Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV tại các địa phươngthuốc BVTV tại các địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 37 - 44)

8. Kết cấu của luận văn

1.3. Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV tại các địa phươngthuốc BVTV tại các địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý của thành phố Hà Nội

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội [28], trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 74 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và 1.324 cửa hàng buôn bán thuốc BVTV. Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV sở NN&PTNT thành phố Hà Nội đã thực hiện 3 nhóm giải pháp chính để quản lý thị trường thuốc BVTV như sau:

Thứ nhất, tăng cường hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định về điều kiện sản xuất, buôn bán và chất lượng thuốc BVTV lưu thông trên

thị trường.

Thứ hai, tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tác nhân tham gia thị trường thuốc BVTV. Song song với việc công bố danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ ba, nâng cao trách nhiệm của sở NN&PTNT Hà Nội, phối hợp với các sở ban ngành liên quan và UBND các quận, huyện và xã chủ động hoạt động thanh tra kiểm tra định kỳ, đột xuất, đồng thời gắn trách nhiệm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV thông qua việc tổ chức ký cam kết chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong quản lý thuốc BVTV.

Mặc dù các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực để quản lý thị trường thuốc BVTV nhưng vẫn còn nhiều tồn tại. Kết quả kiểm tra cho thấy chỉ có 83,8% doanh nghiệp đang hoạt động, số còn lại có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng chưa hoạt động hoặc tạm thời ngừng hoạt động và trong số 1.324 cửa hàng buôn bán thuốc BVTV thì có 39,7% là các cửa hàng bán hàng theo thời vụ gây khó khăn cho công tác quản lý [28]. Các vi phạm thường gặp như vi phạm về điều kiện sản xuất, buôn bán; nhãn mác hàng hóa; thời hạn sử dụng... Vì vậy, cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền và địa phương triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, thiết thực hơn nữa để hạn chế tình trạng này.

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý của tỉnh Lâm Đồng

Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện nay có khoảng 340 ngàn ha đất sản xuất nông nghiệp với khoảng 1250 cửa hàng Vật tư nông nghiệp [11]. Để tăng cường quản lý thị trường thuốc BVTV và giảm thiểu tác động xấu của thuốc BVTV đến sức khỏe con người, môi trường. HĐND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu UBND tỉnh đã áp dụng một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, tăng cường phối hợp quản lý giữa Sở NN&PTNT với các cơ quan chức năng liên quan như: Sở Tài Chính, Sở Công Thương, Công an tỉnh; Thủ

trưởng các cơ quan: Chi cục Hải Quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Báo Lâm Đồng, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh và UBND các cấp để quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán và quảng cáo thuốc BVTV trên địa bàn.

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh và quảng cáo thuốc BVTV trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiên quyết xử lý những cơ sở không đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV và vi phạm kinh doanh thuốc cấm, thuốc kém chất lượng và thuốc hết hạn sử dụng.

Thứ ba, tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền hướng dẫn người nông dân kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV hiệu quả với nhiều hình thức phong phú: phát tờ rơi, xây dựng phóng sự, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thuốc BVTV...

Tuy công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã được tiến hành thường xuyên nhưng việc thực thi pháp luật còn nhiều khó khăn, vẫn tồn tại một số bất cập do tình hình buôn bán, sử dụng thuốc BVTV diễn ra khá phức tạp. Các vi phạm chủ yếu là không đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV, không có giấy phép kinh doanh, người bán hàng không có giấy chứng nhận bồi dưỡng về thuốc BVTV, thuốc kém chất lượng, không có dụng cụ PCCC, điểm bán lẻ mang tính chất mùa vụ và không cố định... gây khó khăn cho công tác quản lý. Nghiêm trọng hơn là tình trạng một số cá nhân vì lợi nhuận đã nhập lậu, buôn bán tràn lan thuốc trừ cỏ, thuốc kích thích sinh trưởng của Trung Quốc gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thị trường thuốc BVTV làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sản xuất sức khỏe con người, vật nuôi và chất lượng nông sản thực phẩm ở tỉnh Lâm Đồng [11].

1.3.3. Kinh nghiệm quản lý của tỉnh Bình Thuận

Toàn tỉnh Bình Thuận hiện nay có 07 cơ sở sản xuất và 683 cửa hàng, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp [27]. Để tăng cường quản lý thị trường thuốc BVTV, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận đã áp dụng một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, chủ động lập kế hoạch về công tác kiểm tra, thanh tra, lấy mẫu; xử lý thật nghiêm theo đúng quy định của pháp luật nếu phát hiện các hành vi vi phạm như : ghi sai nhãn hàng hoá, hàng giả, không rõ nguồn gốc, không có trong danh

mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam đang lưu thông trên thị trường; sản phẩm kém chất lượng; không có hoá đơn, chứng từ xuất nhập hàng hoá trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan nhất là các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật; thực hiện tốt công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng trong tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp.

Thứ ba, có kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý vật tư nông nghiệp nói chung và phân bón thuốc BVTV nói riêng ở từng địa phương trong tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra; tránh tình trạng nhiều đoàn kiểm tra trùng lắp, gây phiền hà cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh.

