dung 3. Chế tạo kính thiên văn

Lập kế hoạch

hoạt động Dự án Phiếu học tập Hoạt động

nhóm Bảng kế hoạch

Tiến hành chế tạo kính thiên văn

Dự án Phiếu học tập.

Hình ảnh Hoạt động

nhóm Kính thiên văn Thuyết trình

về kính thiên văn đã chế tạo.

Vấn đáp Máy chiếu Hoạt động nhóm

Bài thuyết trình

Nội dung 4: Sử dụng kính thiên văn đã thiết kế quan sát chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh, Thủy tinh

Quan sát chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh, Thủy tinh

Kính thiên văn Sổ ghi chép

Hoạt động nhóm và cá nhân

Sổ ghi chép các đặc điểm quan sát được về Mặt trăng, Kim tinh, Thủy tinh Giải thích

chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh, Thủy tinh

Vấn đáp Sổ ghi chép Hoạt động nhóm và cá nhân

Sổ ghi chép giải thích đặc điểm quan sát Mặt trăng, Kim Tinh và Thủy tinh

Nội dung 5: Tiến hành tổng kết, đánh giá sản phẩm.

Tổng kết, đánh giá sản phẩm.

Vấn đáp Phiếu đánh giá

Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện HĐTN tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch :

Hoạt động Mục tiêu Thời gian Không gian Công cụ Nội dung 1. Tìm hiểu mô hình nhật tâm của Copernic

Vài nét về mô hình địa tâm

Năm được nội dung cơ bản và thấy được các hạn chế của mô hình địa tâm.

1 tiết theo phân phối chương trình

Hoạt động nhóm tại lớp và báo cáo tại lớp

Trình chiếu bằng Power point.

Phiếu học tập

Tiểu sử của

Copernic Biết được các cột mốc quan trọng trong cuộc đời Copernic.

Tìm hiểu nội dung thuyết Nhật tâm của Copernic

Năm được nội dung cơ bản của thuyết Nhật tâm.

So sánh được 2 mô hình địa tâm và nhật tâm Tìm hiểu

các hành tinh trong hệ Mặt trời.

Biết được các hành tinh thuộc hệ Mặt trời và một số thông tin liên quan đến các hành tinh.

Tìm hiểu được chuyển động của Mặt trăng, Thủy tinh và Kim tinh

Nội dung 2. Tìm hiểu cấu tạo kính thiên văn và quá trình tạo ảnh qua kính Tìm hiểu

công dụng và cấu tạo kính thiên văn

Trình bày được công dụng và cấu tạo của kính thiên văn

2 ngày Tại nhà theo

nhóm Phiếu học tập Phiếu đánh giá sản phẩm theo nhóm

Điện thoại hoặc Zalo để báo cáo sơ lược kết quả nghiên cứu và Tìm hiểu

quá trình tạo ảnh và

Trình bày được quá trình tạo ảnh và số bội giác của

Hoạt động Mục tiêu Thời gian Không gian Công cụ số bộ giác

của kính thiên văn.

kính thiên văn hoạt động của

nhóm Phân tích và

thiết kế kính thiên văn

Vẽ được bản thiết kế kính thiên văn và cách xác định các thông số cần thiết

Thuyết trình về các nội dung của Phiếu học tập và bản thiết kế kính thiên văn

Thuyết trình và trả lời được các câu hỏi từ GV và HS

Tại lớp Phiếu đánh giá đồng đẳng Phiếu đánh giá của giáo viên

Nội dung 3. Chế tạo kính thiên văn Lập kế

hoạch hoạt động

Lập được kế hoạch hoạt động chi tiết, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

4 ngày và 1 tiết theo

phân phối chương trình

Tại nhà

Tại lớp - Bảng phân công nhiệm vụ của cá nhân.

- Phiếu đánh giá đồng đẳng.

- Điện thoại hoặc Zalo để báo cáo tiến độ thực hiện công việc

Tiến hành chế tạo kính thiên văn

- Kính thiên văn vận hành được - Kính thiên văn được làm từ các vật liệu dễ kiếm, giá thành ít.

Thuyết trình về kính thiên văn đã chế tạo

Báo cáo về sản phẩm của nhóm và giải đáp được các thắc mắc.

1 tiết theo phân phối chương trình

- Sản phẩm của nhóm.

