CÁC THỂ LOẠI VÀ HÌNH THỨC ÂM NHẠC

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ÂM NHẠC DÀNH CHO HỌC VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC HỆ ĐÀO TẠO TẠI CHỨC VÀ TỪ XA (TÁI BẢN) (Trang 86 - 90)

Các tác phẩm âm nhạc tuy nội dung hết sức đa đạng song cũng có những nét giống nhau về phương thức biểu hiện, vẻ mốt quan hệ với hiện thực.

Không cần biết sâu về âm nhạc, chúng ta cũng có thể phân biệt được dễ dàng một bài hát ru với một hành khúc, một bài ca cách mạng với một điệu vũ khúc v.v... Thể loại âm nhạc chính là khái niệm để chỉ các dạng, các loại hình tác phẩm khác nhau của âm nhạc.

Giống như các loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc cũng rất phong phú vẻ thể loại. Nếu như văn học có các loại thơ (tự sự, trữ tình, trào phúng) các loại kí sự, truyện ngắn, tiểu thuyết thì trong âm nhạc có: hát ru, ca khúc trữ tình, vũ khúc, hợp xướng, prề luýt, êtuyt v.v...

Xét về mặt đặc tính biển diễn chúng ta có thể chia các loại tác phẩm âm ÂN nhạc thành những nhóm sau:

- Âm nhạc dân gian truyền miệng.

- Âm nhạc sinh hoạt giải trí (đơn ca, độc tấu, nhạc nhẹ, nhạc gia (Jazz)).

- Âm nhạc thính phòng.

- Âm nhạc giao hưởng.

- Âm nhạc hợp xướng.

- Âm nhạc sân khấu (nhạc cho balê, ôpêra, ôpêret....).

Song cũng có thể chia một cách đơn giản hơn thành hai nhóm lớn: nhạc hát (còn gọt là thanh nhạc, viết cho giọng hát) và nhạc đàn (còn gọi là khí nhạc, viết cho nhạc cụ diễn tấu).

a. Các loại nhạc hát

Nhạc hát là loạt hình lâu đời nhất của nghệ thuật âm nhạc. Nó xuất hiện cùng với tiêng nói của loài người. Thời kì đầu, có thể chỉ là một tiếng hú gọi đàn của người chăn cừu, một hiệu lệnh của người đi săn hay một tiếng hò trong lao động, sau này nó trở thành bài ca lao động và cùng với sự phát triển của xã hội, các dạng bài ca phong phú khác dần dần được hình thành. Mọi hình thức ca hát từ điệu hò đơn giản, mộc mạc nhất đến những sáng tác lớn phức tạp đều gắn kiển với ngôn từ, do vậy nó là loại hình dễ hiểu với tất cả

mọi người. Phương tiện để thể hiện các bài ca tuy rất đơn giản, chỉ là giọng người song nó rất phong phú về mặt nghệ thuật, kĩ thuật biểu hiện. Ví dụ:

cách thể hiện một bài hát ru mềm mại, ngọt ngào hoàn toàn khác với một hành khúc hùng mạnh, khoẻ khoán. Một bản aria đòi hỏi kĩ thuật hát khác với ca khúc thông thường và càng xa lạ với dân ca v.V...

Thể loại nhạc hát bao gồm:

- Hát ru - Hành khúc

- Ca khúc quần chúng - Ca khúc nghệ thuật

- Arla (ca khúc trong ca kịch) - Hợp xướng

- Thanh xướng kịch (ôratôriơ) - Ca kịch (ôpêra)

Các tác phẩm nhạc hát thường đòi hỏi nhạc đệm, song cũng có những bài không cần nhạc đệm mà hiệu quả vẫn rất tôt gọi là a-ca-pe-la. Ví dụ: Hợp xướng không nhạc đệm Trống cơm ( Đỗ Dũng phối âm).

b. Các thể loại nhạc đàn

Nhạc đần xuất hiện muộn hơn nhạc hát. Từ thời Trung cổ, ở châu Âu nhạc

đàn đã phục vụ đắc lực cho nhứng sinh hoạt thường ngày trong đời sống nhân dân đô thị như các cuộc diễu hành, các nghi lễ an táng, cá vũ hội... Với tính năng đa dạng của các nhạc cụ, nhạc đàn có thể chuyển tải các nội dung vô cùng phong phú từ một niềm vui , nỗi buồn nho nhỏ, một tình cảm riêng tư, đơn lẻ gửi gắm trong ca khúc không lời, các bản nhạc chiều, dạ khúc, chỉ cần một vài người đàn, đến những tình cảm lớn lao của cả một lớp người như những bức tranh hoành tráng thể hiện qua giao hưởng, công xéc tô đòi hỏi hàng trăm nhạc cụ, hàng trãm nhạc công diễn tấu.

