3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TBDH cho các lực lượng có trách nhiệm trong nhà trường.
Có thể nói đây là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất bởi vì có nhận thức đúng đắn thì mới có hành động đúng và có nhận thức đúng vấn đề mới tìm ra các giải pháp để đạt mục tiêu đề ra.
3.3.1.1 Mục đích, ý nghĩa
Nâng cao nhận thức cho CBGV, NVTB và HS hiểu về tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học nhằm đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay. Biến nhận thức thành ý thức, hành động, trách nhiệm trong việc sử dụng TBDH của từng thành viên trong nhà trường.
3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Đối với các tổ trưởng chuyên môn
Tổ trưởng chuyên môn cần nhận thức đúng tầm quan trọng trong việc quản lý sử dụng TBDH và vai trò, nhiệm vụ của mình để chỉ đạo tổ chuyên môn dạy học có sử dụng TBDH hiệu quả.
Tổ trưởng chuyên môn phải được thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý để có nhân cách tổng hòa của người GV môn học, nhà sư phạm và là nhà tổ chức các hoạt động chuyên môn của tổ.
Từ nhận thức đúng và toàn diện, tổ trưởng chuyên môn nắm bắt được các định hướng quản lý sử dụng TBDH của Sở GD&ĐT và của nhà trường để xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện, lựa chọn những GV có năng lực chuyên môn tốt làm “giáo viên cốt cán” để thực hiện hiệu quả vai trò của TBDH.
Đối với đội ngũ giáo viên
GV là đối tượng rất quan trọng trong nhà trường, bởi họ là lực lượng lao động trực tiếp nhất và là lực lượng chính tạo ra sản phẩm giáo dục của mỗi nhà trường. Vì vậy, nhà trường cần tạo điều kiện cho GV được tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về vai trò của TBDH trong quá trình nhận thức của học sinh; tính năng, cách thức sử dụng TBDH.
100% GV phải được nghiên cứu học tập các văn bản quy định về TBDH, GV cần làm tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, cần tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn, hội thảo chuyên đề, thao giảng…để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Tích cực đọc sách báo, sách tham khảo, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kinh nghiệm, học hỏi các đồng nghiệp có năng lực chuyên môn giỏi để có thêm những vốn quý trong công tác, mỗi giáo viên phải thực sự phải tự giác tìm tòi, sáng tạo trong dạy học bởi vì khoa học luôn phát triển không ngừng, đòi hỏi những nhà giáo dục phải luôn đổi mới để đáp ứng được yêu cầu thời đại.
Đối với học sinh
HS là đối tượng trung tâm của hoạt động nhận thức, nâng cao nhận thức về TBDH cho HS sẽ giúp cho HS có động cơ tốt trong học tập và làm cho HS tích cực, chủ động, say mê học tập hơn. Học sinh bậc THPT có tâm lý rất đặc biệt luôn muốn khám phá cái mới vì thế dạy học có sử dụng TBDH sẽ tạo được hứng thú cho HS và là môi trường khoa học để HS phát huy tính tích cực. Từ đó nâng cao được ý thức tổ chức kỷ luật, vừa học tập có hiệu quả, vừa có trách nhiệm bảo quản TBDH.
Làm tốt công tác giáo dục về nhận thức cho HS thông qua các buổi hoạt động ngoại khóa toàn trường, sinh hoạt lớp, tổ chức tốt các phong trào thi đua theo chủ điểm hàng tuần, hàng tháng, qua đó phát hiện và tuyên dương học sinh giỏi, khuyến khích học sinh có tinh thần học tập tốt, sáng tạo trong quá trình sử dụng TBDH.
Đối với cha mẹ học sinh
Trong những năm gần đây, kinh tế xã hội có nhiều bước phát triển, trình độ dân trí có phần được nâng cao. Người dân đã quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em mình vì thế đã tạo được điều kiện để thúc đẩy việc nâng cao trình độ, năng lực học tập cho HS. Việc dạy học có sử dụng TBDH là vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì thế phải làm tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân và cha mẹ HS để họ hiểu được ý nghĩa, vai trò của TBDH. Sự phối, kết hợp tốt giữa nhà trường,
Công tác tuyên truyền cho cha mẹ HS bằng nhiều con đường khác nhau, cần có sự phối hợp đồng bộ của nhà trường, chính quyền địa phương, các đoàn thể và các lực lượng xã hội khác để phụ huynh hiểu rõ về TBDH, từ đó có sự ủng hộ và quan tâm nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt trong công tác xã hội hóa giáo dục về TBDH.