Hoạt động Mục tiêu Thời gian Không gian Công cụ Nội dung 4: Sử dụng kính thiên văn đã thiết kế quan sát chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh, Thủy tinh

Quan sát chuyển động

của Mặt

trăng, Kim tinh, Thủy tinh

Thấy được chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh, Thủy tinh qua kính thiên văn tự chế tạo

Tiến hành sau khi hoàn thành sản phẩm

Tại nhà

Giải thích chuyển động

của Mặt

trăng, Kim tinh, Thủy tinh

Nội dung được trình bày trong bài báo cáo về sản phẩm Giải thích được sơ lược về chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh và Thủy tinh

Trình bày trong bài thuyết trình

Tại nhà Báo cáo về sản phẩm

Nội dung 5: Tiến hành tổng kết, đánh giá sản phẩm Tiến hành

tổng kết, đánh giá sản phẩm

Học sinh đánh giá được kết quả hoạt động của nhóm, đánh giá được sản phẩm giữa các nhóm với nhau.

1 tiết theo phân phối chương trình

- Phiếu đánh giá đồng đẳng và kết quả của hoạt động

Phiếu đánh giá của Giáo viên

Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy thông qua việc xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

“NHÀ THIÊN VĂN HỌC TƯƠNG LAI”

A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

+ Biết được đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sau + Biết được nội dung của mô hình Nhật tâm của Copecnic

2. Về kĩ năng:

+ Giải thích được một số đặc điểm quan sát được của Mặt trời, Mặt trăng và Kim tinh

+ Rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ để hoàn thành việc chế tạo kính thiên văn đơn giản

+ Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, báo cáo kết quả đạt được 3. Về thái độ:

+ HS có hứng thú về quá trình hình thành kiến thức chủ đề “ Trái đất và Bầu trời”

+ HS học tập được những đức tính tốt của các nhà khoa học, hun đúc trong mình niềm say mê học tập;

+ Say mê, tìm tòi khám phá được tự nhiên

4. Định hướng phát triển NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí

Sau khi học xong chủ đề, học sinh Rèn luyện và phát triển được tất cả các thành tố của NLTTTHTGTN dưới góc độ Vật lí

B. ĐẶT VẤN ĐỀ

C. CẤU TRÚC CHỦ ĐỀ Chủ đề gồm các nội dung sau:

CHỦ ĐỀ NỘI DUNG

NHÀ THIÊN VĂN HỌC TƯƠNG LAI

1. Tìm hiểu mô hình Nhật tâm của Copernic

Tìm hiểu vài nét về mô hình Địa tâm Tiểu sử Copernic

Tìm hiểu thuyết Nhật tâm của Copernic Tìm hiểu các hành tinh trong hệ Mặt trời 2. Tìm hiểu cấu tạo

kính thiên văn và quá trình tạo ảnh qua kính

Tìm hiểu công dụng và cấu tạo kính thiên văn Tìm hiểu quá trình tạo ảnh và số bộ giác của kính thiên văn

Phân tích và thiết kế kính thiên văn

Thuyết trình về bản thiết kế kính thiên văn 3. Chế tạo kính

thiên văn đơn giản Lập kế hoạch hoạt động

Tiến hành chế tạo kính thiên văn

Thuyết trình về kính thiên văn đã chế tạo.

4. Sử dụng kính thiên văn để quan sát

Quan sát chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh, Thủy tinh

Giải thích chuyển động của Mặt trăng, Kim tinh, Thủy tinh

5.Tiến hành tổng kết, đánh giá sản phẩm

D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Nội dung 1: Tìm hiểu mô hình nhật tâm của Copernic Hoạt động 1: Tìm hiểu Vài nét về mô hình địa tâm a) Mục tiêu:

- Nắm được nội dung cơ bản và thấy được các hạn chế của mô hình địa tâm.

- Các thành tố năng lực phát triển: 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 2.1, 2.2, 2.3, 3.2, 3.3, 3.4, 5.1, 5.2, 5.3, 5.4

b) Các phiếu trợ giúp

PHIẾU HỌC TẬP

TÌM HIỂU MÔ HÌNH ĐỊA TÂM

I. MỤC TIÊU: Năm được nội dung cơ bản và thấy được các hạn chế của mô hình địa tâm.

II. PHƯƠNG TIỆN - Phiếu học tập - Các đường dẫn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_%C4%91%E1%BB%8Ba_t%C3%A2m III. NỘI DUNG

1. Lý thuyết mô hình Địa tâm ra đời vào thế kỉ II sau CN do ai đề xuất? Vài nét về ông?

...

...

2. Phát biểu nội dung mô hình Địa tâm

...

