1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐỘ ỔN ĐỊNH VÀ TUỔI THỌ CỦA THUỐC
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu độ ổn định của thuốc
Việc thiết kế mô hình thử nghiệm độ bền vững của thuốc nên dựa vào sự hiểu biết về tác động và tính chất của dược chất và dạng bào chế của nó.
Thông thường các thử nghiệm trên thuốc nên được thực hiện theo một trình tự liên tục, bắt đầu với thử nghiệm trên thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng sau đó nếu cần thiết trên thuốc đóng trong đồ đựng sơ cấp và cuối cùng là đồ đựng thành phẩm. Các thử nghiệm nên được tiếp tục cho đến khi các kết quả thu được chứng minh rằng thuốc được bảo vệ đủ chống ánh sáng.
Chuẩn bị mẫu
Cần quan tâm đến những tính chất vật lý của mẫu khi tiến hành thử và các yếu tố như nơi mát và/đặt mẫu trong đồ đựng có niêm phong để bảo đảm các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trạng thái vật lý được giảm thiểu đến mức tối đa như sự thăng hoa, bay hơi, tan chảy. Tất cả các yếu tố này cần được quan tâm để bảo đảm sự gây nhiễu tối thiểu với sự chiếu sáng mẫu trong khi thử nghiệm. Các tương tác có thể xảy ra giữa mẫu và bất kỳ nguyên vật liệu được sử dụng làm đồ đựng hoặc hệ thống bảo vệ mẫu nói chung cũng nên được xem xét và loại bỏ nếu không phù hợp với thử nghiệm đang được thực hiện.
Nếu có thể thực hiện được, các mẫu thuốc thử nghiệm không được đóng trong đồ đựng sơ cấp nên được thử ở điều kiện giống như khi thử dược chất. Các mẫu này nên
được đặt ở vị trí được tiếp xúc với nguồn sáng tối đa. Ví dụ viên nên được trải thành một lớp duy nhất.[2]
Phân tích mẫu
Ở cuối giai chu kỳ tiếp xúc với ánh sáng, mẫu nên được phân tích xem có những thay đổi nào về tính chất vật lý (ví dụ nhận xét cảm quan, độ trong, màu sắc dung dịch, độ hòa tan/độ rã đối với các dạng thuốc như viên nang), chỉ tiêu định lượng và sản phẩm phân hủy bởi một phương pháp đã được thẩm định đối với các chất có thể gặp trong quá trình phân hủy quang hóa.[5]
Đánh giá kết quả
Tùy thuộc vào mức độ thay đổi, có thể cần nhãn và đồ đựng đặc biệt để làm giảm bới thuốc tiếp xúc với ánh sáng. Khi đánh giá các kết quả thử nghiệm độ ổn định của thuốc dưới tác động của ánh sáng để xác định xem những thay đổi do tiếp xúc với ánh sáng có thể chấp nhận được hay không, điều quan trọng là cần phải xem xét các kết quả đạt được từ các thử nghiệm chính thức khác để bảo đảm thuốc vẫn nằm trong tiêu chuẩn được đề nghị trong suốt hạn dùng của thuốc. [6]
Phương pháp thử độ ổn định
Đối với khảo sát dài hạn thì tần số thử nghiệm nên đủ để xác định được độ bền của thuốc. Tần số thử nghiệm ở điều kiện bảo quản thuốc thường là mỗi 3 tháng cho năm đầu, mỗi 6 tháng cho năm thứ hai và sau đó là hàng năm cho đến hết hạn dùng được đề nghị.
Ở điều kiện khảo sát tăng tốc thì tối thiểu phải có 3 thời điểm gồm có: thời điểm đầu và cuối (thí dụ: 0, 3, 6 tháng), từ tháng thứ sáu trở đi thì được khuyến cáo. Khi có
“thay đổi đáng kể” xảy ra khi khảo sát tăng tốc (dựa vào kinh nghiệm phát triển) thì nên tăng thử nghiệm hoặc là thêm mẫu ở thời điểm cuối hoặc là thêm điểm thứ tư trong mô hình khảo sát. [24]
Bảng 1.1. Mô hình khảo sát độ ổn định ở điều kiện dài hạn và cấp tốc Khảo sát Điều kiện bảo quản Khoảng thời gian tối thiểu
để có dữ liệu đệ trình
Số lô
Điều kiện dài hạn 300C ± 20C/ 75%RH
± 5% RH
12 tháng Tối thiểu 3 Điều kiện cấp tốc 400C ± 20C/ 75%RH
± 5% RH
6 tháng Tối thiểu 3
1.3.4. Cách xác định tuổi thọ của thuốc 1.3.4.1. Phương pháp thử nghiệm dài hạn
Để xác định thời điểm hàm lượng hoạt chất còn 90% (t90) có thể tiến hành một trong hai cách sau:
Xây dựng đường biểu diễn log(D/D0) theo t, từ đồ thị này suy ra t90.[7]
Lập bảng số liệu về hàm lượng hoạt chất còn lại sau thời gian t, tính k theo công thức:
kt
D D
0
ln 𝑘 =−2,303×log
𝐷 𝐷0
𝑡 (1.4) Trong đó:
D : hàm lượng % của thuốc tại thời điểm t D0 : hàm lượng % của thuốc tại thời điểm t = 0
Từ đó tính ktb và thế vào công thức 1.7 ta được t90. t 0,1053k
90
(1.5) 1.3.4.1. Phương pháp thử nghiệm cấp tốc
Có hai phương pháp xác định và dự đoán tuổi thọ của thuốc bằng phương pháp cấp tốc: phương pháp theo quy tắc Van’t Hoff và phương pháp theo phương trình Arrhenius. Trong đó, phương pháp theo quy tắc Van’t Hoff được sử dụng nhiều hơn với cách tính tuổi thọ đơn giản.
