Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Một phần của tài liệu CAU HOI TN LICH SU 11 PHONG PHU HON (Trang 29 - 33)

A. Mâu thuẫn giữa Đức và Pháp B. Mâu thuẫn giữa Đức và Anh

C. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề kinh tế

Câu 2. Nước đế quốc nào được coi là hung hăng nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?

A. Anh B. Đức C. Pháp D. Nhật Bản

Câu 3. Năm 1882, phe Liên minh thành lập bao gồm những nước đế quốc nào?

A. Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a B. Anh, Pháp, Nga C. Anh, Pháp, Mĩ

D. Đức, Áo-Hun, Nhật Bản

Câu 4. Đức tuyên chiến với Nga khi nào?

A. 28/7/1914 B. 1/8/1914 C. 3/8/1914 D. 4/8/1914

Câu 5. Năm 1915, mục tiêu lớn nhất của quân Đức trên chiến trường là gì?

A. Tiêu diệt quân chủ lực Pháp B. Phong tỏa, cô lập Anh C. Tiêu diệt quân Nga D. Độc chiếm Bỉ

Câu 6. Quân Đức, Áo-Hung chuyển từ thể chủ động sang phòng ngự bắt đầu từ khi nào?

A. 1915 B. 1916 C. 1917 D. 1918

Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu sự thay đổi tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đức tấn công Véc-đooong (1916) B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) C. Mĩ tuyên chiến với Đức (1917) D. Đức kí hiệp định đầu hàng (1918)

Câu 8. Mĩ chính thức đưa quân đổ bộ vào châu Âu tham chiến khi nào?

A. 4/1917 B. 7/1917 C. 4/1918 D. 7/1918

Câu 9. Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại hậu quả gì đối với châu Âu?

A. 10 triệu người chết B. 20 triệu người bị thương C. Nền kinh tế bị kiệt quệ

D. Trở thành con nợ của Nhật Bản

Câu 10. Phe Hiệp ước ra đời trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước nào?

A. Mĩ - Nga

B. Pháp - Nga, Anh - Pháp và Nga - Anh

C. Anh - Pháp - Nhật Bản D. Anh - Pháp - I-ta-li-a

Câu 11. Kết cục chiến tranh, thắng lợi nghiêng về phe nào?

A. Tư bản chủ nghĩa B. Xã hội chủ nghĩa C. Hiệp ước D. Liên minh

Câu 12. Sự kiện nổi bật nhất của tình hình thế giới những năm 1914 - 1918 là A. hội nghị Vécxai khai mạc tại Pháp

B. hội nghị Oa-sinh-tơn tổ chức tại Mĩ C. cách mạng tháng Mười Nga thành công

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ và kết thúc

Câu 13. Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Chính sách huấn luyện quân đội B. Hệ thống thuộc địa không đồng đều

C. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản D. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao

Câu 14. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc "già" và các nước đế quốc "trẻ" cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX tập trung ở

A. vấn đề vũ khí B. vấn đề thuộc địa C. việc phát triển kinh tế

D. chính sách huấn luyện quân đội

Câu 15. Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. liên minh với các nước đế quốc B. gây chiến với các nước đế quốc

C. chủ động đàm phán với các nước đế quốc D. tiến hành các cuộc chiến tranh giành thuộc địa

Câu 16. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) là do A. mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội

B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa C. mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân D. Thái tử Áo - Hung bị một phần từ yêu nước Xéc-bi ám sát Câu 17. Sự kiện nổi bật nhất của tình hình châu Âu đầu thế kỉ XIX là

A. nhiều đảng phái chính trị thành lập

B. đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau C. chiến tranh bùng nổ ở nhiều khu vực trên thế giới

D. giai cấp công nhân giành được quyền lãnh đạo cách mạng

Câu 18. Biến động có ảnh hưởng to lớn đến thế giới cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là A. sự bùng nổ các cuộc chiến tranh giành thuộc địa

B. các đế quốc trẻ (Mĩ, Đức, Nhật) hình thành "trục" đế quốc C. các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa D. phong trào giải phóng dân tộc phát triển rộng khắp thế giới Câu 19. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

1.Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha 2. Chiến tranh Trung - Nhật 3. Chiến tranh Anh - Booo 4. Chiến tranh Nga - Nhật

A. 1, 2, 3, 4 B. 4, 2, 3, 1 C. 2, 1, 3, 4

D. 3, 2, 1, 4

Câu 20. Đức là nước hung hăng nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX vì A. có lực lượng quân đội trung thành

B. tự tin có thể chiến thắng các đế quốc C. có nhiều tướng giỏi được huấn luyện đầy đủ D. có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng ít thuộc địa

Câu 21. Ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, dấu hiệu nào chứng tỏ quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng?

