Thuận lợi của Việt Nam trong phát triển hệ thống logistics quốc tế

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG LOGISTICS VIỆT NAM. PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN LOGISTICS QUỐC TẾ. ĐỀ RA CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 38 - 41)

- Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó với vị trí của nước ta là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.

- Nước ta có phần diện tích phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp biển Đông, vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Campuchia, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Thái Lan.

- Về vùng đất: Diện tích đất liền Việt Nam là 331.212 km² và vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông. Đường biên giới đất liền dài 4600km và 3200 km đường bờ biển và hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Trường Sa (tại tỉnh Khánh Hòa) và Hoàng Sa (tại thành phố Đà Nẵng)

- Về vùng biển: Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước. Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta. Vùng biển có 5 bộ phận: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Về vùng trời Việt Nam là không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

3.2. Các tuyến vận tải quan trọng đi qua Việt Nam - Các tuyến vận tải biển nội địa:

● Tuyến đường vận tải biển Bắc Nam: Là tuyến đường vận tải biến nội địa lớn nhất cả nước. Có quy mô trải dài từ Bắc vào Nam và đi qua hết các cảng biển trong nước.

● Tuyến đường vận tải biển nội địa Bắc Trung: Tuyến đường này là tuyến mà các tàu thuyền sẽ đi qua các cảng ở miền Bắc tới miền Trung.

● Một số tuyến vận tải biển nội địa khác: Từ TP HCM - Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM - Hà Nội, TP HCM - Cần Thơ, TP HCM - Nghệ An, TP HCM - Đà Nẵng,... và rất nhiều tuyến khác được hình thành đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp.

- Các tuyến vận tải biển Việt Nam - Châu Mỹ

● Tuyến vận tải đi qua kênh đào Suez: Tuyến đường có chiều dài khoảng 11600 hải lý, tàu sẽ xuất phát từ nước ta và đi tới eo biển Singapore, Malacca, rồi tới Ấn Độ Dương, sau đó vào Hồng Hải và đi qua kênh đào Suez.

● Tuyến vận tải đi qua mũi Hảo Vọng: Tuyến đường này có chiều dài khoảng 11.200 hải lý tùy cảng biển muốn tới. Tàu thuyền đi từ nước ta sẽ tới Indonesia, rồi tới eo Jakarta, sau đó vượt Ấn Độ Dương và đi đến mũi Hảo Vọng. Các tuyến tàu sẽ có thể tiếp tục đi tới Đông Mỹ, Trung Mỹ,... Tuyến đường này thường có ít tàu nên tốc độ di chuyển khá nhanh.

● Tuyến đường vận tải biển qua kênh Panama: Tàu đi từ nước ta sẽ có độ dài khoảng 10.000 hải lý nếu đến Châu Mỹ qua kênh Panama. Hoặc 10.850 hải lý nếu đi đến Cuba. Tuyến đường này, tàu sẽ chạy qua Philippines, đi qua Thái Bình Dương và tới kênh đào Panama.

- Các tuyến đường biển Việt Nam - Châu Âu

● Đây là một trong các tuyến đường vận tải biển dài nhất ở nước ta. Tuyến đường này thường chịu rất nhiều ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu do Châu Á và Châu Âu thuộc hai vùng khác biệt.

● Đây là một tuyến đường biển đi qua nhiều quốc gia xuất phát từ Việt Nam.

Tàu sẽ di chuyển trên biển ghé thăm các trạm dừng ở Singapore để nạp nhiên liệu và làm các thủ tục cần thiết. Sau đó, tàu sẽ đi qua quần đảo ở Malaysia và qua Ấn Độ Dương để tới biển Đỏ. Đi qua kênh đào Suez tới Địa Trung Hải.

Và từ đó đi tới các nước như Pháp, Ý, Bulgaria,… Ngoài ra, tàu có thể sẽ đi qua eo biển Istanbul và đi vào các cảng như Vanca,… Cũng có thể tàu sẽ đi theo eo biển Cabrera sang Đại Tây Dương để tới các quốc gia Bắc Âu.

- Tuyến đường Việt Nam - Hồng Kông - Nhật Bản

● Tuyến đường này có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi. Nếu tàu đi từ cảng Hải Phòng sẽ cần đi qua eo biển Hải Nam thêm khoảng 180 hải lý để tới Hồng Kông. Sau đó tàu sẽ đi tới các cảng biển ở Nhật Bản.