Thứ tư, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức thanh tra chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và PTNT cả về số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo thực thi tốt, có hiệu quả cao trong việc quản lý chất lượng phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn

Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý thị trường thuốc BVTV, để phát huy mặt tích cực và hạn chế những hậu quả do thuốc BVTV gây ra thì tăng cường quản lý nhà nước về thị trường thuốc BVTV ở tất cả các khâu từ sản xuất kinh doanh, buôn bán đến sử dụng thuốc BVTV trên phạm vi cả nước là một nhiệm vụ cấp bách. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn như sau:

Một là, cần xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về thuốc BVTV tinh nhuệ, hiệu quả, bảo đảm đủ về số lượng và giỏi về trình độ chuyên môn, cũng như cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương theo cả chiều dọc và chiều ngang. Đồng thời, Việt Nam cũng cần tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế liên quan đến quản lý kinh doanh thuốc BVTV để có thể có được những cam kết giúp đỡ và học hỏi kinh nghiệm quản lý hiệu quả của các nước bạn, từ đó vận dụng phù hợp vào tình hình thị trường thuốc BVTV ở Việt

Nam.

Hai là, nên hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đây là cơ sở pháp lý để ràng buộc các tác nhân tham gia kinh doanh thuốc BVTV. Các văn bản quy phạm pháp luật cần phân cấp, phân quyền và quy rõ trách nhiệm tránh chồng chéo giữa các cơ quan chức năng tham gia quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV. Đặc biệt phân công rõ quyền hạn, trách nhiệm và chuyển giao quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV cho chính quyền cơ sở tạo hành lang thông thoáng cho việc phát triển kinh doanh thuốc BVTV, đồng thời cần có mức chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Chính sách quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV cần hướng tới: (i) Đề cao việc giảm thiểu rủi ro do ảnh hưởng của thuốc BVTV cho người, động vật và bảo vệ môi trường; (ii) Khuyến khích xã hội hoá nhiều đối tượng tham gia giám sát các hoạt động của thị trường thuốc BVTV; (iii) Nâng cao trách nhiệm xã hội của Nhà nước, các tổ chức cũng như các cá nhân khác có liên quan tới thị trường thuốc BVTV; (iv) Xây dựng nguyên tắc quản lý thị trường thuốc BVTV ở tất cả các khâu từ: khảo nghiệm, đăng ký, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, tiêu huỷ, quảng cáo, bao gói, nhãn mác đến quản lý chất lượng thuốc BVTV theo hướng hài hoà với quốc tế.

Ba là, cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học thân thiện, ít độc hại và không tồn dư trong môi trường, trong nông sản thực phẩm. Đồng thời, phải coi thuốc BVTV là một độc tố và xây dựng quy trình nhập khẩu, đăng ký nghiêm ngặt trải qua nhiều công đoạn kiểm định chất lượng có thể từ 6 - 9 năm, định kỳ 3 năm phải kiểm tra chất lượng thuốc BVTV 1 lần.

Bốn là, cần xây dựng hệ thống cổng thông tin điện tử và yêu cầu các cơ quan chức năng thường xuyên phải bổ sung, cập nhật kiến thức thuốc BVTV, kiến thức pháp luật, danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm sử dụng và hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV cho người nông dân. Các công ty thuốc BVTV sản xuất kinh doanh thuốc BVTV có trách nhiệm phải công khai các thông số kỹ thuật về thuốc BVTV và cho phép mọi người dân đều được quyền tra cứu. Bên cạnh đó, cần công

khai tại trụ sở UBND huyện, UBND xã các văn bản quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý thị trường thuốc BVTV. Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh địa phương biểu dương các hộ gia đình, cá nhân thực hiện tốt và công khai những trường hợp vi phạm pháp luật để tăng tính răn đe. Các cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán và người sử dụng thuốc BVTV, đồng thời tổ chức ký cam kết chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong quản lý kinh doanh thuốc BVTV.

Năm là, cần đưa ra quy định đối với người sử dụng thuốc BVTV phải được đào tạo và được cấp chứng chỉ sử dụng thuốc BVTV. Các cơ quan chuyên môn tích cực mở lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức chuyên môn thuốc BVTV, kiến thức pháp luật cho chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán và người sử dụng thuốc BVTV. Đồng thời, phát huy tinh thần giám sát và tự giác của người dân khi phát hiện thuốc cấm, thuốc kém chất lượng, thuốc quá hạn sử dụng... thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương và cán bộ chuyên môn để có biện pháp xử lý.

Tiểu tiết chương 1

Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những nhân tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần làm ổn định và nâng cao năng suất cây trồng. Mặc dù thuốc BVTV là một nhân tố dễ tác động xấu đến môi trường, môi sinh và chất lượng nông sản, nhưng trong sản nông nghiệp không thể không sử dụng thuốc BVTV. Vì vậy thuốc BVTV đã, đang và sẽ còn được sử dụng rộng rãi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV là yêu cầu cấp thiết trong quá trình quản lý của nhà ta nước hiện nay, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cũng như chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động. Quản lý nhà nước về kinh doanh thuốc BVTV sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất, đảm bảo an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng, góp phần to lớn trong quá trình phát triển của đất nước, an ninh quốc gia.

Trong Chương 1 của Luận văn đã tập trung làm rõ một số cơ sở lý luận chung về QLNN, QLNN nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV, chính sách, tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra, tập huấn, tuyên truyền; đồng thời phân tích, làm rõ đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV; chủ thể, nội dung quản lý, tham khảo học tập kinh nghiệm của một số địa phương, từ đó đặt ra lý do vì sao cần phải QLNN về kinh doanh thuốc BVTV.

Những luận cứ của QLNN về hoạt động kinh doanh thuốc BVTV sẽ được vận dụng cụ thể trong việc QLNN về kinh doanh thuốc BVTV tại tỉnh Đắk Lắk trong phần trình bày tiếp theo của luận văn.

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w