3.1 Những ưu điểm trong hoạt động tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu tại Hòa Phát Nguồn nhân lực: Tập đoàn Hòa Phát là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực sản xuất công nghiệp và cung cấp dịch vụ. Nhân lực được chia thành những nhóm như nhân sự nội bộ, nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh và nhân
viên chuyên môn được phân bổ trên toàn cầu thuộc hơn 420 công ty trực thuộc, cộng với hơn 92.000 đối tác kinh doanh trong và ngoài nước. Nó giúp đảm bảo rằng tất cả các quy trình và hệ thống của tập đoàn được thực hiện một cách trơn tru và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Chất lượng dịch vụ: Với nguồn nhân lực dồi dào đã giúp tập đoàn Hòa Phát tiếp cận được nhiều đối tác khách hàng, xây dựng mối quan hệ tốt và giữ liên lạc với các bên liên quan để giải quyết các vấn đề xảy ra
Uy tín, trách nhiệm: Với kinh nghiệm 30 năm trong lĩnh vực sản xuất thép,Hòa Phát đã xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng cho riêng mình. Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2022, Top 10 cổ phiếu niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Là đối tác lớn nhất, chiếm 16% kim ngạch xuất khẩu của Úc vào Việt Nam.
Thời gian giao hàng: Với nguồn nhân lực dồi dào cùng với kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu, Hòa Phát luôn đặt sứ mệnh, giá trị cốt lõi: “Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt được sự tin yêu của khách hàng.”
Mạng lưới phân phối: Dây chuyền công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ châu Âu, Tôn Hòa Phát cung cấp các dòng sản phẩm chính như tôn tẩy gỉ (PO), tôn cán nguội (Full hard), tôn mạ kẽm (GI), tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (GL), tôn mạ màu, đặc biệt là dòng tôn mạ ứng dụng trong điều kiện môi trường khắc nghiệt (sơn SPE, sơn PVDF), sử dụng rộng rãi cho các công trình dân dụng, công nghiệp trong nước và xuất khẩu tới các thị trường trên thế giới.
Tôn Hòa Phát đã tăng độ phủ, có chỗ đứng trên thị trường nội địa và chinh phục nhiều thị trường xuất khẩu như EU, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia)…. Sản phẩm Tôn Hòa Phát đã được khách hàng đối tác đánh giá cao về chất lượng và dịch vụ sau bán hàng.
Cơ sở hạ tầng: Với vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, từ hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống điện, nước, xử lý nước thải tập trung … , các KCN của Hòa Phát luôn hấp dẫn các nhà đầu tư và có tỷ lệ lấp đầy cao. Hòa Phát giữ vững ngôi vị
3.2. Những hạn chế trong hoạt động tổ chức xuất/ nhập khẩu tại Hòa Phát 3.2.1. Xuất khẩu
Việc tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng hóa tại tập đoàn Hòa Phát có thể gặp phải một số hạn chế như sau:
Đối thủ cạnh tranh mạnh: Các sản phẩm xuất khẩu của Hòa Phát đang phải cạnh tranh với các sản phẩm tương tự của các đối thủ như VNSteel, Hoa Sen Group, Pomina, Vinausteel. Điều này đòi hỏi Hòa Phát phải tìm cách tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời đưa ra chiến lược giá cả và quảng bá sản phẩm hiệu quả.
Sự thay đổi của quy định xuất khẩu: Quy định xuất khẩu thường xuyên thay đổi và có thể gây ra khó khăn cho các tổ chức xuất khẩu. Điều này đòi hỏi Hòa Phát phải cập nhật kiến thức và thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu theo cách thích hợp.
Rủi ro về chất lượng và an toàn: Việc xuất khẩu các sản phẩm thép đòi hỏi sự đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm. Nếu sản phẩm không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và an toàn, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Hòa Phát trên thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là đối với các thị trường khó tính và xuất khẩu nhiều nhất JIS (Nhật Bản), ASTM (Hoa Kỳ), BS (Anh),…
Chi phí vận chuyển và thủ tục hải quan: Chi phí vận chuyển và thực hiện các thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa có thể rất đắt đỏ và tốn nhiều thời gian. Điều này đòi hỏi Hòa Phát phải có chiến lược quản lý chi phí và tối ưu hóa các quy trình để giảm thiểu chi phí vận chuyển và thủ tục hải quan.
Ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị và kinh tế: Các yếu tố địa chính trị và kinh tế có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Hòa Phát. Các biện pháp chính sách và thay đổi về thuế quan, thị trường và chính sách kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến giá cả và khả năng tiếp cận thị trường của Hòa Phát. Ảnh hưởng của tỷ giá đồng tiền cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Tóm lại, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Hòa Phát có thể gặp phải nhiều hạn chế và khó khăn. Để giảm thiểu các rủi ro và tối ưu hóa các quy trình, Hòa Phát cần đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực để nghiên cứu và áp dụng các biện pháp quản lý và kiểm soát rủi ro thích hợp. Ngoài ra, việc tìm kiếm và duy trì các đối tác và thị trường mới đòi
hỏi sự linh hoạt và sáng tạo để tận dụng các cơ hội kinh doanh và phát triển các mối quan hệ kinh doanh bền vững. Chiến lược phát triển sản phẩm và chiến lược giá cả cũng là những thách thức quan trọng mà Hòa Phát cần đối mặt để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và nắm bắt được xu hướng của thị trường, bởi thị trường khó tính luôn đặt lợi ích cao nên cần nghiên cứu rõ ràng chiến lược trong tương lai.
