Kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng ninh trong bối cảnh phát triển mới (Trang 120 - 129)

Chương 4 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀITHỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

4.3. Kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh

4.3.1. Phân tích hệ số tin cậy

Theo như mô hình nghiên cứu, hệ thống tiêu chí đánh ý định đầu tư của doanh nghiệp được xác định dựa trên việc nghiên cứu 6 nhóm nhân tố là: cơ sở hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư, nguồn nhân lực, lợi thế vị trí, môi trường sống, dịch vụ công.

Độ tin cậy của thang đo (các biến) được kiểm định thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng trước nhằm loại các biến không phù hợp. Theo Hoàng Trọng và Chu Thị Mộng

Nguyệt (2005) [43] thì nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được.

Trong nghiên cứu này, thang đo được chấp nhận khi có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên, và có hệ số tương quan biến tổng (item - total correlation) từ 0,3 trở lên.

a. Thang đo cơ sở hạ tầng

Kết quả tại Phụ lục 2 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo cơ sở hạ tầng là 0,828 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo cơ sở hạ tầng được chấp nhận qua 5 biến quan sát là: Hạ tầng giao thông nội tỉnh thuận lợi; Hệ thống cấp điện nội tỉnh đáp ứng được yêu cầu; Hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện nội tỉnh đáp ứng được nhu cầu; Hệ thống cấp nước nội tỉnh đầy đủ; Hệ thống thoát nước nội tỉnh đầy đủ.

b. Thang đo chính sách thu hút đầu tư

Kết quả tại Phụ lục 3 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thanh đo chính sách thu hút đầu tư là 0,853 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo chính sách thu hút đầu tư được chấp nhận qua 4 biến quan sát là: Tỉnh có chiến lược, định hướng dài hạn trong thu hút vốn FDI; Tỉnh có chính sách đầu tư minh bạch, đồng bộ, không gây tiêu cực; Tỉnh có ưu đãi về tín dụng so với các địa phương khác; Tỉnh có ưu đãi về thuế có lợi thế so với các địa phương khác.

c. Thang đo nguồn nhân lực địa phương

Kết quả tại Phụ lục 4 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo nguồn nhân lực địa phương là 0,690 (lớn hơn 0.6), tuy nhiên Hệ số tương quan biến tổng (iterm-total correlation) của Biến NNL2 là 0,150 nhỏ hơn mức độ cho phép (0,3) đã không đáp ứng mức độ cho phép. Vì vậy, tác giả tiến hành loại biến này trong thang đo. Kết quả thu được sau khi loại biến NNL2 (Phụ lục 5) như sau:

Hệ số Cronbach Alpha là 0,790 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy,

thang đo nguồn nhân lực được chấp nhận qua 3 biến quan sát là: Tỉnh có nguồn lao động phổ thông dồi dào; Tỉnh có nguồn lao động có kỷ luật cao; Tỉnh có nguồn lao động có có trình độ kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi.

d. Thang đo lợi thế vị trí

Kết quả tại Phụ lục 6 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo lợi thế vị trí là 0,591 (nhỏ hơn 0.6) nên thang đo không được chấp nhận. Vì vậy, tác giả tiến hành loại thang đo lợi thế vị trí ra khỏi nghiên cứu và không thực hiện bước phân tích tiếp theo.

e. Thang đo môi trường sống

Kết quả tại Phụ lục 7 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha của thang đo môi trường sống là 0,797 (lớn hơn 0.6), tuy nhiên Hệ số tương quan biến tổng (iterm- total correlation) của Biến MTS1 là 0,164 nhỏ hơn mức độ cho phép (0,3) đã không đáp ứng mức độ cho phép. Vì vậy, tác giả tiến hành loại biến này trong thang đo.

