8. Kết cấu của luận văn
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Vị trí địa lý và hành chính
Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba; là vùng đất có độ cao trung bình 400 - 800m so với mặt nước biển. Diện tích tự nhiên là: 13.125,37 km2. Các đơn vị hành chính gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ và các huyện: Ea H’Leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Búk, Buôn Đôn, Cư M’Gar, Ea Kar, M’Đrắk, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin [32].
Toạ độ địa lý: Từ 12010’00’’ đến 13024’59’’ Vĩ độ Bắc và từ 107020’03’’ đến 108059’43’’ Kinh độ Đông; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà; phía Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia. Có hệ thống giao thông thuận lợi gồm: quốc lộ 14 chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam và quốc lộ 26, quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và
Pleiku (Gia Lai), ngoài ra còn có sân bay Buôn Ma Thuột thuận lợi cho quá trình giao thông bằng đường hàng không [29, tr. 44].
2.1.2. Đặc điểm các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1.2.1. Khí hậu
Do đặc điểm về điều kiện địa lý nên khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu.
Nhìn chung, thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió mùa Tây - Nam, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9, lượng mưa chiếm 80 - 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông - Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình ở độ cao 500 - 800m dao động từ 22 – 230C,
vùng có độ cao thấp như Buôn Ma Thuột nhiệt độ trung bình 23,70C. Biên độ nhiệt trong ngày lớn, có ngày biên độ đạt 200C, biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm không lớn, tháng giêng có nhiệt độ trung bình thấp nhất ở Buôn Ma Thuột 18,40C, cao nhất là tháng 4 khoảng 26,20C.
Chế độ mưa: Qua tổng kết ở nhiều năm cho thấy lượng mưa trung bình trong năm toàn tỉnh đạt từ 1.600 -1.800 mm, trong đó vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng phía nam (1.950 - 2.000 mm); vùng có lượng mưa thấp nhất là vùng phía Tây
- Bắc (1500 - 1.550mm). Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 84% lượng mưa cả năm, mùa khô lượng mưa chiếm 16%.
Các yếu tố khí hậu khác:
- Độ ẩm không khí: Trung bình năm khoảng 82%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9 trung bình 90%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 trung bình 70%.
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi các tháng 2,3,4 từ 150 - 200 mm. Tổng lượng bốc hơi trung bình năm là 1.300-1.500mm.
- Chế độ nắng: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm khá cao, khoảng 2.139 giờ, năm cao nhất 2.323 giờ, năm thấp nhất khoảng 1.991 giờ. Trong đó mùa khô số giờ nắng trung bình cao hơn (1.167 giờ) so với mùa mưa (972 giờ).
- Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính theo 2 mùa; mùa mưa có gió Tây -Nam thịnh hành thường thổi nhẹ khoảng cấp 2, cấp 3; mùa khô có gió Đông -Bắc thịnh hành thường thổi mạnh cấp 3, cấp 4 có lúc gió mạnh lên cấp 6, cấp 7 [29, tr. 44-46].
2.1.2.2. Tài nguyên nước Nước mặt
Sông suối:
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thuộc 3 lưu vực chính, đó là sông Srêpôk, sông Ba và sông Ea H’leo:
- Hệ thống sông Srêpôk: Chiều dài sông chính 315 km, diện tích lưu vực 30.100km2 (trong phạm vi Đắk Lắk 4.200 km2) là sự hợp thành của hai con sông lớn: Krông Knô và Krông Ana:
- Hệ thống sông Ba: Lưu vực sông Pa nằm về phía Đông - Bắc tỉnh với diện
tích khoảng 2.824 km2 và có hai thủy lưu chính chảy trong phạm vi của tỉnh là: Ea Krông Hin và Ea Krông H’năng.
- Hệ thống sông Ea H’Leo bắt nguồn từ độ cao 800m trên địa phận xã Dliê Ya huyện Krông Năng, có chiều dài 143km chạy qua 2 huyện Ea Hleo và Ea Soup trước khi hợp lưu với suối Ea Lốp cách biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia khoảng 01km rồi đổ vào sông Srêpok trên đất Cam Pu Chia. Diện tích lưu vực của sông Ea H’leo là 3.080 km2 nằm trên địa bàn 6 huyện thuộc 2 tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai.
Hệ thống hồ đập: Trên địa bàn tỉnh có 642 hồ tự nhiên và nhân tạo, độ sâu từ vài mét tới 25 m. Tổng dung tích các hồ chứa 650 triệu m3 nước. Đây có thể coi là kho chứa nước phục vụ cho các nhu cầu dân sinh kinh tế: tưới tiêu trong trồng trọt, cấp nước trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường và du lịch tham quan.
