2.8.1. Dựa trên tình hình biến động chi phí
Chi phí cũng được coi là một trong những yếu tố có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Sự tăng lên hay giảm đi của lợi nhuận cũng là do sự thay đổi của phí, vẫn đề mà các nhà quản trị cũng rất quan tâm nhất. Vì thế, hoạt động rất quan trọng trong việc đánh giá tình hình hoạt động của công ty là phân tích tình hình sử dụng chi phí.
Bảng 2.8.1: Tình hình chi phí của công ty
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Chi phí quản lý kinh doanh
Chi phí tài chính Tỷ suất giá vốn bán hàng
Tỷ suất CP quản lý trên doanh thu thuần Tỷ suất CP tài chính trên doanh thu thuần
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận thấy các khoản mục trong tình hình sử dụng chi phí của công ty có những biến động rất lớn. Giá vốn hàng bán năm 2018 là 61,506,905,188 VND còn năm 2019 là 38,513,438,203 VND giảm so với năm 2018 là 37.39%.
Năm tiếp theo giá vốn bán hàng là 30,153,330,197 VND giảm 21.7% so với năm 2019. Giá vốn bán hàng của hai năm 2019 và 2020 đều giảm là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm. Năm 2020 giảm nhiều hơn vì được nhận ưu đãi từ các nhà cung cấp. Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phí lớn nhất của công ty trong thời kỳ quan sát (dao động từ 79% đến 85%
trên tổng doanh thu). Trong thực tế, để xác định giá thành sản phẩm ta dựa vào giá vốn hàng bán bên cạnh quy luật cung-cầu của thị trường.
CPTC của năm 2019 và 2020 đều giảm lần lượt là 12% so với 2018 và 16.7% so với 2019. 7,484,119,891 VND là CPQLKD của năm 2019, tăng 11.2% so với 2018 là do giá cả thị trường tăng cao kéo theo lương của nhân viên phải được tăng lên. Năm 2020, thực hiện chỉ định của chính phủ về giãn cách xã hội do dịch Covid-19 nhân viên công ty làm việc luân phiên vì thế CPQLKD giảm 24.4% so với năm 2019.
So với năm 2018, tỷ suất giá vốn hàng bán năm 2019 giảm hơn 1%. Tỷ suất giá vốn hàng bán giảm là do sự biến động giá cả của hàng nhập khẩu.
Khoản mục này khó có thể chủ động vì thế công ty cần phải tính toán thật hợp lý giá vốn hàng bán. Đến năm tiếp theo, tỷ suất giá vốn hàng bán năm 2020 giảm đến hơn 5% so với năm 2019 là do công ty đã tạo được niềm tin với nhà cung cấp và được chiết khấu phần trăm từ sản phẩm bán ra.
Để công ty có thể hoạt động hiệu quả thì không thể không nhắc đến chi phí quản lý kinh doanh. Hoạt đồng này bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Bảng trên cho thấy có sự biến đổi lớn trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong năm 2018 chi phí quản lý tăng lên kéo theo tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu cũng tăng hơn 7%. Chi phí quản lý tăng lên là do công ty tăng tiền lương cho các công nhân để phù hợp với giá cả của thị trường. Việc tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu tăng mạnh là do doanh thu thuần giảm quá nhiều. Đến năm 2020 chi phí quản lý kinh doanh giảm đáng kể là do ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid-19, nhân viên của công ty làm việc luân phiên, có những lúc phải đóng cửa hẳn vì thế công ty chi phí tiền ăn trưa của công ty giảm rõ rệt, hơn thế nữa chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về cũng bị giảm theo do các nhà máy bên Trung Quốc cũng phải đóng cửa hoàn toàn, không có hàng hóa để vận chuyển. Mặc dù chi phí quản lý kinh doanh giảm rõ rệt nhưng tỷ suất chi phí kinh doanh trên doanh thu của năm 2020 chỉ giảm khoảng 2% là do doanh thu thuần cũng giảm theo.
Chi phí tài chính của công ty giảm qua các năm. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì khoản chính giảm đi là chi phí lãi vay. Ngoài ra, công ty các hoạt động tài chính với các công ty liên doanh vẫn được duy trì. Doanh thu thuần qua các năm giảm quá nhiều là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ suất chi phí trên doanh thu tăng qua các năm.
Từ các phân tích ở trên, ta có thể thấy giai đoạn ba năm 2018-2020 là một giai đoạn đầy biến động đối với công ty cổ phần gạch ốp lát Hoàng Gia, chi phí cho quản lý kinh doanh tăng giảm thất thường và có thể ảnh hưởng tiêu cực lên lợi nhuận. Tuy nhiên không thể vì thế mà có thể đánh giá hoạt động của công ty vì ảnh hưởng của dịch bệnh đã tác động không lớn đến công ty cổ phần gạch ốp lát Hoàng Gia, mặc dù vậy công ty vẫn thu được lợi nhuận vào năm 2020 và thanh toán được các khoản nợ, giúp làm giảm chi phí tài chính qua từng năm. Ngoài ra, ban lãnh đạo của công ty cũng nên xem xét lại tỷ suất của các chi phí qua từng năm để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình hoạt động của công ty cũng như đem lại sự cân bằng hơn cho môi trường tài chính của công ty.
2.8.2. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Bảng 2.8.2. Phân tích khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh
Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện khả năng trả nợ. Nhìn chung, công ty cho thấy khi trừ đi hàng tồn kho thì hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp không có nhiều biến động qua các năm. Đến cuối năm 2020 doanh nghiệp cứ 1 đồng nợ ngắn được đảm bảo thanh toán bởi 1.04 đồng vốn lưu động. Khả năng trả nợ của công ty khá tốt khi hệ số
thanh toán nhanh lớn hơn so với mức an toàn (0.5 lần). Chứng tỏ rằng doanh nghiệp có nguồn thu ngắn hạn khá tốt và nợ ngắn hạn thấp. Nhìn chung, trong ba giai đoạn phân tích công ty vẫn đảm bảo tốt khả năng thanh toán của mình.
Hàng tồn kho vẫn ở mức ổn định của công ty.
2.8.3. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Nhóm chỉ tiêu tiếp theo để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Theo quy ước thì các chỉ tiêu trong nhóm càng cao thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng lớn và càng tốt cho doanh nghiệp.
Bảng 2.8.3: Khả năng sinh lời Chỉ tiêu
ROA ROE
Chỉ số sức sinh lời của tài sản (ROA): Năm 2020, con số này là 2%
nghĩa là cứ 1 đồng vốn đưa vào phục vụ sản xuất sẽ thu về được 0.02 đồng lợi nhuận. Con số này biến đổi bất thường qua các năm từ 2018-2020 vì lợi nhuận của công ty biến đổi. Với công ty hoạt động trong ngành công nghiệp nặng (Vật liệu xây dựng) thường yêu cầu tài sản cố định rất lớn, vì thế chỉ số ROA sẽ tương đối thấp.
Chỉ số sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Nó phản ánh nguồn vốn của chủ sở hữu. Chỉ số này cũng biến động rất nhiều qua từng năm. Vào năm 2020, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được 0.05 đồng lợi nhuận ròng.
Khi kết hợp cặp chỉ số này, chúng ta sẽ có được những đánh giá về mức động hiệu quả của hoạt động kinh doanh và còn có cái nhìn rõ hơn về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.