Giải pháp khắc phục hạn chế và phát triển hệ thống logistics quốc tế

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG LOGISTICS VIỆT NAM. PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN LOGISTICS QUỐC TẾ. ĐỀ RA CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 45 - 50)

- Ho àn thiện cơ sở h a ̣ tầng logistics theo hư ớng đồng bộ

● Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hạ tầng ngành logistics của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2045; xây dựng các quy hoạch chi tiết về thiết lập, hiện đại hóa các hành lang vận tải quốc gia và quốc tế; quy hoạch hệ thống cảng biển, cảng cạn, cảng hàng không, đường sắt, đường bộ đồng bộ; quy hoạch các trung tâm logistics đồng bộ, gắn với quy hoạch chung, với các mục tiêu phát triển của địa phương, khu vực, vùng miền, quốc gia…

● Phát triển đồng bộ hạ tầng logistics. Hạ tầng logistics gồm 3 nhóm: Hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng công nghệ và hạ tầng kết nối. Hạ tầng giao thông vận tải gồm

đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không cùng với hệ thống công trình phụ trợ

như đường sá, nhà ga, sân bay và các cảng biển. Hạ tầng công nghệ gồm hệ thống phần mềm và thiết bị điện tử phục vụ cho việc quản lý quy trình, quản lý vận chuyển, lưu kho và kiểm kê. Hạ tầng kết nối bao gồm các trung tâm logistics, cảng cạn/ICD.

● Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào hạ tầng logistics: Ban hành chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực logistics và phát triển kết cấu hạ tầng logistics; nới lỏng tỷ lệ vốn đầu tư vào logistics trên vốn đầu tư nước ngoài để không kìm hãm nguồn vốn FDI vào logistics Việt Nam; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về đất đai, thủ tục đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng logistics.

● Đầu tư phát triển các khu công nghiệp logistics, cụm logistics, trung tâm logistics nhằm góp phần giảm áp lực quá tải lên đường bộ, đường hàng không, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, đặc biệt là giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về logistics

● Rà soát các văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến logistics, sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics nói chung và từng ngành cụ thể (vận tải, kho bãi, giao nhận, giám định…), nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logistics.

● Sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến logistics trong Luật Thương mại, tạo nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò và vị trí của logistics - phân phối, lưu thông hàng hóa trong kinh tế thị trường. Theo đó, cần rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý logistics, nhất là, chính sách phí, lệ phí, tháo gỡ các rào cản đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường. Sửa đổi chính sách phí, lệ phí liên quan đến logistics, áp dụng phí dịch vụ sử dụng hạ tầng giao thông và phí tại cảng theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động logistics.

● Rà soát các cam kết quốc tế về dịch vụ logistics tại WTO, ASEAN và các FTA. Kiến nghị các biện pháp đảm bảo tính tương thích trong cam kết về logistics tại các diễn đàn quốc tế, giữa cam kết quốc tế về logistics với pháp luật trong nước.

● Điều chỉnh bổ sung chính sách, pháp luật về logistics tạo điều kiện phát triển hoạt động dịch vụ logistics cũng như doanh nghiệp logistics trong nước.

- Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ va ̀ nhân lực logistics

● Ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp logistics, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước, phát triển thị trường, đào tạo, tiếp cận thông tin; Hỗ trợ khởi nghiệp đối với các doanh nghiệp dịch

vụ logistics và các doanh nghiệp nghiên cứu, phát triển công nghệ ứng dụng cho hoạt động logistics.

● Ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật cho phát triển dịch vụ logistics, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển dịch vụ logistics. Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật trong quản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics.

● Có cơ chế, chính sách để khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp vận tải biển chủ động liên doanh, liên kết với doanh nghiệp vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, đường bộ để cung cấp các dịch vụ vận tải đa phương thức, cũng như dịch vụ logistics trọn gói.

● Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics; nâng cao công tác đào tạo và tính hiệu quả.