3.2.2. Biện Pháp 2: Xây dựng đội ngũ làm công tác thiết bị dạy học 3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa
Điều kiện về đội ngũ quản lý TBDH là điều kiện cần để đưa TBDH vào khai thác, sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả. Vì vậy BGH nhà trường phải chú trọng đến việc phân công quản lý, đảm bảo số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác quản lý TBDH.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Đối với cán bộ quản lý nhà trường
- Ban hành quy định về trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân trong nhà trường về công tác quản lý sử dụng TBDH, thực hiện sự phân cấp rõ ràng trong công tác chỉ đạo, quản lý sử dụng TBDH.
- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện việc quản lý sử dụng TBDH.
Đối với nhân viên thiết bị
Nhân viên thiết bị có trách nhiệm quản lý bảo quản TBDH, các PHBM, phòng thiết bị; bảo quản, lưu giữ hồ sơ TBDH; chịu trách nhiệm trước sự mất mát, hư hỏng của TBDH, PHBM chuẩn bị sẵn các TBDH, PHBM theo đăng kí mượn của giáo viên.
3.3.3. Biện pháp 3: Chủ động xây dựng nội dung đầu tư, bổ sung TBDH phù hợp với điều kiện nhà trường, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong đầu tư và nâng cấpTBDH
3.3.3.1. Mục đích, ý nghĩa
Việc đầu tư TBDH là nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường. Chất lượng, số lượng, tính hiện đại của TBDH góp phần không nhỏ vào hiệu quả sử dụng TBDH. Khi khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng yêu cầu nhà trường cũng phải được đầu tư, bổ sung những trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại. Để thực hiện được mục đích đó cần tăng cường nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các nhà trường.
Việc đầu tư TBDH phải có kế hoạch dài hạn, trung hạn và đúng theo quy trình, quy định. Việc đầu tư TBDH phải đồng bộ, hiện đại, phù hợp với nhân lực và điều kiện, tương xứng với tầm phát triển của nhà trường và với yêu cầu của công tác dạy học trong giai đoạn hiện nay. Vậy nên, ngoài nguồn lực đầu tư tài chính từ ngân sách nhà nước nhà trường cần huy động các nguồn lực từ xã hội cho việc mua bổ sung TBDH.
3.3.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
- Kế hoạch đầu tư TBDH hằng năm phải dựa trên cơ sở kiểm kê tài sản nhà trường, đề xuất của các nhóm chuyên môn, khảo sát thực trạng về cơ sở hạ tầng, hệ thống PHBM, phòng thiết bị, kho chứa....để đảm bảo việc đầu tư kịp thời và hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch phải xác định mục tiêu, định ra được một hệ thống những việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành và tạo ra sự cân đối nhịp nhàng giữa các công việc cụ thể trong nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư TBDH phải dựa trên các văn bản pháp lý, quy chế hiện hành về công tác TBDH, trình độ nhận thức, chuyên môn, ý thức, thái độ của tập thể sư phạm, trình độ kỹ thuật, kỹ năng sử dụng TBDH của giáo viên.
- Kế hoạch đầu tư TBDH phải hướng vào các nội dung cụ thể. Khi mua sắm TBDH phải nghiên cứu mẫu, lựa chọn TBDH cần mua sắm; Hợp đồng mua các thiết bị đảm bảo đúng quy chuẩn, chất lượng, thiết thực theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đặc biệt chú ý phân bổ nguồn vốn hợp lí cho mua các loại thiết bị khác nhau.
- Ngoài việc sử dụng kinh phí đầu tư của nhà nước, nhà trường cần tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, tận dụng nhiều nguồn lực khác nhau như sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân từ thiện, các nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh... để đầu tư mua sắm TBDH nhằm hiện đại hóa TBDH.
- Tích cực tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy như sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật, tự làm mô hình, vẽ tranh, cải tiến các TBDH có sẵn: các dụng cụ thí nghiệm, tự chụp ảnh quay phim và biên tập phim; Vẽ các bản đồ, biểu đồ, các loại biểu bảng thống kê bộ môn. GV và HS tự làm đồ dùng dạy học sẽ phù hợp với mục tiêu, nội dung, đối tượng dạy học và tiết kiệm được kinh phí mua sắm. Muốn vây, BGH nhà trường cần tổ chức các cuộc thi tự làm đồ dùng dạy học của CBGV trong nhà trường và có các biện pháp động viên, khích lệ kịp thời.
thiết bị dạy học cho giáo viên 3.3.4.1. Mục đích, ý nghĩa
Việc đầu tư TBDH hiện nay với một nguồn kinh phí khá lớn thì vấn đề tiếp theo là làm sao bảo dưỡng, sử dụng TBDH thật sự có hiệu quả, đòi hỏi nhà trường phải có các biện pháp quản lý sử dụng đúng mục đích, giao việc, gắn trách nhiệm đến từng các nhân. TBDH dù có được đầu tư đầy đủ, hiện đại nhưng việc khai thác sử dụng không hết công suất, chức năng, sử dụng không hiệu quả, thậm chí không sử dụng thì việc đầu tư TBDH là lãng phí. Vì vậy, đẩy mạnh việc quản lý khai thác, nâng cao kĩ năng sử dụng TBDH của mỗi cá nhân là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH.
3.3.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
- Hiệu trường nhà trường cần có kế hoạch dài hạn cử cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thiết bị tham gia các lớp học tập huấn về khai thác, sử dụng TBDH do Bộ, Sở GD&ĐT tổ chức;
- Tăng cường tổ chức các hội thảo, chuyên đề về khai thác, sử dụng TBDH trong nhà trường, phối hợp tổ chức với các trường THPT khác trong tỉnh để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về khai thác, sử dụng TBDH;
- Tổ chức cho cán bộ, giao viên, nhân viên thiết bị đi tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế từ các trường Đại học, Cao đẳng, chuyên nghiệp dạy nghề trên địa bàn trong và ngoài tỉnh về công tác khai thác, sử dụng TBDH;
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng TBDH chi tiết đến từng bài dạy. Trên cơ sở kế hoạch đó lập kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn với nội dung trọng tâm là trao đổi kỹ năng, cách thức sử dụng từng loại TBDH đặc biệt là các TBDH hiện đại;
- Tổ chức tập huấn cách sử dụng những TBDH mới. Đây là việc làm rất cần thiết vì nó sẽ tạo được hứng thú ngay từ ban đầu cho giáo viên để họ có thể làm chủ TBDH.
3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp TBDH
3.3.5.1. Mục đích, ý nghĩa
Cùng với công tác quản lý đầu tư, khai thác, sử dụng TBDH thì công tác bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng cấp TBDH không kém phần quan trọng. Nếu các
TBDH được bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa đúng định kỳ, đúng kỹ thuật và theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất thì sẽ giúp được TBDH ít hư hỏng, chống được thất thoát xảy ra trong quá trình sử dụng, kéo dài tuổi thọ của thiết bị hơn mức qui định.
3.3.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho GV, NVTB và học sinh trong việc bảo quản, bảo dưỡng TBDH. Mỗi GV giảng dạy cần phải dạy cho học sinh nắm vững lý thuyết và thực hành, thành thạo các thao tác vận hành TBDH khi sử dụng, giúp học sinh hiểu rõ cách bảo quản từng loại TBDH. Muốn vậy, người giáo viên, NVTB phải được đào tạo, tập huấn về bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng TBDH, thường xuyên ngiên cứu những TBDH mới, hiện đại.
- Niêm yết nội quy phòng thiết bị, thí nghiệm thực hành, yêu cầu các cá nhân liên quan phải thực hiện nghiêm túc các quy định ghi trong nội quy.
