Giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật ở tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 102 - 116)

Hộp 2.1. Phát hiện bệnh muộn, người dân phải sử dụng thuốc nhiều lần

3.2. Giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật ở tỉnh Đắk Lắk

3.2.1. Hoàn thiện cơ chế xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước đối với thị trường thuốc bảo vệ thực vật

Chính sách là yếu tố gián tiếp tác động tới hoạt động quản lý nhà nước về thị trường thuốc BVTV trong SXNN, quy định các điều kiện sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV, quy định về mức tài chính cũng như số lượng cán bộ tham gia quản lý thị trường thuốc BVTV. Chính vì vậy, cần có những đổi mới đột phá trong

quản lý sản xuất kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc BVTV cả về nhận thức và hành động, các chính sách cần nêu rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan liên quan đến công tác quản lý sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, quy định rõ ràng và tăng quyền lực về pháp lý cho cấp xã trong quản lý thuốc BVTV. Chính sách và mức chế tài xử phạt các vi phạm cần nghiêm khắc hơn, đủ sức răn đe, quy định rõ ràng và cụ thể hơn: đối tượng có trách nhiệm thanh tra kiểm tra, giám sát có quyền xử phạt và xử phạt ở mức độ nào để không còn vi phạm và tái vi phạm.

3.2.2.1. Đối với Trung Ương

Chính phủ, Bộ NN&PTNT cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện và đồng bộ kịp thời các quy định về quy trình quản lý thị trường thuốc BVTV, tránh việc cấp phép đăng ký thuốc BVTV, đăng ký tên thương mại và đăng ký thành lập doanh nghiệp tràn lan như hiện nay. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV để phù hợp với bộ quy tắc thực hành của FAO. Nhà nước cần thành lập các trung tâm kiểm định chất lượng thuốc BVTV, dán tem kiểm định chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ cần khuyến cáo sử dụng cho người nông dân tên hoạt chất là đủ.

Chính phủ, Bộ NN&PTNT cần bổ sung thêm cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cho Trạm TT&BVTV thuộc Chi cục TT&BVTV là cơ quan quản lý nhà nước ở cấp huyện. Vì theo quy định của Luật Thanh tra 2010 và Nghị định 07/2012/NĐ-CP, các cơ quan này không phải là cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành BVTV nên cũng dẫn đến khó khăn trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Bộ NN&PTNT cần xây dựng chế tài xử phạt rõ ràng, cụ thể hơn để cán bộ quản lý có trách nhiệm thanh kiểm tra có quyền xử phạt và xử phạt ở mức độ nào.

Quy định mức chế tài xử phạt cũng cần rất nặng, nghiêm ngặt và cần bổ sung thêm các Biện pháp khắc phục hậu quả, các hành vi vi phạm như: sản xuất không đúng với nội dung ghi trong giấy chứng nhận; sản xuất, buôn bán không có giấy chứng

nhận đủ điều kiện hoặc giấy đã hết hạn; không duy trì các điều kiện về sản xuất, buôn bán; tiếp tục sản xuất, buôn bán thuốc BVTV khi bị đình chỉ hoạt động sản xuất, buôn bán; hướng dẫn người sử dụng không đúng nội dung ghi trên nhãn mác...

để tránh tình trạng vi phạm và tái vi phạm pháp luật. Xử lý thật nghiêm hoặc đình chỉ hoạt động của những cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường hoặc vi phạm pháp luật.

Bộ NN&PTNT xây dựng và ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam trên cơ sở loại bỏ khỏi danh mục những thuốc độc hại, quản lý chặt chẽ các loại thuốc BVTV gần nhau về công thức phối trộn để giảm dần các tên thương mại và tăng cường khuyến cáo sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, đưa ra giải pháp hạn chế thuốc BVTV nhóm I và nhóm II và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn về thuốc BVTV. Đồng thời, phải điều chỉnh ngay về chính sách nhập khẩu đánh thuế thật nặng những loại thuốc không khuyến khích nhập khẩu, hoặc với mỗi hoạt chất chỉ cho phép một số công ty được phép nhập khẩu và đăng ký 01 tên thương mại/hoạt chất, tránh tình trạng tên thương mại thuốc BVTV tràn lan như hiện nay.

Cần có sự liên hệ giữa các cơ quan ban hành chính sách (Chính phủ, Quốc hội, Bộ NN&PTNT, Cục BVTV) với cơ quan triển khai chính sách (Sở NN&PTNT, Chi cục TT&BVTV, UBND tỉnh, UBND huyện) và các đối tượng tuân thủ chính sách đó (cán bộ quản lý, các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán và người sử dụng thuốc BVTV), việc trao đổi thông tin giữa các đối tượng giúp đánh giá hiệu quả của việc triển khai chính sách ở địa phương. Để thấy được khó khăn, thuận lợi khi áp dụng các chính sách giúp sửa đổi, bổ sung nhanh chóng và hợp lý phù hợp với địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tác nhân tham gia thị trường thuốc BVTV. Song song đó, Chính phủ khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung trình ban hành Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chống thuốc BVTV giả, kém chất lượng, ngoài danh mục...

3.2.2.2. Đối với địa phương

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, Chi cục TT&BVTV tham mưu

cho Giám đốc Sở NN&PTNT xây dựng các văn bản hướng dẫn, phổ biến cụ thể:

Luật BV&KDTV 2013, Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT về Quản lý thuốc BVTV và Nghị định 31/2016/NĐ-CP về Xử phạt hành chính trong lĩnh vực BV&KDTV ở tất cả các cấp chính quyền thông qua các buổi tập huấn, biên soạn in ấn tờ rơi, tuyên truyền qua mạng văn phòng và trên website. Chi cục TT&BVTV nên lập website riêng truyền tải các thông tin về chính sách phát luật nhà nước, hệ thống các đại lý cửa hàng cung ứng thuốc BVTV, tình hình dịch hại và kiến thức về thuốc BVTV cho các đối tượng liên quan.

Các cơ quan Chi cục TT&BVTV, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục QLCL Nông lâm sản & Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông ban hành các quy định, chuẩn mực rõ ràng trong thẩm quyền cho phép của Nhà nước, cho các đơn vị đăng ký sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh, yêu cầu triển khai trên toàn tỉnh và đồng thời có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung ứng thuốc BVTV liên kết chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ BVTV và tự quản lý tốt hệ thống phân phối của mình nhằm bảo đảm về số lượng, chất lượng và giá bán tránh tình trạng đầu cơ độc quyền thuốc BVTV trên thị trường.

UBND tỉnh cần hỗ trợ triển khai, tuyên truyền sâu rộng chỉ thị số 16/CT- UBND về “tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật” kịp thời, triệt để, duy trì các hoạt động quản lý theo nội dung Chỉ thị đến toàn thể các cơ quan ban ngành, các HTX DVNN và cửa hàng buôn bán thuốc BVTV. Chi cục TT&BVTV phân loại các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV theo Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định để thuận tiện cho công tác quản lý.

UBND huyện hạn chế việc cấp phép kinh doanh thuốc BVTV, rà soát chặt chẽ vị trí địa điểm bán hàng so với đăng ký trong giấy phép kinh doanh, thanh tra chuyên ngành, liên ngành BVTV cần phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở đình chỉ ngay những cửa hàng buôn bán không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV.

Đưa tiêu chí đánh giá việc quản lý sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV của cán bộ cấp cơ sở thành một trong các tiêu chí đánh giá thi đua, lộ trình

xây dựng nông thôn mới để khuyến khích người dân chấp hành các quy định của Nhà nước về sử dụng thuốc BVTV.

Bổ sung chính sách thúc đẩy dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, liên kết nhóm nông dân, khuyến khích phát triển mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa tập trung theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, thực hiện sản xuất theo quy trình VietGap nhằm phát triển sản xuất trồng trọt theo chiều sâu, tạo điều kiện cho các tổ dịch vụ BVTV áp dụng máy móc phun thuốc BVTV trên đồng ruộng.

Bổ sung ngân sách và xây dựng đề án tái đào tạo cán bộ HTX theo Luật HTX 2012 và đào tạo nghề nông thôn cho người lao động trong đó có đào tạo nâng cao kiến thức BVTV, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, bảo đảm một nền nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị nông sản và hội nhập.

