Các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương cấp tỉnh

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng ninh trong bối cảnh phát triển mới (Trang 35 - 38)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾNTỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương cấp tỉnh

Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu về FDI và vốn FDI đã đi sâu làm rõ sự ảnh hưởng và tác động của FDI và vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế của các địa phương cụ thể, điển hình là các nghiên cứu sau:

Tác giả Nguyễn Mạnh Toàn (2010) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một địa phương ở Việt Nam [32]. Nghiên cứu thông qua khảo sát 258 doanh nghiệp FDI ở Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Hà Nội, với bốn nhóm nhân tố (tài nguyên, CSHT, chính sách và kinh tế) được chia thành 08 tiểu nhóm chi tiết (nhân lực, tài nguyên, vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, ưu đãi và hỗ trợ, lợi thế chi phí, thị trường tiềm năng). Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới quyết định nhà ĐTNN khi xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư tại Việt Nam bao gồm: hạ tầng kỹ thuật; sự ưu đãi và hỗ trợ của chính quyền địa phương; chi phí hoạt

động thấp. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới nhận dạng được các nhân tố ảnh hưởng, chưa xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thu hút FDI.

Đề tài“Nghiên cứu các giải pháp cơ bản nhằm thu hút nguồn vốn FDI đầu tư vào Hà Nội giai đoạn 2001-2005” mã số 01X-07/13-2001-1 [16], của Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, chủ nhiệm đề tài Trần Văn Lưu đã đề cập một số vẫn đề chủ yếu trong phần giải pháp bao gồm tư duy kinh tế, cải cách hành chính trong công tác xúc tiến thu hút FDI và xét duyệt cấp giấy phép đầu tư cho dự án, quy hoạch đô thị, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm thúc đẩy xuất khẩu. Nghiên cứu cũng đề

cập đến các vấn đề như: đa dạng hóa hình thức đầu tư, chính sách thuế, đề bù và giải phóng mặt bằng, quản lý vĩ mô, kiện toàn hệ thống pháp luật, cân đối nguồn tài chính để thực hiện công tác xúc tiến FDI, thúc đẩy thu hút dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp.

Nguyễn Tiến Long (2012) đã tập trung phân tích tác động của FDI đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành tại tỉnh Thái Nguyên [15]. Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích như thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy đơn biến, với chuỗi số liệu thời gian từ năm 1993 đến năm 2009.

Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đơn với biến phụ thuộc là tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (đo lường bằng góc φ(0)) và biến độc lập là vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện. Bên cạnh đó, tác giả xem xét tác động của vốn FDI đến sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong GDP của tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu khẳng định FDI có vai trò quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo hướng CNH. Ở khía cạnh tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu đi đến một số kết luận sau: (i) Tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên có độ trễ, FDI thực hiện năm thứ n sẽ có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở năm thứ (n+1) và các năm tiếp theo;

(ii) Vốn FDI đăng ký ít có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng vốn FDI thực hiện có quan hệ chặt chẽ, thuận chiều với chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái nguyên theo hướng CNH; (iii) Vốn FDI có quan hệ thuận chiều với tỷ trọng ngành công nghiệp, ngành dịch vụ và có quan hệ nghịch chiều với tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Từ những phân tích trên, tác giả đề xuất các giải

pháp, kiến nghị nhằm thu hút FDI hướng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên theo định hướng CNH và phát triển bền vững. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tương quan để cho thấy mức độ quan hệ giữa vốn FDI và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay giữa vốn FDI với tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nghiên cứu chưa chỉ ra tác động cụ thể của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong mối tương quan với các yếu tố khác như vốn trong nước, lao động, tiến bộ công nghệ.... Bên cạnh đó, tác giả chưa phân tích sâu tác động của FDI đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần và theo vùng của tỉnh Thái Nguyên. Cũng như nhiều nghiên cứu khác, nghiên cứu của Nguyễn Tiến Long chỉ xem xét FDI với vai trò là vốn đầu tư, chưa xét đến vai trò là một chủ thể ngày càng quan trọng trong nền kinh tế của các địa phương nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Nghiên cứu sinh Đặng Thành Cương với luận án Tiến sỹ kinh tế (2012)

“Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An” [7], luận án đã hệ thống bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư FDI theo cách tiếp cận vĩ mô đứng trên góc độ nhà quản lý đó là: (1) Giá trị gia tăng (2) Mức độ đóng góp vào GDP, (3) Hệ số ICOR, (4) Năng suất lao động, (5) Hiệu quả sử dụng điện năng, sử dụng đất, (6) Mức độ đóng góp vào xuất khẩu, ngân sách Nhà nước và tạo việc làm tại khu vực FDI. Nghiên cứu phân tích những chính sách thu hút vốn FDI vào địa phương bao gồm chính sách cơ cấu ngành tại địa phương, chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách về đất đai, chính sách về lao động, về ưu đãi hỗ trợ đầu tư, chính sách cải cách thủ tục hành chính và chính sách về xúc tiến đầu tư. Thời gian nghiên cứu của luận án từ 1988 đến 2010 với phạm vi là địa bàn tỉnh Nghệ An. Các nghiên cứu về việc tăng cường thu hút vốn FDI trên cả hai góc độ tăng cường về

mặt quy mô và tăng cường về mặt sử dụng vốn dựa trên việc đánh giá thực trạng vốn FDI tại Nghệ An cũng được luận án đề cập, đồng thời xây dựng và kiểm định mô hình phản ánh hiệu quả kinh tế của sử dụng vốn FDI tại Nghệ An.

Luận án tiến sỹ kinh tế (2001) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hải Phòng” [9] của Đào Văn Hiệp đã phân tích và đề cấp đến đầu tư nước

ngoài và CDCCKT ngành ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận cơ bản và xu hướng vận động của đầu tư nước ngoài cũng như vai trò

của nó đến quá trình CDCC ngành kinh tế. Luận văn đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài, tác động của FDI đến CDCCKT ngành ở Hải Phòng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoài thúc đẩy CDCCKT ngành ở Hải Phòng. Hạn chế của nghiên cứu là chưa đề cập đến FDI với CDCCKT thành phần, cơ cấu kinh tế vùng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa, nghiên cứu cũng chưa đề cập đến mô hình ảnh hưởng, tác động và mối quan hệ giữa FDI với cân đối cơ cấu kinh tế ngành, thành phần và vùng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng ninh trong bối cảnh phát triển mới (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w