Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp tỉnh

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng ninh trong bối cảnh phát triển mới (Trang 66 - 69)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾNTỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

2.2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương cấp tỉnh

2.2.1. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu được tác giả thiết kế dựa trên lý thuyết OLI của Dunning [53], [63]. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng lý thuyết OLI để nghiên cứu các nhân tố quyết định sự di chuyển của FDI nói chung. Mô hình OLI của Dunning được xem là khuôn khổ khái niệm hàng đầu trong phân tích các nhân

tố quyết định vị trí FDI thông qua hai đóng góp quan trọng, theo Rugman và Verbeke (2001) [76].

- Thứ nhất: lợi thế cạnh tranh về vị trí của các nước là khác nhau.

- Thứ hai: ba động cơ khác nhau của FDI được mô hình chỉ ra là tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên, tìm kiếm thị trường và tìm kiếm hiệu quả.

Trong nghiên cứu của mình, dựa trên lý thuyết OLI và để phù hợp với đối tượng, phạm vi và bối cảnh nghiên cứu, tác giả có một số điều chỉnh dựa trên các quan điểm sau:

Một là, mô hình được thiết kế dựa trên lý thuyết OLI với giả định các doanh nghiệp nhận thức được lợi thế sở hữu, lợi thế nội bộ hóa và lợi thế địa điểm. Mục đích của mô hình là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến thu hút vốn FDI vào địa phương cấp tỉnh. Vì vậy, mô hình được thiết kế xem xét từ góc độ của địa phương tiếp nhận vốn và các nhân tố ảnh hưởng được sắp xếp, phân loại dựa trên nguồn lực địa phương và khả năng tương tác của chính quyền địa phương.

Hai là, mô hình thiết kế để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI của địa phương cấp tỉnh trong một quốc gia. Vì vậy, trong luận án vừa nghiên cứu các nhân tố vừa gắn với đặc trưng của địa phương, vừa nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng gắn liền với địa phương mà tạo ra sự khác biệt giữa địa phương về khả năng cạnh tranh trong thu hút vốn FDI.

Ba là, các quan sát được sử dụng để đo lường các nhân tố trong mô hình được thừa kế và cập nhật từ kết quả của các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm gần đây. Các chuyên gia cho rằng, tầm quan trọng của nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư đã thay đổi trong quá trình toàn cầu hóa bởi động cơ FDI thay đổi. Các nhân tố truyền thống (tài nguyên…) giảm tầm quan trọng, trong khi chất lượng cơ sở hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư, môi trường sống, chất lượng dịch vụ công, sự sẵn có các kỹ năng, nguồn lực… ngày càng quan trọng. Do đó, các nhân tố và quan sát đo lường chúng trong mô hình được thiết kế dựa trên sự kế thừa, gạn lọc các nhân tố truyền thống và cập nhật các nhân tố từ các nghiên cứu lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm gần đây.

Mô hình nghiên cứu

Hình 2.1. Mô hình đánh giá các nhân tố tác động đến “Ý định” đầu tư của nhà đầu tư vào địa phương cấp tỉnh

Nguồn: Tác giả tổng hợp, đề xuất

“Ý định” được hiểu là bao gồm các nhân tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các nhân tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi các nhân bỏ ra để thực hiện hành vi. Biến phụ thuộc của mô hình được lựa chọn là

“ý định đầu tư” và biến độc lập gồm các biến:

(1) Cơ sở hạ tầng địa phương;

(2) Chính sách thu hút đầu tư;

(3) Nguồn nhân lực;

(4) Lợi thế vị trí;

(5) Môi trường sống địa phương;

(6) Chất lượng dịch vụ công.

2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Bảng 2.1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận án

Giả Nội dung

thuyết

Nhân tố cơ sở hạ tầng địa phương có quan hệ thuận chiều với ý định H1

đầu tư của doanh nghiệp

Nhân tố chính sách thu hút đầu tư có quan hệ thuận chiều với ý định H2

đầu tư của doanh nghiệp

Nhân tố nguồn nhân lực địa phương có quan hệ thuận chiều với ý định H3

đầu tư của doanh nghiệp

Nhân tố lợi thế vị trí có quan hệ thuận chiều với ý định đầu tư của H4

doanh nghiệp

Nhân tố môi trường sống địa phương có quan hệ thuận chiều với ý H5

định đầu tư của doanh nghiệp

Nhân tố chất lượng dịch vụ công có quan hệ thuận chiều với ý định H6

đầu tư của doanh nghiệp

Trong mô hình nghiên cứu của mình, để xác định nhân tố tác động đến ý định đầu tư vào địa phương cấp tỉnh có ảnh hưởng thế nào đến ý định đầu tư, tác giả tiến hành xây dựng giả thuyết như trong Bảng 2.1.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng ninh trong bối cảnh phát triển mới (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w