Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh Thế giới (1918 - 1939)

Một phần của tài liệu CAU HOI TN LICH SU 11 PHONG PHU HON (Trang 57 - 62)

Câu 1. Đặc trưng cơ bản về tình hình chính trị ở các nước Đông Nam Á trong những thập niên đầu thế kỉ XX là:

A. Chính quyền thực dân nắm toàn bộ quyền hành.

B. Toàn bộ quyền lực nhà nước nằm trong tay giai cấp thống trị bản xứ.

C. Giai cấp thống trị bản xứ có quyền hành tuyệt đối về ngoại giao.

D. Chính quyền thực dân chỉ khống chế về mặt quân sự.

Câu 2. Trong những thập niên đầu thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á bị cuốn vào hệ thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản thế giới như thế nào?

A. Kinh tế phát triển mạnh mẽ theo hướng tư bản chủ nghĩa.

B. Kinh tế hội nhập với các nước tư bản chủ nghĩa.

C. Trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa và là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước tư bản chủ nghĩa.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 3. Chuyển biến về mặt xã hội ở các nước Đông Nam Á trong những thập niên đầu thế kỉ XX là:

A. sự phân hóa giàu – nghèo diễn ra mạnh mẽ.

B. sự phân hóa giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc.Giai cấp tư sản, giai cấp vô sản xuất hiện và ngày càng trưởng thành.

C. sự phân phối lợi ích kinh tế không công bằng giữa các giai cấp.

D. giai cấp công nhân trở thành lực lượng chiếm đa số trong xã hội.

Câu 4. Điểm nổi bật trong hoạt động chính trị của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. A. đấu tranh đòi những quyền lợi kinh tế.

B. B. đòi quyền tự chủ về chính trị, quyền tự do trong kinh doanh.

C. C. đòi thi hành những cải cách dân chủ.

D. D. đấu tranh đòi nới rộng quyền tự do kinh doanh và được tham gia trong một số cơ quan nhà nước.

Câu 5. Yếu tố gây tác động lớn đến toàn bộ nền kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. có sự liên minh giữa giai cấp vô sản và giai cấp nông dân.

B. chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây.

C. hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.

Câu 6. Nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. có sự liên minh giữa giai cấp vô sản và giai cấp nông dân.

B. kiên quyết từ bỏ con đường cải lương.

C. đã thành lập được các tổ chức chính đảng tư sản có mục tiêu giành độc lập dân tộc rõ ràng.

D. chỉ tập trung đấu tranh đòi quyền lợi chính trị.

Câu 7. Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á đã xuất hiện và phát triển một xu hướng mới là:

A. Xu hướng tư sản.

B. Xu hướng cải cách.

C. Xu hướng bạo động.

D. Xu hướng vô sản.

Câu 8. Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Chỉ có xu hướng tư sản.

B. Tồn tại và phát triển song song hai xu hướng tư sản và vô sản.

C. Xu hướng vô sản D. Xu hướng cải cách.

Câu 9. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. khai trí để trấn hưng quốc gia.

B. đòi quyền tự do trong kinh doanh.

C. giành độc lập dân tộc.

D. đòi các quyền dân sinh dân chủ.

Câu 10. Đảng Cộng sản được thành lập đầu tiên ở Đông Nam Á là ? A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a C. Đảng Cộng sản Phi-líp-pin D. Đảng Cộng sản Miến Điện.

Câu 11. Trong năm 1930, Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở các nước nào thuộc Đông Nam Á?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Mã lai, Xiêm, Phi-líp-pin B. Đảng Cộng sản Việt Nam, Xiêm, In-đô-nê-xi-a

C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Lào, Campuchia, Inđônêxia.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Xingapo, Philíppin.

Câu 12. Phong trào đấu tranh của giai cấp nào diễn ra sôi nổi ở Inđônêxia trong những năm 1920- 1925?

A. Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc.

B. Tư sản dân tộc, tiểu tư sản.

C. Công nhân, nông dân

D. Công nhân, nông dân , tiểu tư sản.

Câu 13. Phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia từ 1920 đến năm 1927 dưới sự lãnh đạo của:

A. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a B. Đảng Dân tộc.

C. Liên minh chính trị Inđônêxia.

D. Liên minh xã hội dân chủ.

Câu 14. Đảng Cộng sản Inđônêxia được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 2/ 1925.

B. Tháng 5/ 1925.

C. Tháng 7/ 1925.

D. Tháng 5/ 1920.

Câu 15. Từ năm 1927 quyền lãnh đạo cách mạng ở Inđônêxia chuyển vào tay tổ chức, giai cấp nào?