Dù nhỏ, dù lớn, nhạc đàn là thể loại thể hiện nội dung hoàn toàn bằng âm thanh, không có sự hỗ trợ của lời ca nên khó hiểu hơn nhạc hát và đòi hỏi người nghe phải có sự nghiên cứu, học tập mới tiếp thụ được.

Có thể nêu một số loại tác phẩm trong nhạc đàn như sau:

+ Tác phẩm nhỏ:

86

- Ca khúc không lời - Sẽ rê nát (nhạc chiều) - Nôc tuyếc (dạ khúc) - Ba lat.

Có tính chất trữ tình, bắt nguồn từ nhạc hát - Ê-tuýt: mang tính chất bài tập

- Tốc-ca-ta: đòi hỏi kĩ thuật diễn tấu - Prê-luýt (khúc dạo đầu)

- Khúc tuỳ hứng: mang tính chất ngẫu hứng - Skec-đô: mang tính chất hài hước

- Rap-xô-di: tính chất phóng tác v.v...

+ Tác phẩm lớn:

- Xô-nát - Công xéc tô - Giao hưởng...

Với nền âm nhạc Việt Nam, chúng ta có thể phân chia theo thời gian thành hai mảng chính: nhạc dân gian cổ truyền và nhạc mới. Nhạc mới có đầy đủ các thể loại đã được trình bày ở trên. Riêng đối với ca nhạc dân gian cổ truyền, có các loại sau:

a, Ca nhạc dân gian gắn với:

- Sinh hoạt đời thường (hát ru, giao duyên, lao động) - Nghi lẽ.

b. Ca nhạc thính phòng (ả đào, ca Huế, ca nhạc tài tử...).

e. Kịch hát, kịch múa (tưông, chèo, cải lương, ca kịch Huế, bài chòi...).

d. Ca nhạc cung đình (đại nhạc, tiểu nhạc, ca nhạc cho múa cung đình....).

2. HÌNH THÚC ÂM NHẠC

Cũng như mọi loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc có cấu trúc của nó. Nếu như văn học, cũng là loại hình nghệ thuật thời gian như âm nhạc, có những

chữ, những vần, những từ, những câu, đoạn để viết thành bài văn thì âm nhạc cũng có những nốt, những phách, mô típ, tiết nhạc v.v...tạo thành câu, đoạn và toàn bộ tác phẩm. Cấu trúc chính là hình thức âm nhạc, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất. Nó có thể là những yếu tố cấu thành đơn giản nhất như:

- Mô-típ (động cơ)

Ví dụ: Mô-típ trong giao hưởng số 5 của Bet tô ven

£>===—==—_=-

- Tiết nhạc - Câu nhạc - Đoạn nhạc

Gơ - xơ - 0i (chiều 0ề)

Dân ca BẢ-NA

Câu 1

Ơ đổi ơi, nắng chiêu đã xuống rải

Câu 2

đổi ơi, chiều xuống dân — núi

Ta

đổi ơi, đìần chữừn về tổ

TC Đoạn

nhạc ——————————]

Câu 3

xây dựng thành những kiểu, dạng lớn như:

88

- Hình thức I đoạn đơn (Ví dụ: phần lớn các bản nhạc thiếu nhi (Tiếng Chích Choè của Hoàng Long — Hoa nở bốn mùa của Việt Phương), các bài dân ca...).

Hình thức 2 đoạn đơn (Ví dụ: ®&eo vang bình mình, Thiếu nhì thế giới liên hoan của Lưu Hữu Phước, Khúc quân hành của Diệp Minh Tuyển).

- Hình thức 3 đoạn đơn (Ví dụ: Ca ngợi Võ Thị Sáu của Nguyễn Đức Toàn, Em là bông hồng nhỏ của Trịng Công Sơn).

- Hình thức 2, 3 đoạn phức: A B A - Hình thức Rông đô:A BA CA D...

- Hình thức biến tấu: A AI A2 A43 (nhắc lại chủ đề có biến đổi)

- Hình thức Xô-nát (nhiều chủ đề được trình bày, phát triển rồi tái hiện).

Những tác phẩm âm nhạc, từ những câu hò mộc mạc giản dị của nhạc hát đến những bản giáo hưởng đồ sộ, phức tạp của nhạc đàn đều được xây dựng trên những hình thức nhất định. Nội dung nhỏ thì hình thức nhỏ, đễ nhớ tác phẩm.

Chúng ta đã từng phân tích các tác phẩm văn học để hiểu nó sâu sắc thêm.

Giờ đây chúng ta cũng tìm cách phân tích các tác phẩm âm nhạc để hiểu được nó. Thể loại và hình thức âm nhạc chính là công cụ giúp ta làm việc đó. Nó sẽ là cánh cửa mở cho ta lối đi vào thế giới âm nhạc đầy thú vị.

BÀI 23

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ÂM NHẠC DÀNH CHO HỌC VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC HỆ ĐÀO TẠO TẠI CHỨC VÀ TỪ XA (TÁI BẢN) (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(205 trang)