Học sinh tự kiểm tra và chỉnh sửa những hạn chế khi nói và nghe như sau:
- Người nói: So với yêu cầu của người nói, em đã đạt được những điều gì?
Em cần thay đổi điều gì trong bài nói đó?
- Người nghe: So với yêu cầu của người nghe, em đã đạt được những gì? Em thấy bài kể của bạn có thuyết phục không? Vì sao?
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa cho cả người nói và người nghe.
- Khung tự đánh giá của người nói và người nghe trong mỗi tiết nói và nghe.
B NG T KI M TRA K N NG NÓIẢNG TỰ KIỂM TRA KỸ NĂNG NÓI Ự KIỂM TRA KỸ NĂNG NÓI ỂM TRA KỸ NĂNG NÓI Ỹ NĂNG NÓI ĂNG NÓI
Nội dung kiểm tra Tốt Khá TB Còn
hạn chế 1. Bài nói có đủ các phần mở đầu, nội
dung, kết thúc.
2. Người nói trình bày chi tiết nội dung bài nói.
3. Nội dung bài nói được sắp xếp theo trình tự logic
4. Người kể thể hiện cảm xúc, giọng kể, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ phù hợp với nội dung được kể.
5. Thái độ cầu thị với những ý kiến đóng góp của người nghe.
BẢNG TỰ KIỂM TRA KỸ NĂNG NGHE
Nội dung kiểm tra Tốt Khá TB Còn hạn chế 1. Nắm và hiểu được nội dung chính
của bài nói.
2. Đưa ra được những nhận xét được về ưu điểm, yếu tố sáng tạo trong bài nói của bạn hay điểm hạn chế của bạn.
3. Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm túc, động viên khi nghe bạn kể chuyện.
. Kết quả của sáng kiến.
Sau khi áp dụng sáng kiến vào quá trình giảng dạy môn Ngữ văn 8 tôi đã thu được một số kết quả nhất định.
Sự chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức của giáo viên và học sinh.
- Đối với giáo viên:
+ Nắm được các cách thức tổ chức hoạt động trong các tiết dạy học Nói và nghe sáng tạo phong phú, đa dạng.
+ Vận dụng có sáng tạo và hiệu quả tổ chức hoạt động trong các tiết dạy học Nói và nghe một cách sáng tạo vào các tiết dạy học Nói và nghe và tăng thêm niềm đam mê, hứng thú cho học sinh. Xây dựng được những giải pháp mang tính mới, tính sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động Nói và nghe cho học sinh.
- Đối với học sinh:
+ Phát huy được năng lực, phẩm chất của học sinh. Tăng thêm niềm đam mê, hứng thú học tập bộ môn cho các em.
+ Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập bộ môn, đặc biệt thông qua các hoạt động trong các tiết dạy học Nói và nghe.
+ Thái độ, ý thức của các em trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức cũng có những thay đổi tích cực. “Phát huy năng lực, phẩm chất học sinh qua các tiết dạy Nói và nghe trong dạy học Ngữ văn 8, bộ sách Chân trời sáng tạo theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018” không chỉ khiến các em thấy đam mê, hứng thú hơn với môn Ngữ văn, mà nó còn có sự tác động tích cực tới quá trình học các phân môn khác. Hơn thế, mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh cũng trở nên khăng khít hơn.
Sự chuyển biến trong hành động, việc làm cụ thể.
- Đối với giáo viên:
+ Tích cực, chủ động tìm tòi và vận dụng các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh.
+ Chủ động vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Ngữ văn nhằm tăng thêm niềm đam mê, hứng
thú cho các em. Qua đó, góp phần hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh trong nhà trường.
- Đối với học sinh:
Có những hành động, việc làm cụ thể như:
+ Trong mỗi tiết học, bài học, mỗi hoạt động, các em cũng hăng hái, tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong hoạt động chiếm lĩnh, chinh phục tri thức.
+ Tích cực, chủ động tham gia các tốt các nhiệm vụ mà giáo viên giao.
Bảng so sánh chất lượng khảo sát đầu năm và kết quả HKI môn Ngữ văn 8 Năm học 2023-2024
Kết quả khảo sát đầu năm – Trước tác động Tổng số
học sinh Khối 8
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
147 14 9,5 42 28,6 63 42,8 28 19
Kết quả chất lượng Học kì I – Sau tác động Tổng số
học sinh Khối 8
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
147 19 12,9 47 32 63 42,8 18 12,2 0 0
So sánh kết quả
Tăng 5
Tăng 3,4
Tăng 5
Tăng 3,4
0 0 Giả
m 10
Giả m 6,8
0 0
Qua kết quả thống kê chất lượng Học kì 1 môn Ngữ văn 8 của trường trung học cơ sở Huỳnh Thúc Kháng năm học 2023-2024 và khảo sát đầu năm, tôi nhận thấy chất lượng bộ môn Ngữ văn được nâng lên rõ rệt.
Cụ thể như sau:
+ Kết quả học sinh đạt loại khá, giỏi: Từ 38,1% lên 44,9% (Tăng 6,8%).
+ Kết quả học sinh yếu: Từ 19% giảm xuống 12,2% (Giảm 6,8%).
Đây là kết quả ngoài mong đợi, chứng tỏ các giải pháp của sáng kiến mà tôi áp dụng đã bước đầu mang lại hiệu rõ rệt.
. Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp.
- Dàn ý thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống.
- Bài nói hoàn chỉnh của học sinh trình bày trước lớp.
5.2. Khả năng áp dụng, phạm vi áp dụng sáng kiến.
Trong mục tiêu của bộ môn Ngữ văn, ngoài mục tiêu cần đạt về hệ thống tri thức thì bộ môn Ngữ văn còn hướng tới hình thành và phát triển cho học sinh rất nhiều những năng lực, phẩm chất và thái độ. Mà quan trọng hơn cả là để đạt được những mục tiêu ấy, việc tác động và hướng học sinh yêu thích, đam mê môn học là thực sự cần thiết. Hơn thế, đây là một vấn đề mà bất cứ người giáo viên đã và đang giảng dạy bộ môn Ngữ văn luôn trăn trở, tìm tòi và khát khao thực hiện.
Với bản thân là giáo viên đang trực tiếp tham gia công tác giảng dạy môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở đều có thể sử dụng sáng kiến như một kênh tham khảo góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy môn học.
Với bản thân tôi đã áp dụng sáng kiến vào việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn 8 (25 tuần) trong năm học đã góp phần tạo niềm đam mê, hứng thú cho các em và nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn 8, cũng như phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh đồng thời nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục.