2.4.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của TBDH trong quá trình dạy học.
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về sự cần thiết của TBDH đối với QTDH ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân , tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát ở hai nhóm khách thể sau :
- Nhóm 1 : Gồm 23 giáo viên của trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Nhóm 2: Gồm 03 nhân viên thiết bị
Nội dung điều tra khảo sát tập trung vào các vấn đề: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của TBDH đối với QTDH. Qua đó thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quản lý sử dụng TBDH.
Quy trình thực hiện
- Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát.
- Xây dựng bộ phiếu hỏi theo các nội dung sẽ triển khai.
- Xác định thành phần điều tra khảo sát.
- Thực hiện việc điều tra, khảo sát.
- Thu thập các phiếu điều tra và xử lí các phiếu điều tra.
- Tổng hợp kết quả trả lời và các ý kiến phỏng vấn.
Tác giả sử dụng phiếu đánh giá nhận thức của giáo viên, nhân viên theo 3 mức độ
Rất quan trọng (RQT) (3 điểm)
Quan trọng (QT) (2 điểm)
Không quan trọng (KQT) (1 điểm) Điểm trung bình : X điểm (1≤ X ≤ 3) Sử dụng công thức tính điểm trung bình:
X : Điểm trung bình Xi : Điểm ở mức độ i
Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n : Số người tham gia đánh giá
Bảng 2.3: Kết quả điều tra nhận thức của GV, NVTB trường THPT Nguyễn Viết Xuân.
T
T NỘI DUNG QUẢN LÝ TẦM QUAN TRỌNG Điể
m
Thứ RQT QT KQT bậc
1 Chỉ đạo quản lý sử dụng TBDH
của Hiệu trưởng 23 3 0 2,88 2
2 Việc sử dụng TBDH, PHBM
của giáo viên. 22 4 0 2.85 3
3 Việc học tập của học sinh trong
giờ có sử dụng TBDH 20 2 4 2.62 8
4 Việc bảo quản TBDH của GV 21 2 3 2.69 7
k
i i
i n
X K X
n
5 Việc bảo quản TBDH của HS 22 3 1 2.81 5
6 Hồ sơ TBDH 22 2 2 2.77 6
7 Ứng dụng CNTT vào quản lý
sử dụng TBDH 20 4 2 2.41 12
8 Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng
TBDH cho GV 23 3 0 2.89 1
9 Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho nhân viên thiết bị 22 4 0 2.85 3
10 Kiểm tra đánh giá 15 9 2 2.5 10
11 Tăng cường nguồn lực tài chính 16 10 0 2.62 8 12 Công tác xã hội hóa giáo dục 14 11 1 2.5 10 Nhận xét: Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: GV, NVTB nhà trường đã có nhận thức tương đối tốt về sự cần thiết của TBDH trong QTDH. Trong đó, có đề cao hơn ở một số nội dung quản lý như việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng TBDH cho GV, việc chỉ đạo của hiệu trưởng về đổi mới PPDH thông qua sử dụng các TBDH trong giờ học một cách có hiệu quả, cần phải có kế hoạch chỉ đạo quản lý sử dụng TBDH của BGH để thống nhất thực hiện.Việc bồi dưỡng, nâng cao kĩ năng sử dụng TBDH cho GV, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho NVTB là rất quan trọng bởi theo các Gv, thì đó là điều kiện cần để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Ngoài ra, cần tăng cường nguồn lực tài chính, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường CSVC và TBDH đáp ứng được đổi mới PPDH.
Thực tế điều tra cho thấy: Nhiều GV lo ngại khó quản lý học sinh trong giờ học thực hành, sử dụng TBDH trong giờ học mất nhiều thời gian. Một số GV không muốn thay đổi phương thức dạy học cũ, ngại sự “thay đổi” theo chiều hướng tích cực, chủ động trong môi trường phòng học mới.
2.4.2. Thực trạng việc trang bị thiết bị dạy học
Hằng năm nhà trường đều có kế hoạch đầu tư trang bị CSVC và TBDH nhưng kính phí thực hiện lại phụ thuộc chủ yếu vào nguồn ngân sách nhà nước cấp. Vì vậy, nhà trường chưa chủ động được việc mua sắm bổ sung thiết bị dạy học theo kế hoạch.
Đầu và cuối mỗi năm học nhà trường đều tổ chức kiểm kê tài sản trong đó có TBDH, song việc làm này chủ yếu mang tính hành chính, chỉ tập trung vào số lượng, chưa chú ý nhiều đến từng chi tiết, chất lượng TBDH.
Trong những năm gần đây việc trang bị TBDH cho nhà trường đã được sở GD&ĐT Vĩnh Phúc quan tâm.Về cơ bản,TBDH hiện có đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy – học hiện nay.
Bảng 2.4: Tình hình trang bị TBDH đáp ứng yêu cầu tối thiểu Mức độ
Đối tượng
Đáp ứng Chưa đáp ứng
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Giáo viên 15 65,2 8 34,8
Nhân viên thiết bị 2 66,7 1 33,3
2.4.3. Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học
Từ thực trạng nhà trường cho thấy: Loại TBDH được sử dụng nhiều là tranh ảnh giáo khoa của các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Sinh học. Ngược lại:
môn Công nghệ, Vật lý, Hoá học có nhiều đồ dùng thí nghiệm, thực hành nhưng giáo viên lại ít sử dụng hơn. Mặt khác, tình trạng dạy chay, học chay vẫn còn, vẫn còn giáo viên quen với nếp dạy cũ, cũng có giáo viên sử dụng TBDH nhưng hiệu quả lại chưa cao, có giáo viên chỉ đưa ra coi như giới thiệu TBDH chứ chưa khai thác được nội dung kiến thức, chưa giúp học sinh lĩnh hội kiến thức thông qua quan sát, thực hành trên TBDH, có giáo viên chưa biết cách sử dụng TBDH hợp lý, đặt TBDH trên bàn hoặc treo trên bảng từ đầu đến cuối tiết học làm cho học sinh phân tán tư tưởng, không chú ý vào nội dung bài học. Sử dụng TBDH như vậy không những không phát huy được tác dụng của TBDH, không phát huy được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, tính tự giác, tích cực hoạt động của học sinh mà còn làm giảm hiệu quả sư phạm của TBDH, làm giảm chất lượng của giờ học.
Khi được hỏi về nguyên nhân của thực trạng trên, hầu hết các giáo viên đưa ra lý do ngại sử dụng TBDH, họ cho rằng sử dụng TBDH sẽ mất thời gian, tốn công chuẩn bị, thời gian sử dụng TBDH dành để giảng giải và cho học sinh luyện tập thì tốt hơn;
Mặt khác, việc sử dụng TBDH hiện nay mới chỉ mang tính vận động, không sử dụng cũng không ảnh hưởng đến việc đánh giá giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
Một nguyên nhân cơ bản nữa là trong quá trình học tập ở các trường sư phạm, giáo viên chưa được trang bị đầy đủ kiến thức để sử dụng các thiết bị dạy học, vì vậy có tâm lý ngại tiếp cận với các thiết bị dạy học mới. Hơn nữa, công tác tập huấn sử dụng TBDH cho giáo viên chưa được thường xuyên, dẫn đến kỹ năng sử dụng TBDH của giáo viên còn hạn chế, chưa thực sự khai thác hết tiềm năng của thiết bị dạy học trong trong đổi mới PPDH.
2.4.4. Thực trạng hiệu quả sử dụng TBDH trường THPT Nguyễn Viết Xuân Có thể cụ thể hóa hiệu quả sử dụng TBDH bao gồm: Hiệu suất sử dụng, mục tiêu và kết quả sử dụng. Căn cứ vào đặc trưng của TBDH, tác giả đề xuất 5 chỉ số làm căn cứ xây dựng phiếu đánh giá hiệu quả sử dụng TBDH như sau:
Chỉ số 1. Tần suất sử dụng TBDH xét theo từng loại so với yêu cầu giảng dạy môn học đã được quy định trong chương trình và kế hoạch dạy học, tính trên tỷ lệ giáo viên, tỷ lệ giờ học (hoặc thời gian thực học), tỉ lệ môn học, tỉ lệ loại thiết bị.
Chỉ số 2. Mức độ sử dụng TBDH xét theo khả năng khai thác thực tế của giáo viên và học sinh so với tính năng kỹ thuật và tính năng sư phạm của thiết bị, tính trên các tỉ lệ nói trên.
Chỉ số 3. Tính thành thạo sử dụng thiết bị xét theo kỹ năng, thao tác và cách xử lý tình huống của giáo viên và học sinh trong quá trình sử dụng thiết bị, tính trên tỷ lệ các sự cố về kỹ thuật có thể xảy ra và cách khắc phục an toàn, tỉ lệ khắc phục thành công các sự cố, tỉ lệ những sáng kiến, phát triển các ứng dụng mới mà giáo viên và học sinh thực hiện.
Chỉ số 4. Tính kinh tế của sử dụng thiết bị xét theo mức độ hư hỏng, xuống cấp, bảo đảm thời hạn sử dụng thực tế và kĩ năng bảo quản, chỉnh sửa thiết bị của giáo viên và học sinh, tính trên tỉ lệ phần trăm hỏng hóc, giảm chất lượng của mỗi loại thiết bị, tỉ lệ chi phí sửa chữa trên chi phí mua sắm, độ bền sử dụng theo thời gian hoặc theo số lượt sử dụng.
Chỉ số 5. Mức độ cải tiến, đổi mới phương pháp và kỹ năng dạy học của giáo viên do có sử dụng thiết bị dạy học, xét theo số lượng giờ học được đánh giá tốt.
Giáo viên phát triển những kỹ năng, những tri thức và quan điểm mới trong quá trình dạy học nhờ tác động của các loại hình thiết bị dạy học, sự đa dạng của các hình thức dạy học và kỹ thuật lên lớp, việc tổ chức học tập, kiểm tra và đánh giá…
Cơ sở lựa chọn các chỉ số:
Chỉ số 1. Tần suất sử dụng: Đây là chỉ số quan trọng vì nó là tiền đề cho việc xét đến hiệu quả sử dụng TBDH. Tuy rằng, không phải cứ sử dụng nhiều lần TBDH là nâng cao được hiệu quả sử dụng, nhưng tần suất sử dụng TBDH càng cao thì người sử dụng (giáo viên, học sinh, phụ tá thí nghiệm) càng có cơ hội sử dụng thuần thục hơn và hiệu quả sử dụng có cơ hội được nâng cao.
Chỉ số 2. Mức độ sử dụng: TBDH được xét theo khả năng khai thác thực tế của giáo viên và học sinh so với các tính năng kỹ thuật và tính năng sư phạm của thiết bị (tính trên các tỷ lệ nói trên).
Chỉ số 3. Tính thành thạo sử dụng: TBDH được xét theo kỹ năng và thái độ của giáo viên và học sinh trong quá trình sử dụng thiết bị. Giáo viên có tự giác sử dụng TBDH không hay là bị bắt buộc phải sử dụng? Trình độ sử dụng TBDH có được nâng cao không? Học sinh có hào hứng với các bài có sử dụng TBDH không? Năng lực thực hành, năng lực tư duy lôgic của học sinh có được phát triển không?
Chỉ số 4, Tính kinh tế của việc sử dụng: Nói đến tính kinh tế trong sử dụng TBDH là nói đến sự bền vững của thiết bị để sử dụng lâu dài, nói đến chất lượng sử dụng TBDH. Nếu trong quá trình dạy học có sử dụng TBDH, TBDH có tác dụng đổi mới PPDH và mang lại kết quả học tập tốt cho học sinh thì điều đó có nghĩa là tính kinh tế của TBDH đó đã được khẳng định.
Chỉ số 5. Phục vụ đổi mới phương pháp dạy học: Chương trình và nội dung của sách giáo khoa mới đòi hỏi phải đổi mới PPDH mà biểu hiện của nó là học sinh tích cực hoá quá trình nhận thức, quá trình tư duy, học sinh tham gia thảo luận nhiều hơn. Trong quá trình sử dụng TBDH mà quan sát thấy học sinh có các biểu hiện như trên có nghĩa là đã nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học.
Như vậy TBDH có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng, nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan sư phạm, an toàn và giá cả hợp lý, tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại. Việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH là vô cùng quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập song lại phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý, do vậy đòi hỏi người quản lý phải nắm rõ nội
dung, phương pháp quản lý để phát huy được hiệu quả của TBDH trong hoạt động dạy và học cũng như trong các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
Từ 5 chỉ số trên, tác giả đề tài đã xây dựng bộ phiếu trưng cầu ý kiến cho 3 đối tượng: giáo viên, nhân viên và học sinh.
Bảng 2.5. Thực trạng và nguyên nhân của việc sử dụng TBDH (Qua đánh giá của nhân viên thiết bị và giáo viên)
STT NỘI DUNG CÁC CHỈ SỐ TỈ LỆ
(%)
XẾP THỨ BẬC 1. Tần số sử dụng TBDH và nguyên nhân
1.1. TBDH đã được sử dụng:
1.1.1. TBDH được sử dụng trên 85% 6 4
1.1.2. TBDH được sử dụng từ 60% đến 84 % 65 1
1.1.3. TBDH được sử dụng từ 40% đến 60% 20 2
1.1.4. TBDH được sử dụng dưới 40% 9 3
1.2. Những nguyên nhân
1.2.1. TBDH khó sử dụng 26 5
1.2.2. Giáo viên còn thiếu kiến thức về TBDH 50 2
1.2.3. Giáo viên thiếu thời gian để chuẩn bị TBDH 55 3 1.2.4. Giáo viên cảm thấy vất vả hơn khi dạy học có TBDH 60 1
1.2.5. Chất lượng TBDH còn chưa tốt 35 4
2. Mức độ hiểu tính năng và tác dụng của TBDH 2.1. Hiểu tính năng và tác dụng của TBDH
2.1.1. Trên 85% 12 3
2.1.2. Từ 60 đến 80% 60 1
2.1.3. Từ 40 đến 60% 25 2
2.1.4. Dưới 40% 3 4
2.2. Giáo viên ngại nghiên cứu khai thác sử dụng các tính năng
của TBDH 57
3. Tính thành thạo trong sử dụng TBDH
3.1. Còn cảm thấy lúng túng khi sử dụng đa số TBDH 55 3 3.2. Giáo viên chưa được hướng dẫn, rèn luyện các kĩ năng sử
dụng TBDH 61 2
3.3. Tập thể giáo viên tích cực trao đổi, học hỏi lẫn nhau 73 1
STT NỘI DUNG CÁC CHỈ SỐ TỈ LỆ (%)
XẾP THỨ BẬC
3.4. Có sách hướng dẫn và Cataloge về TBDH 47 4
4. Tính kinh tế của sử dụng TBDH
4.1. TBDH giúp giáo viên dễ thiết kế kế hoạch giảng dạy hơn,
chuẩn bị bài chu đáo hơn 88,5 3
4.2. Hiệu quả của tiết học có TBDH được tăng lên 85,7 2
4.3. Giúp công tác kiểm tra đánh giá tốt hơn 82 4
4.4. TBDH đã làm tăng tỉ lệ số giờ dạy giỏi của giáo viên và tăng
số giáo viên giỏi 91 1
5. Góp phần đổi mới PPDH:
5.1. Tính tích cực hoá quá trình nhận thức, quá trình tư duy của
học sinh 92 5
5.2. Rèn luyện thói quen làm việc khẩn trương, khoa học cho
giáo viên và học sinh 100 1
5.3. Bầu không khí trong lớp sôi nổi hơn, thân thiện hơn 100 1 5.4. Giáo viên và học sinh có mối liên kết chặt chẽ, hiểu biết
nhau hơn 85 4
5.5. Tác động tốt đến kết quả học tập của học sinh 100 1 Nhận xét bảng 2.5.
-Tần suất sử dụng TBDH: Gần 70% giáo viên sử dụng từ 60 đến 84% số TBDH hiện có. Điều đó có nghĩa là còn 16% đến 39% TBDH hiện có chưa được sử dụng tới và có hơn 30% số giáo viên chỉ sử dụng TBDH từ 0% đến 59%.
-Hiểu và sử dụng TBDH: Hầu hết các GV (60%) hiểu được 60 đến 80% tính năng và tác dụng của TBDH. Nhiều giáo viên (57%) thiếu thời gian, ngại nghiên cứu, tìm tòi khai thác sử dụng TBDH.
-Tính thành thạo trong sử dụng: Có 55% giáo viên còn cảm thấy lúng túng khi sử dụng đa số TBDH. Một trong những nguyên nhân là giáo viên chưa được hướng dẫn, luyện tập kĩ năng sử dụng TBDH (61%), chủ yếu là do tập thể giáo viên tích cực trao đổi, học hỏi nhau (73%) và tự nghiên cứu, tìm hiểu qua sách hướng dẫn về TBDH (47%).
-Tính kinh tế: 80,5% giáo viên cho rằng nhờ dạy học có TBDH mà hiệu quả giờ lên lớp đã tăng lên. 82% giáo viên cho rằng dạy học có TBDH giúp giáo viên tiếp cận nhiều hơn với từng học sinh, giúp công tác kiểm tra đánh giá học sinh tốt hơn.
Các giáo viên đều thống nhất là dạy học có TBDH giúp rèn luyên thói quen làm việc khẩn trương, khoa học cho cả giáo viên và học sinh và làm tăng tỉ lệ số giờ dạy giỏi của giáo viên, tăng số giáo viên giỏi so với trước đây (91%).