Kết quả thu được sau khi loại biến MTS1 (Phụ lục 8) như sau:

Hệ số Cronbach Alpha là 0,868 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo môi trường sống được chấp nhận qua 4 biến quan sát là: Tỉnh có hệ thống y tế tốt; Tỉnh có hệ thống trường học tốt; Tỉnh có môi trường không bị ô nhiễm;

Tỉnh có chi phí sinh hoạt hợp lý.

f. Thang đo dịch vụ công

Kết quả tại Phụ lục 9 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha là 0,710 (lớn hơn 0.6), tuy nhiên Hệ số tương quan biến tổng (iterm-total correlation) của Biến DVC4 là 0,196 nhỏ hơn mức độ cho phép (0,3) đã không đáp ứng mức độ cho phép. Vì vậy, tác giả tiến hành loại biến này trong thang đo. Kết quả thu được sau khi loại biến DVC4 (Phụ lục 10) như sau:

Hệ số Cronbach Alpha là 0,784 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo dịch vụ công được chấp nhận qua 3 biến quan sát là: Tỉnh có thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng; Chính quyền tỉnh hỗ trợ chu đáo cho DN; Các trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại của tỉnh có hỗ trợ tốt cho DN.

g. Thang đo ý định đầu tư

Kết quả tại Phụ lục 11 cho thấy, hệ số Cronbach Alpha là 0,784 (lớn hơn 0.6), đồng thời hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều đáp ứng yêu cầu (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo ý định đầu tư được chấp nhận qua 4 biến quan sát là: Các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều vào tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới;

Doanh nghiệp hài lòng về việc đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh; Doanh nghiệp FDI sẽ có tăng trưởng tốt khi đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh; Tôi sẽ giới thiệu Quảng Ninh cho các Doanh nghiệp khác để đầu tư vào Quảng Ninh.

Như vậy sau khi loại các thang đo có Hệ số Cronbach Alpha nhỏ hơn 0,6 và các biến có hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát nhỏ hơn 0,3 tác giả thu được bảng tổng hợp độ tin cậy của toàn bộ thang đo và biến như sau:

Bảng 4.8. Bảng tổng hợp độ tin cậy của thang đo sau khi loại biến Thang đo Cronbach's Alpha Số lượng biến

Cơ sở hạ tầng 0.828 5

Chính sách thu hút 0.852 4

Nguồn nhân lực 0.790 3

Môi trường sống 0.868 4

Dịch vụ công 0.784 3

Ý định đầu tư 0.865 4

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá

a. Tiêu chuẩn Bartlett’s và kiểm định KMO

Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích này mới thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

- Phân tích nhân tố cơ sở hạ tầng

Kết quả tại Phụ lục 12 cho thấy, chỉ số KMO là (0,759) với mức ý nghĩa sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5

cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.

- Phân tích nhân tố chính sách thu hút đầu tư

Kết quả tại Phụ lục 13 cho thấy, chỉ số KMO là (0,806) với mức ý nghĩa sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.

- Phân tích nhân tố nguồn nhân lực

Kết quả tại Phụ lục 14 cho thấy, chỉ số KMO là (0,667) với mức ý nghĩa sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.

- Phân tích nhân tố môi trường sống

Kết quả tại Phụ lục 15 cho thấy, chỉ số KMO là (0,787) với mức ý nghĩa sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.

- Phân tích nhân tố dịch vụ công

Kết quả tại Phụ lục 16 cho thấy, chỉ số KMO là (0,700) với mức ý nghĩa sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.

- Phân tích nhân tố nguồn nhân lực

Kết quả tại Phụ lục 17 cho thấy, chỉ số KMO là (0,792) với mức ý nghĩa sig=0,000 cùng với các hệ số tải nhân tố (factor loadings) thu được đều lớn hơn 0,5 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và việc sử dụng phân tích nhân tố trong thang đo này là phù hợp với dữ liệu.