Do đó, để phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và những điều khoản khi Việt Nam tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Cục BVTV cần sớm hoàn thiện, đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường tuyên truyền phổ biến các văn bản đó trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, Nhà nước cần đưa ra cơ chế kiểm soát đối với các Chi cục TT&BVTV địa phương trong việc khuyến cáo và hướng dẫn người nông dân lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV.

3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật

Bổ sung thêm cán bộ quản lý:

Do lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về thuốc BVTV ở Đắk Lắk khá mỏng (1 người quản lý 15 xã). Để hoàn thiện bộ máy tổ chức, quy định trách nhiệm và quyền hạn cụ thể giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thanh tra kiểm tra, giám sát thị trường thuốc BVTV cần bổ sung cán bộ thanh tra Sở NN&PTNT, thanh tra Chi cục TT&BVTV và cán bộ kỹ thuật BVTV cho các Trạm TT&BVTV để bảo đảm mỗi huyện có 1 thanh tra Sở NN&PTNT, 1 thanh tra Chi cục TT&BVTV phụ trách. Mỗi cán bộ Trạm TT&BVTV trung bình quản lý từ 10-12 xã

và mỗi Trạm TT&BVTV ít nhất có 1 cán bộ chuyên môn BVTV trình độ cử nhân hoặc trung cấp BVTV có năng lực và thạo tay nghề.

Hoàn thiện mô hình dịch vụ bảo vệ thực vật chuẩn thí điểm trên mỗi huyện bằng cách hỗ trợ về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến thức chuyên môn BVTV sau đó nhân rộng mô hình lên toàn huyện và toàn tỉnh. Chi cục TT&BVTV phối hợp với Trung tâm Khuyến nông khảo nghiệm, đánh giá và lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín cung ứng thuốc BVTV trên thị trường.

Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ cấp cơ sở:

Các bộ quản lý cấp cơ sở là người nắm rõ các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn quản lý và tham gia tích cực vào giám sát hoạt động buôn bán và sử dụng thuốc BVTV. Để tăng cường vai trò quản lý của chính quyền cơ sở cần tăng cường đào tạo, tập huấn tăng cường kiến thức chuyên môn BVTV, kiến thức pháp luật giúp họ nhận thức rõ vai trò của mình. Cần tăng cường trách nhiệm cũng như quyền hạn cho cán bộ quản lý cấp cơ sở, nâng cao năng lực quản lý cho Chủ tịch UBND xã, Chủ nhiệm HTX, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và hình thành mạng lưới công tác viên BVTV cho các vị trí tổ trưởng BVTV thôn, tổ trưởng câu lạc bộ BVTV cụm gia đình.

Cán bộ quản lý cấp cơ sở cần nghiêm túc xem xét địa điểm kinh doanh trước khi cấp giấy chứng nhận xác nhận về địa điểm kinh doanh theo Luật BV&KDTV 2013, quyết liệt hơn trong việc xử lý các vi phạm diễn ra trên địa bàn, thực hiện chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của chủ các cơ sở buôn bán và người sử dụng thuốc BVTV.

Quy hoạch khu vực, địa điểm đặt cửa hàng VTNN và cửa hàng bán lẻ thuốc BVTV cho các hộ tư nhân. Ký cam kết và giao nhiệm vụ cung ứng đầy đủ, kịp thời, bảo đảm số lượng, chất lượng, giá cả thuốc BVTV theo nhu cầu của địa phương.

Phối kết hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền văn bản pháp luật, quản lý giám sát thị trường thuốc BVTV khi cần thiết, định kỳ hoặc khi có yêu cầu báo cáo kết quả hoạt động giám sát với UBND huyện, Trạm TT&BVTV và Chi cục TT&BVTV để tổng hợp nhằm tìm giải pháp khắc phục kịp

thời những tồn tại.

Đề xuất UBND tỉnh củng cố và chuyển đổi mô hình HTX kiểu cũ thành mô hình HTX DVNN theo Luật HTX năm 2012 gắn liền mô hình liên kết trong SXNN, trong đó có Ban chỉ đạo quản lý nhà nước về thị trường thuốc BVTV ngay tại cấp xã với thành phần như sau: Trưởng ban là Chủ tịch UBND xã, thành viên gồm: chủ nhiệm HTX, các trưởng thôn, kỹ thuật viên BVTV, khuyến nông viên với các nhiệm vụ như: tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV.