A. Sự hình thành các khối, các liên minh chính trị B. Sự hình thành các khối, các liên minh kinh tế C. Sự hình thành các khối, các liên minh quân sự D. Sự tập trung lực lượng ở biên giới của nhau

Câu 22. Quan hệ quốc tế và châu Âu, đặc biệt là giữa các nước đế quốc đầu thế kỉ XX ngày càng căng thẳng vì A. các nước đế quốc muốn kiềm chế nước Đức

B. thái độ của Đức muốn gây chiến tranh giành thuộc địa C. Đức muốn nắm quyền giải quyết vấn đề châu Âu và thế giới D. các nước đế quốc bất đồng trong giải quyết xung đột thế giới

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mục đích của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) ở đầu thế kỉ XX?

A. Đều tăng cường chạy đua vũ trang để chuẩn bị chiến tranh B. Đều ủng hộ khối đoàn kết toàn dân, đem lại quyền lợi cho họ C. Đều muốn nhanh chóng chiếm được nhiều thuộc địa của nhau D. Đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau

Câu 24. Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đánh lâu dài để giữ gìn lực lượng B. Tấn công thẳng vào các nước đế quốc C. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán D. Đánh nhanh, thắng nhanh; đánh chớp nhoáng

Câu 25. Mục đích chính của Đức khi tấn công vào các nước đồng minh của phe Hiệp ước là A. phô trương sức mạnh của Đức

B. thăm dò thái độ của các nước đế quốc

C. thăm dò thái độ của đồng minh các nước đế quốc D. thăm dò sức mạnh của đồng minh các nước đế quốc

Câu 26. Mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Tây để A. dự định nhanh chóng đánh bại Ba Lan, rồi quay sang tấn công Nga

B. dự định nhanh chóng đánh bại Pháp, rồi quay sang tấn công Nga C. dự định nhanh chóng đánh bại Anh, rồi quay sang tấn công Nga D. dự định nhanh chóng đánh bại Bỉ, rồi quay sang tấn công Nga

Câu 27. Sự kiện nào đã phá tan kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của quân Đức trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Nga tấn công Đông Phổ, Đức buộc phải điều quân chống lại Nga B. Đức dồn binh lực sang mặt trận phía Đông, Áo - Hung tấn công Nga C. Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển để nhận tiếp viện của quân Anh D. Pháp giành thắng lợi trên sông Mai-nơ, Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu

Câu 28. Năm 1915 đánh dấu hai bên tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất cùng có quyết định quan trọng nào?

A. Thực hiện lệnh tổng động viên nhân dân ủng hộ cuộc chiến B. Thỏa hiệp giải quyết cuộc chiến bằng con đường ngoại giao C. Sử dụng những chiến lược, chiến thuật mới để tiêu diệt lẫn nhau D. Sử dụng các phương tiện chiến tranh mới: xe tăng, tàu ngầm, hơi độc

Câu 29. Cuối năm 1916, cục diện cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự thay đổi quan trọng nào?

A. I-ta-li-a rời khỏi phe Liên minh

B. Quân chủ lực Pháp giữ vững thành Véc-ddooong C. Phe Liên minh Đức, Áo - Hung mất quyền chủ động

D. Quân Đức chuyển trọng tâm hoạt động sang mặt trận phía Tây

Câu 30. Cuộc cách mạng nào dưới đây không diễn ra trong giai đoạn hai của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Cách mạng tháng Mười Một ở Đức

B. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai ở Nga C. Cách mạng tháng Mười Một ở Áo - Hung D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ở Nga

Một phần của tài liệu CAU HOI TN LICH SU 11 PHONG PHU HON (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w