...

...

...

3. Các nội dung mô hình Địa tâm có những điểm nào khác so với các kiến thức mà em biết?

...

...

...

PHIẾU ĐÁP ÁN

TÌM HIỂU MÔ HÌNH ĐỊA TÂM

1. Lý thuyết mô hình Địa tâm ra đời vào thế kỉ II sau CN do ai Claudius Ptolemaeus đề xuất

Ông sinh và mất vào khoảng năm 100-178 SCN là một nhà bác học Hy Lạp xuất xứ từ Tebaida, học hành và làm việc tại Alexandria. Ông viết nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực như toán học, thiên văn học, địa lý và nhạc.

2. Phát biểu nội dung mô hình Địa tâm Ptolemy - Trái đất nằm yên ở trung tâm vũ trụ

- Giới hạn của vũ trụ là một vòm cầu trong suốt mà trên đó có gắn các sao. Tòa bộ vòm cầu quay quanh trục đi qua tâm Trái đất.

-Mặt trăng và Mặt trời chuyển động tròn đều quanh Trái đất cùng chiều quay với vòm cầu

- Các hành tinh chuyển động trong những vòng tròn phụ mà tâm các vòng tròn này chuyển động tròn đều quanh Trái đất

- Trái đất, Mặt trời và tâm vòng tròn phụ của Kim tinh và Thủy tinh luôn luôn nằm trên một đường thẳng

3. Các điểm khác

- Trái đất chuyển động tự quay

- Mặt trăng chuyển động tròn xung quanh Trái đất, Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời

- Trong hệ Mặt trời, Mặt trời là trung tâm, các hành tinh khác quay quanh Mặt trời theo các quỹ đạo elip.

c) Các yêu cầu cần đạt được Về nội dung

- Nội dung thuyết Địa tâm của Ptolemy và vài nét về ông - Các điểm khác giữa thuyết Địa tâm với các kiến thực học sinh có được

Về hình thức

trình bày - Bài thu hoạch trình bày trên giấy A0 rõ ràng, sạch sẽ, ngắn gọn, logic.

Về người

thuyết trình - Tác phong nghiêm tục, trang phục nghiêm chỉnh.

- Phát âm to rõ, có tương tác với người nghe.

Về nhóm hỗ trợ

- Nghiêm túc.

- Các thành viên nhóm hỗ trợ người thuyết trình, trả lời câu hỏi từ nhóm khác, GV.

- Nhận xét, đánh giá nhóm khác.

Hoạt động 2: Tiểu sử của Copernic a) Mục tiêu:

- Tự tổ chức hoạt động nhóm (phân chia vai trò, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, lập kế hoạch hoạt động, tổng kết hoạt động và đánh giá thành viên).

- Có kĩ năng thu thập thông tin (từ nhiều nguồn khác nhau như: internet, sách báo, tạp chí, trao đổi với chuyên gia,…), phân tích và tổng hợp các thông tin thu được để viết bài thu hoạch, báo cáo về các cột mốc quan trọng trong cuộc đời Copernic.

.- Có kĩ năng thuyết trình, giải thích, trao đổi thông tin, ghi chép.

b) Các phiếu trợ giúp:

PHIẾU HỌC TẬP

TÌM HIỂU TIỂU SỬ COPERNIC

I.MỤC TIÊU: Tìm hiểu các cột mốc quan trọng trong cuộc đời Copernic II. PHƯƠNG TIỆN

- Giấy A2

- Máy tính có kết nối Internet III. NỘI DUNG

Từ các nguồn sau hãy trình bày tiểu sử Nhà Vật lí Copernic với các yêu cầu sau:

https://soha.vn/nicolaus-copernicus-su-ra-doi-cua-thuyet-nhat-tam- 20190504105444722.htm

https://vi.wikipedia.org/wiki/Miko%C5%82aj_Kopernik

https://khoahoc.tv/nicolas-copernic-1473-1543-nha-ly-thuyet-thien-tai-thuyet-vu- tru-nhat-tam-1306

Ngày sinh, Quê quán

Hoàn cảnh gia đình

Các mốc chính

Tính cách

c) Các yêu cầu cần đạt được Về nội dung Về cuộc

đời

- Ngày tháng năm sinh, quê quán.

- Hoàn cảnh gia đình.

- Các mốc chính trong cuộc đời nhà phát minh.

- Các điểm nổi bật trong tính cách nhà phát minh.