- Nêu các lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, bao gồm chi phí lao động thấp, tăng trưởng kinh tế ổn định, và thị trường tiềm năng.

- Theo ManpowerGroup, mức thu nhập trung bình tháng của người lao động Việt Nam hiện là 275 USD, tương đương với 6.545.000 đồng. Đây là mức chi phí lao động tương đối hấp dẫn và đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng lao động, góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

3.3. Chi phí lao động thấp

- Báo cáo cũng chỉ ra rằng, hiện các quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam về việc quản lý và sử dụng lao động tương đối linh hoạt. Việt Nam cho phép doanh nghiệp được ký hợp đồng lao động với thời hạn tối đa là 36 tháng, đồng thời doanh nghiệp hoàn toàn có thể ký kết hợp tác và sử dụng nhà thầu phụ.

- Mức lương của lao động ở Việt Nam vẫn thấp so với nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới. Điều này làm giảm tổng chi phí vận hành trong ngành logistics khi các doanh nghiệp có thể sử dụng lao động địa phương với chi phí thấp để thực hiện các hoạt động như quản lý kho, đóng gói, vận chuyển và giao nhận hàng hóa. Chi phí lao động thấp này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp logistics quốc tế khi mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam và cũng giúp tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

3.4. Tăng trưởng kinh tế ổn định

- Năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng nhưng tình hình kinh tế Việt Nam vẫn đạt được lượng tăng trưởng kinh tế ổn định.

- Năm 2023, tăng trưởng kinh tế ước đạt 5,05% (Quý I tăng 3,41%; quý II tăng 4,25%;

quý III tăng 5,47%; quý IV tăng 6,72%); trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83% đóng góp 0,46 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng tăng 3,74%

đóng góp 1,51 điểm phần trăm (riêng công nghiệp tăng 3,02%) và dịch vụ tăng cao nhất với 6,82% đóng góp 3,25 điểm phần trăm và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,33%.

- Tăng trưởng kinh tế ổn định của Việt Nam được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

● Đầu tư nước ngoài: Việt Nam đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các nhà đầu tư nước ngoài lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác. Các dự án đầu tư này không chỉ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ, từ đó tăng nhu cầu về dịch vụ logistics.

● Xuất khẩu: Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ xuất khẩu cao, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như dệt may, điện tử và nông nghiệp.

Sự tăng trưởng của các ngành này tạo ra nhu cầu lớn về dịch vụ logistics để vận chuyển và phân phối hàng hóa đến các thị trường tiêu thụ.

● Tăng trưởng dân số và tăng trưởng thị trường tiêu dùng: Dân số Việt Nam đang gia tăng và đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Điều này tạo ra nhu cầu tăng cường về dịch vụ logistics để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.

3.5. Thị trường tiềm năng

- Đánh giá về triển vọng của lĩnh vực Logistics ở Việt Nam, ông Stéphane Graber, Tổng Giám đốc FIATA, cho biết ông vừa có chuyến khảo sát ở Việt Nam, ông cho biết sau đại dịch Covid-19, một số hoạt động nhất định đang được phân bố lại ở châu Á và một trong những điểm đến của hoạt động Logistics là Việt Nam.

- Việt Nam không chỉ được hưởng lợi từ tất cả các phương thức vận tải hàng không, hàng hải, đường sắt mà còn cả đường sông - là những lợi thế để xây dựng một trung tâm hậu cần của khu vực.

- Theo ông Stéphane, Việt Nam đang áp dụng các thông lệ tốt nhất trong phát triển logistics, có nhu cầu thực sự về phát triển, chuyên môn và đào tạo nội bộ.

- Trong bối cảnh thế giới hiện nay, xu hướng chuyển dịch sản xuất toàn cầu và nhiều nhà máy chuyền sản xuất sang Việt Nam đã tạo thuận lợi cho ngành logistics.

- Ngoài ra, các hiệp định thương mại thực hiện với 16 nước, cùng với lợi thế, tiềm năng thương mại với Mỹ là những lợi thế cho thấy ngành dịch vụ hậu cần Việt Nam chắc chắn sẽ có cơ hội lớn.

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG LOGISTICS VIỆT NAM. PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN LOGISTICS QUỐC TẾ. ĐỀ RA CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w