PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
3.1 Môi trường vĩ mô
3.1.1 Môi trường kinh tế
Hiện nay nền kinh tế thế giới đang dần dần phục hồi, các nền kinh tế lớn như Âu, Mỹ, Nhật, TQ… đang hạ “cánh mềm” (tăng trường chậm), lạm phát ở các nước này giảm, lãi suất giảm, giá năng lượng giảm, nhu cầu của người tiêu dùng ở các nước này tăng trở lại. Tuy nhiên nền kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều biến động, đe dọa như cuộc chiến Nga – Ukraine vẫn kéo dài, cuộc chiến Israel – Hamas và mới đây Houthi ở Yemen tấn công các tàu thủy của Mỹ, Anh qua Biển Đỏ.
Năm 2023 kết thúc với tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 5,05%, dù không đạt kế hoạch đề ra nhưng đây là một con số tích cực trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu.
Lạm phát và tỉ giá nhiều khả năng không chịu áp lực lớn trong năm 2024 khi ở hầu hết các nền kinh tế lớn xu hướng hạ nhiệt lạm phát đang diễn ra và FED đã hạ lãi suất. Tới nay đầu năm 2024 là năm bứt phá của chặng đường kinh tế 5 năm 2021-2025, do đó Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cũng sẽ dốc toàn lực cho chặng đường về đích này. Theo tổng cục thống kê, năm 2023 vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tập trung nhiều vào 10 tỉnh thành dẫn đầu như TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai. Riêng 10 địa phương này đã chiếm tới 78,6% số dự án mới và 74,4%, số vốn của cả nước trong 2023. Từ đầu năm 2023 đến cuối tháng 11 năm 2023 cả nước có 201.500 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động , tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Cùng kỳ số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 158.800 tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang khởi sắc trở lại. Nhiều cổ phiếu tăng giá trở lại nên nhiều nhà đầu tư yên tâm. Chính phủ đã nâng cấp thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên sang thị trường mới nổi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
3.1.2 Môi trường chính trị, chính quyền, pháp luật
Ngay từ đầu năm, ngân hàng nhà nước đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng và đã giao hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng, nhưng vẫn chưa kích thích đầu tư tiêu dùng. Trong văn bản mới đây ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo cho các tổ chức tín dụng tăng cầu, tiết giảm chi phi để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thời gian tới nhằm đẩy vốn ra thị trường.
EU đã áp dụng thuế cacbon cho các mặt hàng nhập vào EU và các doanh nghiệp nào không đạt tiêu chuẩn sẽ phải chi trả thuế phí cacbon. Chính phủ cũng tạo nhiều điều kiện cho các doanh nghiệp startup được thành lập, phát động phong trào người Việt dùng hàng Việt.
25 | P a g e Chính phủ thực hiện diệt trừ tham nhũng qua việc thanh toán qua tài khoản ngân hàng, khuyến khích người dân sử dụng các hình thức thanh toán online để giảm dòng tiền mặt, đẩy mạnh đầu tư công nhằm thu hút nguồn tiền bơm vào nền kinh tế.
Thị trường địa ốc đóng băng do các thủ tục pháp lý. Tuy nhiên về động lực tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2023, WB nhận định, tiêu dùng trong nước tuy chững lại, nhưng vẫn là động lực tăng trưởng.
Vào năm 2024 thì Việt Nam chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu với mục đích đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của quốc gia Việt nam trước quốc tế.
Việc giảm thuế suất thuế GTGT còn 8% cho đến tháng 6 năm 2024 góp phần hỗ trợ tăng trưởng. Ngoài ra, chính sách tăng lương (từ tháng 7/2023) sẽ hỗ trợ tích cực tăng trưởng kinh tế.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thuế phí ,thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, thuế VAT 10% , thủ tục hành chính sau đầu tư (đất đai, phòng cháy chữa cháy, xây dựng, môi trường, hải quan…) và sự ổn định chính sách.
3.1.3 Môi trường dân số, văn hóa, xã hội
Dân số Việt Nam đạt 100 triệu trong đó dân số vàng chủ yếu từ 18 tuổi đến 35 tuổi chiếm hơn 50% tổng dân số, đây là một lợi thế vô cùng to lớn và cũng là lý do khiến nhiều doanh nghiệp mong muốn khai thác và phát triển tại thị trường Việt Nam.