Về hình thức

trình bày - Bài thu hoạch trình bày trên giấy A0 rõ ràng, sạch sẽ, ngắn gọn, logic.

Về người

thuyết trình - Tác phong nghiêm tục, trang phục nghiêm chỉnh.

- Phát âm to rõ, có tương tác với người nghe.

Về nhóm hỗ trợ

- Nghiêm túc.

- Các thành viên nhóm hỗ trợ người thuyết trình, trả lời câu hỏi từ nhóm khác, GV.

- Nhận xét, đánh giá nhóm khác.

Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung thuyết Nhật tâm của Copernic a) Mục tiêu:

- Tự tổ chức hoạt động nhóm (phân chia vai trò, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, lập kế hoạch hoạt động, tổng kết hoạt động và đánh giá thành viên).

- Có kĩ năng thu thập thông tin (từ nhiều nguồn khác nhau như: internet, sách báo, tạp chí, trao đổi với chuyên gia,…), phân tích và tổng hợp các thông tin thu được để viết bài thu hoạch, báo cáo về Tìm hiểu các nội dung thuyết Nhật tâm của Copernic

- Có kĩ năng thuyết trình, giải thích, trao đổi thông tin, ghi chép.

b) Các phiếu trợ giúp

PHIẾU HỌC TẬP

TÌM HIỂU THUYẾT NHẬT TÂM I. MỤC TIÊU

Biết được nội dung Thuyết Nhật tâm và vẽ được mô hình Nhật tâm II.PHƯƠNG TIỆN

- Phiếu học tập, giấy A2 ( trình bày) - Đường dẫn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuy%E1%BA%BFt_nh%E1%BA%ADt_t%C3%A2 m

https://soha.vn/nicolaus-copernicus-su-ra-doi-cua-thuyet-nhat-tam- 20190504105444722.htm

III. NỘI DUNG

Trả lời các câu hỏi sau và trình bày trên giấy A2

1. Thuyết Nhật tâm do Nhà Vật lí nào đề xuất? ( Năm sinh, năm mất, quê quán) ...

2. Thuyết Nhật Tâm được công bố vào năm nào? ...

3. Nội dung thuyết Nhật tâm?...

4. Vẽ mô hình Hệ Nhật tâm của Copernic ...

PHIẾU ĐÁP ÁN

TÌM HIỂU THUYẾT NHẬT TÂM

1. Thuyết Nhật tâm do Nhà Vật lí nào đề xuất? Nicolaus Copernicus (1473 – 1544), người Ba Lan

2. Thuyết Nhật Tâm được công bố vào năm nào? 1878 3. Nội dung Thuyết Nhật tâm

- Mặt trời là trung tâm của vũ trụ.

- Các hành tinh (Thủy, Kim, Trái đất, Hỏa, Mộc, Thổ) chuyển động đều quanh Mặt trời theo quỹ đạo tròn, cùng chiều và gần như ở trong cùng một mặt phẳng. Càng ở xa Mặt trời chu kỳ chuyển động của hành tinh càng lớn.

- Trái đất cũng là một hành tinh chuyển động quanh Mặt trời, đồng thời tự quay quanh một trục xuyên tâm.

- Mặt trăng chuyển động tròn quanh Trái đất (Vệ tinh của Trái đất).

- Thủy tinh, Kim tinh ở gần Mặt trời hơn Trái đất (có quĩ đạo chuyển động bé hơn) Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh có quĩ đạo lớn hơn (ở xa Mặt trời hơn)

4. Vẽ mô hình Hệ Nhật tâm của Copecnic

c) Yêu cầu cần đạt được

Về nội dung

- Trả lời đúng các câu hỏi trong Phiếu học tập

- Học sinh hiểu được mô hình Hệ Nhật tâm, thấy được điểm khác biệt giữa mô hình Nhật tâm và hệ Địa tâm - Vẽ được sơ lược mô hình hệ Nhật tâm

Về hình thức trình bày - Bài thu hoạch trình bày trên giấy A0 rõ ràng, sạch sẽ, ngắn gọn, logic.

Về người thuyết trình - Tác phong nghiêm tục, trang phục nghiêm chỉnh.

- Phát âm to rõ, có tương tác với người nghe.

Về nhóm hỗ trợ

- Nghiêm túc.

- Các thành viên nhóm hỗ trợ người thuyết trình, trả lời câu hỏi từ nhóm khác, GV.

- Nhận xét, đánh giá nhóm khác.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề trái đất và bầu trời trong dạy học vật lí 11 (Trang 60 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)