A. Đảng Dân tộc của giai cấp tư sản.

B. Đảng bảo thủ của giai cấp tư sản dân tộc.

C. Đảng Cộng sản của giai cấp vô sản.

D. Đảng bảo thủ của giai cấp tiểu tư sản.

Câu 16. Tháng 12 năm 1939 những người cộng sản đã kết hợp với Đảng Inđônêxia thành lập tổ chức nào?

A. Mặt trận dân tộc thống nhất Inđônêxia.

B. Liên minh chính trị Inđônêxia.

C. Liên minh dân tộc Inđônêxia.

D. Mặt trận dân chủ Inđônêxia.

Câu 17. Chủ trương đường lối đấu tranh của Đảng Dân tộc Inđônêxia là:

A. vận động nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

B. giành độc lập bằng biện pháp hòa bình và bằng phong trào bất hợp tác.

C. đòi thực dân Anh thi hành những cải cách chính trị, kinh tế.

D. kết hợp hai xu hướng bạo lực và cải cách để giành chính quyền

Câu 18. Đảng Dân tộc đã nhanh chóng giành được uy tín chính trị và trở thành lực lượng dẫn dắt phong trào giải phóng dân tộc ở Inđônêxia vì:

A. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a bị suy yếu, không thể hoạt động được.

B. nó có chủ trương, đường lối đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và điều kiện cụ thể của Inđônêxia.

C. đa số đảng viên của Đảng Dân tộc là nhân dân lao động.

D. được sự đồng tình và ủng hộ tích cực của những người cộng sản.

Câu 19. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia sau chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi là do:

A. phong trào mang tính tự phát, phân tán và chưa có một tổ chức, lực lượng lãnh đạo đủ khả năng để đưa phong trào đi lên.

B. không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.

C. nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết.

D. sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào.

Câu 20. Trong nửa đầu thập niên 30 thế kỉ XX, một sự kiện đánh dấu phong trào cách mạng Lào và Campuchia chuyển sang một thời kì mới là:

A. chính quyền xô viết được thành lập ở Nghệ- Tĩnh . B. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thành lập.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời.

D. Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia thành lập.

Câu 21. Nguyên nhân bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nông dân Mã Lai vào đầu thế kỉ XX là do:

A. Đảng Cộng sản Mã Lai ra đời, lãnh đạo đấu tranh.

B. số người chết đói ở Mã Lai ngày một tăng.

C. Ách thống trị, bóc lột nặng nề của thực dân Anh làm cho đời sống nông dân khó khăn, nợ nần chồng chất.

D. Hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra.

Câu 22. Tổ chức “ Đại hội toàn Mã Lai” là tổ chức chính trị của:

A. Toàn thể dân tộc Mã Lai.

B. Giai cấp nông dân Mã Lai bản địa.

C. Giai cấp tư sản dân tộc Mã Lai.

D. Tầng lớp trí thức cấp tiến Mã Lai.

Câu 23. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Mã Lai là:

A. Đòi quyền tự do dân chủ về chính trị.

B. Đòi dùng tiếng Mã Lai trong nhà trường và tự do kinh doanh.

C. Đòi cải cách quy chế đại học.

D. Đòi thủ tiêu các tàn tích phong kiến.

Câu 24. Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân Mã Lai chống bọn thực dân nào?

A. Thực dân Pháp.

B. Thực dân Tây Ban Nha.

C. Thực dân Bồ Đào Nha.

D. Thực dân Anh.

Câu 25. Đảng Cộng sản Mã Lai được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 6 năm 1930.

B. Tháng 7 năm 1930.

C. Tháng 4 năm 1930.

D. Tháng 2 năm 1930.

Câu 26. Biểu hiện sự phát triển của phong trào công nhân Mã Lai trong những năm 20 của thế kỉ XX là:

A. Đảng Cộng sản Mã Lai ra đời.

B. Chủ nghĩa Mac-Lênin được truyền bá rộng rãi.

C. Ủy ban cách mạng Cô-manh-đan được thành lập và các nhóm mác xít , nghiệp đoàn dân chủ ra đời.

D. Công nhân đấu tranh đòi thành lập nền chuyên chính vô sản.

Câu 27. Những năm đầu thế kỉ XX đã diễn ra những cuộc nổi dậy của các giai cấp và tầng lớp nào ở Miến Điện chống thực dân Anh?

A. Nông dân, công nhân nông nghiệp và binh lính.

B. Nông dân, tư sản, thợ thủ công.

C. Công nhân, học sinh.

D. Công nhân, thợ thủ công.

Câu 28. Nội dung nào sau đây không đúng với mục tiêu đấu tranh của phong trào tha-kin ở Miến Điện trong thập niên 30 của thế kỉ XX?