Kết luận: Sau khi tiến hành phân tích hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá, bộ thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư đã được hiệu chỉnh còn

5 biến cơ sở hạ tầng, 4 biến chính sách thu hút đầu tư, 3 biến nguồn nhân lực, 4 biến môi trường sống, 3 biến chất lượng dịch vụ công và 4 biến ý định đầu tư (tổng cộng là 23 biến quan sát). Bộ thang đo này sẽ được dùng để đánh ý định đầu tư của doanh nghiệp vào tỉnh Quảng Ninh và được trình bày trong Bảng 4.9 như sau:

Bảng 4.9. Nhóm nhân tố nghiên cứu trong EFA

Nhóm Ký hiệu Tên biến quan sát

biến

CS_HT1 Hạ tầng giao thông nội tỉnh thuận lợi

CS_HT2 Hệ thống cấp điện nội tỉnh đáp ứng được yêu cầu Cơ sở hạ

CS_HT3 Hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện nội tỉnh đáp ứng được

tầng nhu cầu

CS_HT4 Hệ thống cấp nước nội tỉnh đầy đủ CS_HT5 Hệ thống thoát nước nội tỉnh đầy đủ

CS_TH1 Tỉnh có chiến lược, định hướng dài hạn trong thu hút vốn

Chính FDI

sách thu

CS_TH2 Tỉnh có cính sách đầu tư minh bạch, đồng bộ, không gây

hút đầu tiêu cực

CS_TH3 Tỉnh có ưu đãi về tín dụng so với các địa phương khác CS_TH4 Tỉnh có ưu đãi về thuế có lợi thế so với các địa phương khác NNL1 Tỉnh có nguồn lao động phổ thông dồi dào

Nguồn NNL3 Tỉnh có nguồn lao động có kỷ luật cao nhân lực

NNL4 Tỉnh có nguồn lao động có có trình độ kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi

Môi MTS2 Tỉnh có hệ thống y tế tốt

MTS3 Tỉnh có hệ thống trường học tốt trường

MTS4 Tỉnh có môi trường không bị ô nhiễm sống MTS5 Tỉnh có chi phí sinh hoạt hợp lý

Dịch vụ DVC1 Tỉnh có thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng công DVC2 Chính quyền tỉnh hỗ trợ chu đáo cho DN

Nhóm Ký hiệu Tên biến quan sát biến

DVC3 Các trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại của tỉnh có hỗ trợ tốt cho DN

YD_DT1 Các doanh nghiệp sẽ đầu tư nhiều vào tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới

Ý định YD_DT2 Doanh nghiệp hài lòng về việc đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh YD_DT3 Doanh nghiệp FDI sẽ có tăng trưởng tốt khi đầu tư vào tỉnh đầu tư

Quảng Ninh

YD_DT4 Tôi sẽ giới thiệu Quảng Ninh cho các Doanh nghiệp khác để đầu tư vào Quảng Ninh

Nguồn: Kết quả đánh giá thang đo ý định đầu tư b. Hệ số Factor loading

Hệ số tải nhân tố Factor Loading  0.55 cỡ mẫu khoảng 100 đến 350, nghiên cứu này sử dụng kích thước mẫu điều tra là 192. Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập của ma trận xoay nhân tố tại Phụ lục 18 cho thấy, hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều thỏa điều kiện khi phân tích nhân tố là hệ số Factor Loading  0,55 và số nhân tố tạo ra khi phân tích nhân tố là 5 nhân tố.

c. Phương sai trích của các nhân tố

Trong bảng tổng phương sai trích (Total Variance Explained), tiêu chuẩn chấp nhận phương sai trích > 50%. Kết quả phân tích tại Phụ lục 19 cho thấy, tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ở dòng Component số 5 và cột Cumulative % có giá trị phương sai cộng dồn của các yếu tố là 68,7% > 50% đáp ứng tiêu chuẩn. Kết luận: 68,7% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát.