Thời đại 4.0 công nghệ phát triển, và sự lên ngôi của mạng xã hội, hầu hết người dân đều có trong tay một chiếc điện thoại thông minh, cùng với đó là sự phát triển trong việc chuyển hóa dữ liệu số, đã giúp cho việc cập nhật những thông tin, tin tức diễn ra nhanh chóng, người dân có thể được cập nhật những thông tin mới nhất ngay lập tức qua chiếc điện thoại của mình, hình thức thanh toán online được sử dụng nhiều hơn.
Với mức sống được nâng cao và thời đại công nghệ, người dân hiện tại có xu hướng thích sử dụng những thực phẩm dinh dưỡng tự nhiên tốt cho sức khỏe khi những món thức uống như nước ép trái cây, các loại trà, sinh tố được ưa chuộng ngày càng nhiều và ngoài ra những thức uống này thì cà phê dần trở thành một thức uống không thể thiếu được trong cuộc sống của mọi người.
Dự đoán thị trường cà phê hòa tan sẽ ghi nhận tốc độ CAGR là 5,28% trong 5 năm tới.
Đất nước phát triển, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam gia tăng, phát triển kéo theo đó là những đòi hỏi, yêu cầu khắt hơn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ tiêu dùng.
Người Việt Nam sẵn sàng bỏ ra chi phí nhiều hơn cho các dịch vụ và sản phẩm, những chuyến du lịch, và chi tiêu nhiều hơn cho các loại bảo hiểm nhân thọ, gửi tiết kiệm ngân hàng, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, điều này cũng là một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và ngành nghề phát triển.
Người dân mong muốn tiêu dùng những thực phẩm xanh và dùng hàng chính hãng. Hiện tại thị trường có nhiều hàng nhái, hàng giả, hoặc những hàng sản phẩm pha trộn không an toàn. Báo cáo từ Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương, trong những tháng đầu năm 2023, vi phạm pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm sở
26 | P a g e hữu trí tuệ, hàng hóa vi phạm về nhãn hàng hóa, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu, không hóa đơn, chứng từ vẫn còn diễn ra.
Do xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đã du nhập nhiều văn hóa ẩm thực của Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,… tạo nên sự đa dạng về thức ăn và đồ uống. Ngày nay giới trẻ có khuynh hướng ưa chuộng các loại thức ăn, đồ uống hiện đại. Vì các tập đoàn F&B của nước ngoài đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam với nhiều tên tuổi như Highlands Coffee, McDonald, Starbuck,…
3.1.4 Môi trường công nghệ
Công nghệ 4.0 đã thay đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp và xã hội. Hiện tại nhiều ứng dụng quản lý nâng cao giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát và phát triển ổn định, ngoài ra thương mại điện tử giúp doanh nghiệp phát triển các hình thức như B2B , B2C. Và mới nhất là sự phát triển của AI rất triển vọng và có thể dự đoán rằng sau này một vài ngành nghề sẽ không cần nhân lực nữa, họ sẽ sử dụng AI để gia tăng năng suất và cải thiện độ chính xác trong chất lượng.
Năm 2024 thời đại của AI, trí tuệ nhân tạo được dự báo sẽ thâm nhập vào cuộc sống của chúng ta nhiều hơn nữa. AI thúc đẩy kinh tế số Việt Nam, AI tạo sinh đang diễn ra ở nhiều ngành công nghiệp như thanh toán số, dịch vụ tài chính, quản trị doanh nghiệp, tiếp thị, luật, y tế, an ninh,…
Xu hướng trải nghiệm thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR). Người tiêu dùng tham gia trải nghiệm mua sắm ảo, nơi họ có thể thử sản phẩm, tương tác với người bán và người tiêu dùng khác thông qua các ứng dụng, nền tảng trực tuyến.