- Góp phần đổi mới PPDH: từ 92% đến 100% giáo viên đều khẳng định: Dạy học có TBDH đã góp phần đổi mới PPDH hiện nay.
Qua sự phân tích trên cho thấy hầu hết các giáo viên nhận thức được vai trò quan trọng của TBDH trong QTDH, Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sử sụng TBDH thì rất cần tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên, nhân viên sử dụng TBDH.
Bảng 2.6. Thực trạng và nguyên nhân của việc sử dụng TBDH (Qua đánh giá của học sinh)
STT NỘI DUNG CÁC CHỈ SỐ
TỈ LỆ (%)
XẾP THỨ BẬC 1 Số bài học có sử dụng TBDH:
1.1 Trên 85% 20,5 7
1.2 Từ 60 đến 85% 35,9 5
1.3 Từ 40 đến 60% 37,6 3
1.4 Dưới 40% 2,0
1.5 TBDH không dễ sử dụng 58 2
1.6 Thiếu hiểu biết về TBDH 39,0 6
1.7 Thiếu cơ số TBDH để các nhóm làm thí nghiệm 55, 8 4
1.8 Cần TBDH có chất lượng tốt hơn 72,7 1
2 Mức độ sử dụng
2.1 Thường xuyên (Trên 85%) 32,2 2
2.2 Khá đều đặn (từ 60 đến 85%) 55,4 1
2.3 Thỉnh thoảng (từ 40 đến 60%) 35, 8 3
2.4 Ít khi (dưới 40%) 1,5
3 Tính thành thạo trong sử dụng
3.1 Còn lúng túng khi sử dụng đa số TBDH 80,5 1
3.2 Phải có giáo viên hướng dẫn học sinh mới sử dụng được 70,2 2 3.3 Có quy định của trường THPT làm học sinh ngại sử dụng TBDH 18,7 4 3.4 Sử dụng được do có sách hướng dẫn về TBDH 33,2 3
STT NỘI DUNG CÁC CHỈ SỐ TỈ LỆ (%)
XẾP THỨ BẬC 4 Hiệu quả
4.1 Giờ học có TBDH giúp kết quả học tập của học sinh tốt lên 73.7 1 4.2 Giờ học có TBDH giúp học sinh rèn luyện nhiều kĩ năng 69.5 2 4.3 Nếu biết sử dụng TBDH sẽ được giáo viên và các học sinh khác
đánh giá cao 35.3 3
4.4 Việc sử dụng thường xuyên TBDH đã làm tăng tỉ lệ số học sinh
giỏi trong lớp 3,0 4
5 Góp phần đổi mới phương pháp học:
5.1 Giờ học có TBDH làm tăng khả năng hợp tác giữa các nhóm và
trong một nhóm học sinh 80,5 2
5.2 Không khí học tập trong lớp sôi nổi hơn, thân thiện hơn 81,2 1 5.3 Giáo viên và học sinh hiểu biết nhau hơn 63,7 4
5.4 Hiệu quả giờ học cao hơn 66,5 3
5.5 Góp phần phát triển tư duy 58,0 5
Nhận xét bảng 2.6:
Về lí luận dạy học thì học sinh là chủ thể của hoạt động nhận thức. Về thực tiễn thì học sinh là người trực tiếp tiếp nhận hiệu quả sử dụng TBDH do giáo viên sử dụng hoặc do học sinh trực tiếp sử dụng. Vì vậy những thông tin thu nhận từ các học sinh là rất quan trọng bởi nó mang tính khách quan cao. Tuy nhiên cũng có những thông tin
"bị nhiễu" do góc độ nhận thức của các học sinh bị hạn chế, vì vậy cần xem xét, nghiên cứu vấn đề một cách tổng thể.
- Tần suất sử dụng: Khi so sánh 3 chỉ số đầu thì tỉ lệ số phiếu trả lời của học sinh đều thấp hơn tỉ lệ số phiếu trả lời của giáo viên.
- Mức độ và thái độ sử dụng: Phần lớn học sinh cho rằng thiếu thời gian tìm hiểu khai thác các tính năng của TBDH.
- Tính thành thạo trong sử dụng: Do trình độ có hạn nên phần lớn học sinh còn lúng túng khi sử dụng TBDH (80,5%) và luôn cần đến sự hướng dẫn của giáo viên (70,2%).
- Tính kinh tế (hiệu quả): 73,7% học sinh khẳng định giờ học có TBDH giúp kết quả học tập của học sinh được tăng lên, 69,5% nhận thấy giờ học có TBDH giúp các em rèn luyện nhiều kĩ năng.