● Ban hành và thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực logistics đáp ứng nhu cầu phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ logistics. Thiết lập các chương trình quốc gia về nguồn nhân lực logistics...

● Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics một cách bài bản, chuyên sâu để xây dựng đội ngũ nhân lực logistics có tác phong chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, ứng dụng tốt công nghệ thông tin vừa am hiểu hệ thống pháp luật, thông lệ của nước sở tại, hiểu pháp luật quốc tế và có mối quan hệ rộng khắp trên thế giới.

5.2.Giải pháp về phía doanh nghiệp

- Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Cần đầu tư vào các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain,... để tăng cường tính hiệu quả và minh bạch trong quản lý logistics.

Đồng thời, đảm bảo đào tạo nhân lực về các công nghệ này để họ hốc thể sử dụng và quản lý chúng một cách hiệu quả.

- Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp và mở rộng hệ thống kho bãi, các trang thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Đầu tư cơ sở hạ tầng kho bãi hiện đại, áp dụng quản lý số và tự động hóa trong vận hành chuỗi cung ứng dịch vụ.; Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để kết nối, mở rộng mạng lưới dịch vụ.

- Cơ sở hạ tầng vận tải trong logistics quốc tế là một yếu tố quan trọng để tối ưu hóa chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm bớt thời gian chờ đợi. Các doanh nghiệp có thể đề xuất và tham gia vào các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng này thông qua hợp tác với chính phủ và các đối tác quốc tế. Đối với cảng biển, việc đầu tư vào cải thiện cơ sở hạ tầng như tăng cường cấp quốc tế, mở rộng cảng, và nâng cao công nghệ xử lý hàng hóa sẽ giúp tăng khả năng xử lý hàng hóa và giảm thời gian chờ đợi tại các cảng. Các doanh nghiệp cũng có thể tham gia vào việc phát triển cơ sở hạ tầng vận tải nội địa, bằng cách hỗ trợ quá trình vận chuyển hàng hóa từ cảng đến điểm đích bằng đường bộ hoặc đường sắt. Đối với hàng không, các doanh nghiệp có thể hợp tác với các sân bay và hãng hàng không để cải thiện cơ sở hạ tầng, bao gồm mở rộng đường băng, tăng cường hệ thống xử lý hàng hóa và cải thiện dịch vụ hàng không. Đồng thời, việc tối ưu hóa các dịch vụ vận chuyển nội địa từ sân bay đến điểm đích cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu suất và tiết kiệm chi phí cho logistics quốc tế.

- Có chính sách đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân viên, phát huy sức mạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp một cách tối ưu, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Đảm bảo nhân lực của doanh nghiệp được đào tạo và phát triển về kỹ năng và kiến thức trong lĩnh vực logistics là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu suất hoạt động. Đầu tư vào các chương trình đào tạo và phát triển cá nhân có thể giúp tạo ra một đội ngũ nhân viên có trình độ cao và có khả năng đáp ứng với các thách thức và cơ hội trong môi trường logistics đang thay đổi nhanh chóng.

- Cần thiết lập các quy trình vận chuyển và lưu trữ linh hoạt và hiệu quả, từ việc đặt hàng đến giao hàng cuối cùng. Sử dụng các phần mềm quản lý chuỗi cung ứng và hệ thống quản lý kho để tối ưu hóa việc lưu trữ và theo dõi hàng hóa.

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các đối tác vận vận tải, cảng biển và cảng hàng không để tăng cường khả năng đáp ứng và giảm thiểu thời gian chờ đợi và chi phí vận chuyển. Đánh giá và lựa chọn các đối tác vận chuyển phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, từ tính linh hoạt đến chi phí và dịch vụ. Các doanh nghiệp cũng có thể hợp tác với các tổ chức chính phủ và các cơ quan hải quan để giải quyết các thủ tục hành chính và hải quan một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG LOGISTICS VIỆT NAM. PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN LOGISTICS QUỐC TẾ. ĐỀ RA CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w