Phương pháp theo phương trình Arrhenius
Phương trình Arrhenius phản ánh quy luật: sự thay đổi tốc độ phản ứng theo nhiệt độ, tức là tốc độ phản ứng (cụ thể là hằng số tốc độ) tăng khi nhiệt độ tăng.
RT , A E k
Ae
k RT
Ea
303 log 2
log
(1.6)
Thuốc được bảo quản trong tủ vi khí hậu ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bảo quản bình thường: 10 0C, 20 0C, 30 0C hoặc cao hơn
Lập bảng số liệu về hàm lượng hoạt chất còn lại sau thời gian t, tính k ứng với từng nhiệt độ khảo sát theo công thức 1.6. Xây dựng đường biểu diễn của logk f(1/T), từ đồ thị ngoại suy ra hằng số tốc độ k ở nhiệt độ bảo quản bình thường và thay k vào công thức 1.7 ta được t90.
Tuy nhiên phương pháp này hiện nay ít sử dụng. [26]
Phương pháp theo quy tắc Van’t Hoff
Quy tắc Van’t Hoff: khi nhiệt độ tăng lên 10 oC thì tốc độ phản ứng hóa học có thể tăng từ 24 lần. Quy tắc chỉ đúng khi khoảng chênh lệch nhiệt độ không quá lớn [9]
Từ tuổi thọ ở điều kiện già hóa (40 oC ± 2 0C, 75% ± 5% RH) có thể ước tính tuổi thọ của thuốc ở điều kiện bảo quản thực (30 oC ± 2 0C, 75% ± 5% RH) theo công thức sau:
Tuổi thọ của thuốc = K × tuổi thọ ở điều kiện già hóa (1.7)
Với 10 10
)
(t t t
A A
K
tb
tn
(1.8)
Trong đó, A là hệ số nhiệt của tốc độ phản ứng, trong quy định này A = 2 Bảng 1.2. Giá trị của hệ số tương quan K ứng với nhiệt độ thực nghiệm (ttn) và
nhiệt độ trung bình (ttb = 20 0C) khi A = 2
ttn (0C) 30 40 50 60 70 80 90
∆t = ttn – ttb 10 20 30 40 50 60 70
K 2 4 8 16 32 64 128
Người ta kết thúc quá trình thử nghiệm độ ổn định của thuốc khi xuất hiện những thay đổi đáng kể về chất lượng. Những thay đổi được xem là “đáng kể”:
̵ Hàm lượng hoạt chất thay đổi 5% so với giá trị ban đầu hay lần thử trước đó.
̵ Bất kỳ tạp chất liên quan nào vượt quá giới hạn cho phép.
̵ Các chỉ tiêu như hình thức, những đặc tính vật lý không đạt.
̵ Các chỉ tiêu đặc trưng cho dạng bào chế không đạt như độ hòa tan sai lệch đến 12 đơn vị phân liều. [4][10]
Nếu có sự “thay đổi có ý nghĩa” xảy ra giữa 3 -6 tháng khi thử nghiệm ở điều kiện cấp tốc, hạn dùng đề nghị nên dựa trên dữ liệu từ khảo sát thời gian thật. [25]
Một số nguyên tắc loại trừ:
̵ Nếu tuổi thọ thực nghiệm chênh nhau hơn 180 ngày thì loại bỏ giá trị tuổi thọ tìm được ở nhiệt độ thực nghiệm cao.
̵ Nếu tuổi thọ giữa các lô thuốc lệch nhau ≤ 60 ngày thì tính kết quả tuổi thọ trung bình theo cách thông thường.
̵ Nếu tuổi thọ thực nghiệm giữa các lô thuốc chênh nhau > 60 ngày thì chỉ lấy giá trị nhỏ nhất làm kết quả để tính toán.[23]