Nước ngầm
Theo tài liệu nghiên cứu thăm dò, đánh giá nước dưới đất của trung tâm nghiên cứu môi trường địa chất Trường Đại học mỏ địa chất: nước dưới đất có trữ lượng và chất lượng tốt, thường tồn tại trong các khe nứt trong đá phun trào bazan.
Đặc biệt ở đây có hiện tượng mất nước (nước tầng trên chảy xuống tầng dưới), trong các trầm tích bở rời Đệ Tứ, trầm tích Neogen, trầm tích Jura có mức chứa nước từ nghèo đến trung bình, còn các tầng khác không đáng kể [29, tr. 46-48].
2.1.2.3. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý bản đồ đất năm 2010 toàn tỉnh Đắk Lắk có 8 nhóm đất chính với 21 đơn vị phân loại đất. Trong đó:
- Nhóm đất phù sa (P): Diện tích 56,4 nghiǹ ha, chiếm 4,3% diện tích tự nhiên (DTTN).
- Nhóm đất lầy và than bùn (T): Diện tích 1,3 nghìn ha, chiếm 0,1% DTTN.
- Nhóm đất xám và bạc màu(X): Diện tích 148,4 nghiǹ ha, chiếm 11,31%
- Nhóm đất đen (R): Diện tích là 27,5 nghiǹ ha, chiếm 2,1% DTTN.
- Nhóm đất đỏ vàng: (ký hiệu - F): Diện tích 944,9 nghiǹ ha, chiếm 72%
DTTN, chia thành 6 đơn vị phân loại, phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh ở
vùng đồi núi và các bậc thềm phù sa cổ, trong đó đất phát triển trên đá bazan có diện tích 335,3 nghìn ha, chiếm 25,5% DTTN. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tầng đất dày, tơi xốp, khả năng giữ nước và hấp thu nước tốt... Rất thích hợp cho việc phát triển các cây nông sản dài ngày có giá trị hàng hoá cao.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (ký hiệu H): Diện tích 63,1 nghiǹ ha, chiếm
4,81% DTTN.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: (ký hiệu D): Diện tích 11,1 nghiǹ
ha, chiếm 0,85% DTTN.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (ký hiệu E): Diện tích 28 nghìn ha, chiếm 2,13% DTTN.
Như vậy, đất đai ở Đắk Lắk hầu hết rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là nhóm đất đỏ vàng có diện tích 944,9 nghìn ha [29, tr. 48-50].
2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Tình hình kinh tế
Tốc đô c̣tăng trưởng GDP binh̀ quân 8,0%/năm; thu nhập bình quân đầu người đaṭ34,9 triêụ đồng (tính theo giá hiện hành) gấp 2,2 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế(theo giá hiện hành) tiếp tucc̣ chuyển dicḥ đúng hướng, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Năm 2015 ước tỷ trọng nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 40,8%, giảm 9,4%; công nghiêpc̣ - xây dưngc̣ chiếm 15,4%, giảm 0,3%; dicḥ vu c̣chiếm 43,8% tăng 9,8% so với năm 2010.
Nông nghiêp:c̣ Tăng trưởng binh̀ quân 4,4%/năm. Trồng trọt vẫn giữ vị trí chủ đạo trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (chiếm 80%), ngành chăn nuôi ổn định và dịch vụ nông nghiệp cũng tăng dần giá trị. Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá như: Điều, cà phê, ca cao, hồ tiêu và các loại nông sản khác đều tăng diện tích và từng bước thực hiện tái canh. Ước tính giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp trong năm 2015 đạt 72,3 triệu đồng. Cơ cấu cây trồng, vâṭ nuôi chuyển dicḥ theo hướng đa dang,c̣ đáp ứng yêu cầu thi c̣trường trong nước và xuất khẩu. Cây công nghiêpc̣ dài ngày chiếm tỷtrongc̣ cao trong cơ cấu cây trồng của tinh;̉ nhóm cây công nghiêpc̣ ngắn ngày phát triển theo quy hoacḥ gắn với nhàmáy
chếbiến vàthi trượ̀ng tiêu thu c̣[22].
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành tỉnh Đắk Lắk Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %
2010 27.858,5 21.313,6 76,5 5.435,7 19,5 1.109,1 4,0 2011 43.821,5 35.316,1 80,6 7.497,2 17,1 1.008,2 2,3 2012 42.785,4 33.836,3 79,1 7.806,0 18,2 1.143,0 2,7 2013 45.840,6 36.833,0 80,3 7.823,7 17,0 1.183,8 2,7 2014 47.676,4 37.386,1 78,4 9.180,4 19,2 1.109,9 2,4 2015 53.803,7 40.522,1 75,3 10.201,9 19,0 3.079.7 5,7
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2015 [10, tr.149].
Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm, trồng troṭvẫn làngành sản xuất chinh,h́ chiếm đến 80% giátri c̣sản xuất toàn ngành, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp còn ở mức thấp. Công tác quy hoạch, phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn chưa được chú trọng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đúng mức; cơ sở sản xuất, chế biến quy mô còn nhỏ, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường quốc tế chưa cao.
2.1.3.2. Tình hình xã hội và nông thôn
Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính được trình bày ở phần 2.1.1. Có hệ thống đường biên giới với nước bạn Cam Pu Chia dài 73 km; ngoài ra, còn có các trục quốc lộ chính như Quốc lộ 14, Quốc lộ 26, Quốc lộ 27 nối liền các tỉnh Nam - Trung bộ với Tây Nguyên và có vi c̣tríchiến lươcc̣ quan trongc̣ cảvềkinh tế, chinhh́ tri c̣ vàquốc phòng - an ninh, không chỉđối với Tây Nguyên màđối với cảnước.
Dân số: Tính đến ngày 31/12/2013 dân số của tỉnh là 1.827.786 người, phân theo khu vực: thành thị 440.443 người (chiếm 24,1%), nông thôn 1.387.343 người (chiếm 75,9%). Tốc độ tăng dân số bình quân 1,17%/năm. Ngoài tăng dân số tự nhiên (khoảng 1%/năm), còn do tỉ lệ tăng dân số cơ học khá lớn (0,2 - 0,3%/năm).
Mâṭđô c̣dân cư trung bình 139,26 người/Km2, phân bốkhông đều, tâpc̣ trung chủyếu
ởcác thành phố, thi c̣xa ̃vàcác trucc̣ đường giao thông. Còn các vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt, mâṭđô c̣dân cư thấp [10].
Toàn tỉnh hiện có 47 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 70%, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30%, nhiều nhất là dân tộc Ê Ðê, M’Nông kế đến là dân tộc Nùng, dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc H’Mông, dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Gia Rai, dân tộc Mường. Đa số các hộ đồng bào dân tộc sống ở khu vực nông thôn, thuộc vùng sâu vùng xa, điều kiện sản xuất và sinh sống còn nhiều khó khăn, trình độ văn hóa và chuyên môn hạn chế, tập quán sản xuất còn lạc hậu. Đây cũng là một trong những đặc điểm cần hết sức lưu ý trong quá trình tuyên truyền, hướng dẫn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
Lao động: Tính đến hết năm 2014, tỉnh có 1.061,0 nghìn lao động (chiếm 58,05% dân số). Trong đó, lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là 728,9 nghìn người (chiếm 68,7%), công nghiệp và xây dựng là 91,2 nghìn người (chiếm 8,6%), dịch vụ 240,9 nghìn người (chiếm 22,7%); thu nhập bình quân đầu người đaṭ
34,9 triêụ đồng/năm (tính theo giá hiện hành).
Mặc dù, cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch đúng hướng, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm. So với tỉ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản của cả nước hiện nay (chiếm khoảng 52% tổng lao động); như vậy, tỉ trọng lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh còn đang ở mức cao.
Trình độ chuyên môn của lao động ở tỉnh nói chung còn thấp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 46% (năm 2014); đặc biệt đối với khu vực nông thôn lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 8%, bao gồm: sơ cấp 1,64%, trung cấp 3,26%, cao đẳng 1,44% và đại học trở lên 1,65% và tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm 92,0%; đây là mức thấp so với nhiều tỉnh trong cả nước [22], [29].
Điện sinh hoạt, sản xuất: Đến nay đạt 100% số xã có điện; 97% thôn, buôn có điện và tỷ lệ hộ được dùng điện là 97%, rất thuận lợi cho điều kiện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Hệ thống giao thông: Đường giao thông từ thị trấn, thị xã, thành phố đến các thôn, buôn rất thuận lợi; tỷ lệ đường nhựa đến trung tâm xã, phường đạt 100%;
đường nhựa hoặc bê tông hoá đường liên xã đạt 38%, còn lại các thôn, buôn vùng sâu, xa đều có hệ thống giao thông đảm bảo để đi, lại bằng phương tiện cơ giới.
Hệ thống thuỷ lợi: Đạt 76,3% khả năng cung cấp nước cho quá trình sản xuất nông nghiệp, nhờ đó mà trong các năm gần đây việc xen canh tăng năng suất hoặc trồng những cây trồng có giá trị kinh tế cao hay tăng khả năng chăn nuôi các đàn đại gia súc, gia cầm… góp phân thúc đẩy kinh tế phát triển [22].