Việc công nghệ phát triển cũng giúp cho khách hàng có nhiều sự tiện lợi hơn và mở ra nhiều sự phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ, khi chưa có cửa hàng cố định, hình thức mua sắm online là sự “cứu rỗi” cho các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Ngoài ra internet cũng đã giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hợp tác với các đối tác nước ngoài mà không cần trực tiếp gặp mặt họ, thông qua các hình thức online meeting và facetime. Và với thời đại hiện tại hầu hết tất cả người dân đều có trong tay mình một chiếc điện thoại smartphone hay laptop. Tuy nhiên mối nguy hiểm nhất trong thời đại công nghệ này chính là MỐI ĐE DỌA AN NINH MẠNG GIA TĂNG Các cuộc tấn công mạng đang gia tăng và khi nhiều doanh nghiệp chuyển sang kỹ thuật số. Do đó, nó trở nên hấp dẫn với tội phạm mạng muốn đánh cắp dữ liệu với mục đích tống tiền hoặc xâm phạm những thông tin cá nhân bảo mật. Ngoài những rủi ro đó, sự xuất hiện của điện toán lượng tử có thể khiến các hệ thống bảo mật hiện tại trở nên lỗi thời. Tính toán lượng tử tăng tốc độ phân tích nhân tử số nguyên tố, đã làm cho các cuộc tấn công chống lại mật mã hiệu quả hơn Công nghệ 5G bắt đầu được triển khai thương mại cách đây bốn năm, nhưng ở nhiều quốc gia, 5G vẫn chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm. Hiện tại ở Việt Nam chính phủ đã thực hiện chủ trương ngừng sử dụng điện thoại 2G tại các trung tâm thành phố, đô thị lớn.
27 | P a g e Theo giới chuyên gia trong năm 2024, 5G mới được triển khai rộng hơn, trở thành chuẩn kết nối chính cho người dùng. Điều này mở ra cánh cửa rộng lớn cho các ứng dụng Internet kết nối vạn vật , nơi hàng tỷ thiết bị sẽ giao tiếp với nhau tốc độ cực cao, thúc đẩy sự phát triển nở rộ của nhà thông minh, xe tự lái.
3.1.5 Môi trường tự nhiên
Những năm gần đây khí hậu tại Việt Nam có nhiều sự biến động, khiến cho việc sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt gặp nhiều khó khăn. Tình trạng khí hậu biến đổi bất thường, hạn hán kéo dài, mưa trái mùa vụ, gần nhất là bão lũ tại khu vực miền Trung, và tình trạng sâu bệnh ở các cây công nghiệp cũng xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Tất cả làm ảnh hưởng đến năng suất và sự tăng trưởng của các vùng nguyên liệu.
Theo các chuyên giá, các yếu tố khí tượng sẽ khiến năm 2024 có nhiệt độ trung bình hằng năm sẽ cao hơn 1,5 độ C, khối lượng phát thải khí nhà kính, hiện tượng khí hậu EL Nino bắt đầu vào mùa xuân năm 2023 và vụ phun trào núi lửa Tonga ở Thái Bình Dương, đã bắt đầu từ đầu năm 2022, nhưng ảnh hưởng của nó cho đến nay vẫn còn được cảm nhận, đặc biệt lượng hơi nước khổng lồ thoát ra.
Chính phủ đã ký kết COP 26 cam kết net zero bằng 0 vào năm 2050 vì vậy chính phủ chủ trương kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp xanh, sản xuất xanh, tiêu dùng xanh.
Ngoài ra vì sự ảnh hưởng nghiêm trọng của khí hậu do ô nhiễm gây ra người dân Việt Nam cũng đang dần hướng tới nông nghiệp xanh, sử dụng ít các loại phân bón, hoá chất và thuốc trừ sâu trong trồng trọt, sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm.
Người dân cũng dần ngưng việc sử dụng bao ni lông và chuyển sang sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi trường. Chính phủ Việt Nam đã cam kết giảm lượng khí thải để đạt mức 0 vào năm 2050. Để đạt được điều đó, các công ty cần sản xuất ra những sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường.
Kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng phát triển hiện nay của thế giới, không chỉ vì mục tiêu môi trường, mà còn vì mục tiêu kinh tế. Kinh tế tuần hoàn hướng tới việc thiết kế lại toàn bộ hệ thống, quy trình sản xuất sao cho sử dụng hiệu quả nhất tài nguyên và chất thải tạo ra có thể tái sử dụng.
Kinh tế tuần hoàn là một phương thức để nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc tiết kiệm tài nguyên, sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn và đồng thời mở ra những cơ hội mới.
Kinh tế tuần hoàn không có nghĩa là hy sinh kinh tế để bảo vệ môi trường mà là mô hình hướng tới mục tiêu kép, vừa bảo vệ môi trường, vừa phát triển kinh tế.