3.2.3. Nâng cao công tác thực thi pháp luật cho các tác nhân tham gia thị trường thuốc Bảo vệ thực vật

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội cho cán bộ quản lý:

Tăng cường công tác tập huấn, thực hiện các mô hình, triển khai các chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật BVTV nhằm nâng cao trình độ chuyên môn BVTV, kiến thức pháp luật cho lực lượng cán bộ thanh tra chuyên trách và bán chuyên trách. Nội dung tập huấn cập nhật các văn bản pháp quy mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thị trường thuốc BVTV, tập huấn nghiệp vụ thanh tra kiểm tra thị trường thuốc BVTV, tìm hiểu được các khó khăn vướng mắc, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý thanh tra kiểm tra để có các giải pháp khắc phục kịp thời.

Chính quyền cấp tỉnh, huyện bảo đảm kinh phí khuyến nông để tổ chức đào tạo bồi dưỡng mọi mặt cho nguồn nhân lực trong đơn vị theo hướng vừa làm vừa học, nâng cao kỹ năng viết tin bài, kỹ năng xử lý số liệu viết báo cáo, giao lưu liên kết với các trường các Viện, các đơn vị trong ngành để cập nhật kiến thức cho cán bộ. Thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn IPM, chuyển giao kỹ thuật theo yêu cầu thực tế, cũng như kinh phí tổ chức kiểm tra định kỳ để phát hiện thuốc kém chất lượng, tập huấn tuyên truyền để nâng cao trình độ cho cán bộ BVTV phù hợp với việc quản lý và sự vận động phát triển không ngừng của sản xuất nông nghiệp.

Tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ BVTV cơ sở để từng bước đáp ứng nhu cầu của địa phương, mỗi thôn, mỗi xóm phải xây dựng một nhóm nòng cốt để tuyên truyền IPM đến cộng đồng. Nâng cao ý thức trách nhiệm,

đạo đức nghề nghiệp trong việc quản lý chặt chẽ công tác tập huấn cấp chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật.

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội cho chủ các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

Tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức, hiểu biết về thuốc BVTV cho chủ các cơ sở kinh doanh để họ thực hiện đúng và bảo đảm các điều kiện của pháp luật về sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV. Hàng năm, mỗi huyện nên tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo có sự tham gia của toàn bộ các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV để tổng kết những thuận lợi, khó khăn; những thành tích đã đạt được và những vấn đề còn vi phạm; phổ biến chính sách mới giúp chủ cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn nắm được các quy định mới của nhà nước về buôn bán thuốc BVTV, tổng hợp phân tích các lỗi vi phạm thường gặp trong hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV để chủ cửa hàng sửa chữa và hoàn thiện để thấy rõ trách nhiệm của mình và tuân thủ đúng những quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tập huấn để tạo sự gần gũi hơn giữa cán bộ quản lý và cơ sở kinh doanh đồng thời giới thiệu các thuốc BVTV thế hệ mới, an toàn và hiệu quả.

Tăng cuờng xây dựng mô hình cửa hàng buôn bán thuốc BVTV tiêu chuẩn trên địa bàn xã, thôn nhằm chuẩn hóa hệ thống cung ứng thuốc BVTV theo đúng quy định của Luật BV&KDTV 2013. Lựa chọn cơ sở có phẩm chất tốt, chưa có vi phạm nào về kinh doanh thuốc BVTV để các cơ sở khác lấy đó làm chuẩn học tập và phấn đấu thực hiện. Mỗi huyện chọn 1 xã làm thí điểm, hỗ trợ chủ cơ sở về kiến thức pháp luật, kiến thức chuyên môn về thuốc BVTV, về cơ sở hạ tầng trang thiết bị phục vụ kinh doanh. Tuyên truyền kết quả mô hình này tới các cở sở trong và ngoài xã và các hộ nông dân. Khen thuởng, trao bằng khen, giấy chứng nhận đối với các cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn, nhiều năm liền không vi phạm pháp luật về

kinh doanh thuốc BVTV.

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội cho người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 102 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w