4.3.3. Phân tích hồi quy

Kết quả hồi quy tại Phụ lục 20 cho thấy: giá trị R2 (R Square) là 0,960 nói nên độ thích hợp của mô hình là 96%, hay nói cách khác 96% sự biến thiên của ý định đầu tư của doanh nghiệp được giải thích bởi 5 nhân tố cấu ảnh hưởng đến

quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Giá trị R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) là 0,959 (hay 87,5%) phản ánh sự phù hợp của mô hình với tổng thể là cao.

Phương trình hồi quy đối với các biến đã được chuẩn hóa được lấy từ bảng hệ số hồi quy thu (Phụ lục 21) được như sau:

YD_DT = -0,891 + 0,369 CS_HT + 0,391 CS_TH + 0,365 NNL + 0,324 MTS + 0,354 DVC

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy tại Phụ lục 21 cho thấy mức ý nghĩa của các thành phần biến độc lập đều là 0,000 (tất cả đều nhỏ hơn 0,05) đều có ý nghĩa thống kê. Điều đó chứng tỏ tất cả các biến độc lập đều có tác động đến ý định đầu tư của doanh nghiệp. Tất cả các nhân tố cấu thành ý định đầu tư đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến kết ý định đầu tư của doanh nghiệp do các hệ số beta đều dương. Giá trị hồi quy chưa chuẩn hóa của các biến độc lập trong mô hình có giá trị là: cơ sở hạ tầng là 0,369; chính sách thu hút đầu tư là 0,391; nguồn nhân lực là 0,365; môi trường sống là 0,324 và dịch vụ công là 0,354.

4.3.4. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên bình phương tối thiểu từng phần PLS-SEM

Sau khi có kết quả kiểm tra sự phù hợp của toàn bộ mô hình, tác giả tiến hành đưa toàn bộ các quan sát và biến tiềm ẩn đã thỏa mãn vào mô hình để phân tích SEM và tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu được đánh giá với mức ý nghĩa 5% và được kiểm định bằng thủ tục bootstrapping với 5000 mẫu con và mức ý nghĩa 5%. Kết quả kiểm định mô hình thu được như sau:

Bảng 4.10. Kết quả kiểm định mô hình Mối quan hệ Giả Độ lệch

Thống kê T Gía trị P Kết luận thuyết chuẩn

Chính sách thu hút -

H2 0.024 15.853 0.000 Chấp nhận

> Ý định đầu tư Cơ sở hạ tầng -> Ý

H1 0.027 12.033 0.000 Chấp nhận

định đầu tư

Mối quan hệ Giả Độ lệch Thống kê T Gía trị P Kết luận thuyết chuẩn

Dịch vụ công -> Ý

H6 0.028 11.777 0.000 Chấp nhận

định đầu tư

Môi trường sống ->

H5 0.026 9.292 0.000 Chấp nhận

Ý định đầu tư Nguồn nhân lực ->

H3 0.031 9.548 0.000 Chấp nhận

Ý định đầu tư

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả

Hình 4.1. Kết quả mô hình nghiên cứu

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả Kết quả cho thấy các biến số độc lập đều có tác động có ý nghĩa đến biến phụ thuộc. Cụ thể: Chính sách thu hút đầu tư có

tác động mạnh nhất đến ý định đầu tư của doanh nghiệp FDI (t=15.853, p<0,001); cơ sở hạ tầng, dịch vụ công và nguồn nhân lực có tác động mạnh tiếp sau đến ý định đầu tư của doanh nghiệp FDI, cụ thể đối với có sở hạ tầng có kết quả (t=12.033, p<0,001), dịch vụ công có kết quả (t=11.777, p<0,001), nguồn nhân lực có kết quả (t=9.548, p< 0,001); và cuối cùng là môi trường sống có tác động đến ý định đầu tư (t=0.910, p<0,001). Toàn bộ giá trị p đều bằng 0 (p<0,001) chứng tỏ kết quả kiểm định các giả thuyết đáng tin cậy và toàn bộ các giả thuyết đều được chấp nhận.

Chương 5

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh quảng ninh trong bối cảnh phát triển mới (Trang 120 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w