A. Đòi độc lập dân tộc.

B. Đòi cải cách cải cách quy chế đại học, thành lập trường đại học riêng cho Miến Điện.

C. Đòi tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ.

D. Đòi quyền tự do dân chủ.

Câu 29. Đặc điểm chung của phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện trong những năm 1918-1939 là:

A. Do giai cấp vô sản lãnh đạo với mục tiêu đấu tranh phong phú.

B. Do các tầng lớp trí thức giữ vai trò lãnh đạo.

C. Do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo với các hình thức đấu tranh hòa bình.

D. Chịu ảnh hưởng rất lớn của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga.

Câu 30. Chủ trương của Priđi Phanômiông - người lãnh đạo cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm là:

A. Xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội theo hướng tư sản.

B. Xóa bỏ chế độ quân chủ Ra- ma VII và thiết lập nền cộng hòa tư sản.

C. Đòi Anh và Pháp công nhận nền độc lập trọn vẹn của Xiêm.

D. Xóa bỏ nhà nước quân chủ và thành lập nhà nước Xô- Viết.

Câu 31. Nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm là:

A. Do ách thống trị quá nặng nề của Anh và Pháp.

B. Do đời sống của nhân dân lao động không được cải thiện, mâu thuẫn xã hội gay gắt.

C. Chế độ quân chủ Ra-ma VII đã hạn chế sự phát triển kinh doanh cuả giai cấp tư sản.

D. Sự bất mãn ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân đối với chế độ quân chủ Rama VII..

Câu 32. Tính chất của cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm là:

A. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

B. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Cuộc cách mạng tư sản triệt để.

D. Cuộc cách mạng tư sản nhưng được thực hiện nửa vời, không triệt để.

Câu 33. Phong trào độc lập ở In-đô-nê-xi-a từ năm 1927 đã diễn ra bằng biện pháp nào?

A. Bạo lực cách mạng

B. Khủng bố và ám sát cá nhân C. Hòa bình, bất hợp tác với kẻ thù

D. Kết hợp bạo lực cách mạng với đấu tranh chính trị hòa bình

Câu 34. Trong thập niên 20 - 30 của thế kỉ XX, những nước nào dưới đây chưa thành lập Đảng Cộng sản?

A. Việt Nam và In-đô-nê-xi-a B. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin C. Mã Lai và Xiêm

D. Lào và Cam-pu-chia

Câu 35. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân Lào và Cam-pu-chia bùng lên mạnh mẽ?

A. Để phản đối chính sách chia để trị của thực dân Pháp B. Để phản đối chính sách bắt lính của thực dân Pháp

C. Để phản đối chính sách thuế và độc quyền của thực dân Pháp

D. Do chính sách thống trị tàn bạo và bóc lột nặng nề của thực dân Pháp

Câu 36. Cuộc đấu tranh nào dưới đây không nằm trong phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Lào và Cam-pu- chia trong thời gian 1918 - 1939?

A. Khởi nghĩa của Ong Kẹp và Com-ma-đam

B. Phong trào bất hợp tác, không đóng thuế và tẩy chay hàng hóa C. Khởi nghĩa Châu Pa-chay

D. Phong trào chống thuế và đấu tranh vũ trang ở Công-pông Chơ-năng

Câu 37. Lực lượng xã hội nào ở Mã Lai đấu tranh chống thực dân Anh bằng phương pháp hòa bình trong những năm 1918 - 1939?

A. Giai cấp tư sản B. Giai cấp công nhân

C. Nông dân người Mã Lai bản đia

D. Nông dân người Mã Lai gốc Hoa và gốc Ấn

Câu 38. Miến Điện tách khỏi Ấn Độ thuộc Anh năm 1937 là kết quả của phong trào đấu tranh nào?

A. Phong trào công nhân B. Phong trào nông dân C. Phong trào tư sản dân tộc D. Phong trào Tha-kin

Câu 39. Người lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ chế độ chuyên chế ở Xiêm năm 1932 là ai?

A. Ra-ma VII B. Ốt-ta-ma

C. Pri-đi Pha-nô-mi-ông D. Ác-mét Xu-các-nô

Câu 40. Kết quả của cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm là gì?

A. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế B. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến C. Thiết lập chế độ độc tài quân sự D. Thiết lập chế độ cộng hòa

Một phần của tài liệu CAU HOI TN LICH SU 11 PHONG PHU HON (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w