- Tăng cường đầu tư kinh phí trang thiết bị kỹ thuật bảo quản, bảo dưỡng TBDH. Công tác bảo quản TBDH chỉ mới được thực hiện ở việc nâng cao ý thức của người sử dụng là chưa đủ, cần phải có các trang thiết bị kỹ thuật để bảo quản TBDH.
Các điều kiện về CSVC và thiết bị bảo quản, bảo dưỡng TBDH đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng là điều kiện cần để bảo quản, bảo dưỡng hiệu quả TBDH.
CSVC không đầy đủ là một nguyên nhân ảnh hưởng đến việc bảo quản, bảo dưỡng TBDH trong nhà trường. Vì vậy, nhà trường cần có kế hoạch xây dựng CSVC, đầu tư các phương tiện đáp ứng các nhu cầu đặc thù của việc bảo quản, bảo dưỡng TBDH như: Phòng thiết bị, PHBM đúng quy cách (Đảm bảo diện tích, khí hậu, vệ sinh, vị trí lắp đặt, phòng cháy, chữa cháy, ô nhiễm môi trường... ). Đó là những điều kiện cần thiết để bảo quản, bảo dưỡng tốt TBDH.
- Bố trí lắp đặt dụng cụ, thiết bị, bàn ghế, tủ, kệ...phải trật tự, ngăn lắp, khoa học phù hợp với yêu cầu bảo quản, bảo dưỡng và tổ chức sử dụng TBDH, các TBDH phải phân theo từng khối lớp, từng môn học, từng chuyên đề, từng bài học để dễ dàng trong việc quan sát tìm kiếm.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về bảo quản, bảo dưỡng TBDH cho GV, NVTB, HS. Công tác bảo quản, bảo dưỡng TBDH chỉ đạt hiệu quả cao khi CBGV, NVTB thực sự có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức về TBDH.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu, trao đổi kinh nghiêm hoặc đi tham quan về công tác bảo quản, bảo dưỡng TBDH nhằm nâng cao hiểu biết về công tác bảo quản, bảo dưỡng TBDH.
- Lồng ghép tập huấn việc bảo quản, bảo dưỡng TBDH cho GV vào các buổi tập huấn hướng dẫn sử dụng TBDH nhằm giúp giáo viên, nhân viên biết cách tự bảo quản, bảo dưỡng TBDH.
Sơ đồ: 3.1. Quy trình bồi dưỡng nghiệp vụ bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng hiệu quả TBDH
3.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động dạy và học ở PHBM có hiệu quả.
3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa
PHBM về mặt bản chất đó là phòng chuyên dụng cho một môn học. Trong tài liệu lưu hành nội bộ của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam năm 1972 có bài viết của viện sỹ X.I.Sapôvalencô (Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô) có đề cập đến PHBM và trong tài liệu của ông đã chỉ ra một số khái niệm về PHBM: "PHBM là những phòng học được trang bị những tài liệu trực quan, những thiết bị học tập, bàn ghế và các dụng cụ khác phục vụ học tập mà ở đó chúng được sử dụng một cách tích cực trong bài học, trong giờ ngoại khóa và giáo trình tự chọn và công tác giáo dục học sinh được tiến hành một cách có hệ thống với mức độ khoa học cao về các vấn đề hoàn thiện quá trình giáo dục trong nhà trường”[46]. Như vậy ông cho rằng PHBM không chỉ có hoạt động dạy và học mà ở đó các TBDH được sử dụng nhằm phát huy tính tích cực của HS, ngoài ra nó được sử dụng trong các giờ ngoại khoá và công tác giáo dục khác cho HS để hoàn thiện quá trình giáo dục.
Theo nhóm tác giả Viện khoa học giáo dục Việt Nam định nghĩa như sau:
“ PHBM là những phòng học được trang bị những tài liệu trực quan, những thiết bị học tập, bàn ghế và các dụng cụ khác phục vụ học tập mà ở đó chúng được sử
Chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ CM về TBDH Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên
mônvề TBDH
Lựa chọn và tập huấn theo chuyên đề TBDH Tổ chức thao giảng các chuyên đề trọng
điểm TBDH
Tổ chức các hội thảo về TBDH