3.2.2. Nhập khẩu
Thủ tục hải quan phức tạp: Việc nhập khẩu hàng hóa đòi hỏi tuân thủ nhiều quy định pháp luật và các thủ tục hải quan khác nhau tùy theo từng loại hàng hóa, điều khoản Incoterms theo thỏa thuận. Điều này có thể gây ra khó khăn và tốn nhiều thời gian cho quá trình nhập khẩu.
Chi phí cao: Việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới và thực hiện các thủ tục hải quan đòi hỏi một khoản chi phí đáng kể, bao gồm cả chi phí vận chuyển, lưu kho và các khoản phí pháp lý khác.
Thay đổi thường xuyên của quy định nhập khẩu: Quy định nhập khẩu hàng hóa thường xuyên thay đổi và có thể gây ra khó khả năng thất thoát hàng hóa hoặc bị cấm nhập khẩu vào các thị trường đích. Điều này đòi hỏi các tổ chức phải cập nhật kiến thức và thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu theo cách thích hợp.
Rủi ro về chất lượng và an toàn: Việc nhập khẩu hàng hóa có thể gặp phải rủi ro về chất lượng và an toàn. Đặc biệt đây là ngành công nghiệp nặng cần chú trọng hơn về sức khỏe công nhân khi phải kiểm tra nguyên liệu đầu vào là than luyện cốc… Điều này đòi hỏi các tổ chức phải đảm bảo chất lượng và an toàn của hàng hóa trước khi nhập khẩu và thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro khi cần thiết.
Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác và thị trường mới: Việc tìm kiếm đối tác và thị trường mới để mở rộng hoạt động xuất khẩu có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các tổ chức phải đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc và nỗ lực để tìm kiếm các đối tác và thị trường mới, và đồng thời phải nắm vững kiến thức về thị trường và văn hóa kinh doanh của các quốc gia khác nhau.
Ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị và kinh tế: Các yếu tố địa chính trị và
biện pháp chính sách và thay đổi về thuế quan, thị trường và chính sách kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến giá cả và khả năng tiếp cận thị trường của các tổ chức.
Tóm lại, hoạt động nhập khẩu nguyên liệu tại Hòa Phát cũng gặp phải nhiều hạn chế và khó khăn. Để giảm thiểu các rủi ro và tối ưu hóa các quy trình, Hòa Phát cần đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực để nghiên cứu và áp dụng các biện pháp quản lý và kiểm soát rủi ro thích hợp. Ngoài ra, việc tìm kiếm và duy trì các đối tác và thị trường mới đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo để tận dụng các cơ hội kinh doanh và phát triển các mối quan hệ kinh doanh bền vững. Chiến lược phát triển sản phẩm và chiến lược giá cả cũng là những thách thức quan trọng mà Hòa Phát cần đối mặt để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và nắm bắt được xu hướng của thị trường.
3.3. Rủi ro trong xuất nhập khẩu hàng hóa của Hòa Phát.
Rủi ro tỷ giá hối đoái:Với một doanh nghiệp lớn trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, việc biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh. 3 ngoại tệ ảnh hưởng đến rủi ro tỷ giá của Hòa Phát là đồng USD, EUR và AUD.
Rủi ro pháp lý: Việc giao thương với nhiều quốc gia trên thế giới sẽ khiến Hòa Phát phải quan tâm nhiều đến quy định, thông lệ, văn hóa của các nước khác nhau. Đôi khi sai sót xảy ra, khiến doanh nghiệp đối mặt với các vấn đề pháp lý liên quan đến một số lĩnh vực kinh doanh, bao gồm hải quan, hợp đồng, tiền tệ, trách nhiệm pháp lý và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm.
Rủi ro tín dụng và tài chính: “Muốn buôn bán được hàng, tất phải cho nợ”, Điều này đã trở thành một quy tắc bất thành văn trong kinh doanh. Do đó khi kinh doanh trên phạm vi quốc tế, rủi ro với hàng hóa xuất nhập khẩu là khi khách hàng không thanh toán hoặc không trả được nợ là một trong những vấn đề quan trọng mà Hòa Phát phải đối phó.
Rủi ro về chất lượng: Khi xuất khẩu và hàng hóa được vận chuyển, nếu có sai sót về chất lượng, khách hàng có quyền khiếu nại và sẽ gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp về vấn đề đền bù hoặc thu hồi và giao cho khách lô hàng khác đáp ứng chất lượng. Điều này sẽ gây tổn thất về tiền cũng như uy tín của công ty.
Nếu chất lượng hàng nhập khẩu sai lệch so với thỏa thuận ban đầu, sẽ phải đợi người bán thu hồi và bàn giao lô hàng khác, điều này ảnh hưởng đến thời gian và khiến một công ty chuyên sản xuất như Hòa Phát bị đình trệ.
Rủi ro về vận chuyển: Doanh nghiệp có thể gặp phải một loạt các rủi ro về vận chuyển và hậu cần (logistics), các rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa này có thể khác nhau tùy thuộc vào hàng hóa được vận chuyển và các yêu cầu vận chuyển. Ví dụ một số mặt hàng cần bảo quản lạnh, không được tiếp xúc với nhiệt độ cao, nếu có rủi ro xảy ra, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, gây tổn thất cho doanh nghiệp.
Trong nhập khẩu, đôi khi có xảy ra rủi ro về vận chuyển khiến doanh nghiệp đình trệ sản xuất vì thiếu nguyên vật liệu.
Rủi ro về nhu cầu và thị trường:Rất khó để nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu thị trường của các quốc gia khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng dự báo sản xuất của Hòa Phát.
Về nhập khẩu, khi thị trường không đáp ứng đủ nguyên vật liệu cho sản xuất của Hòa Phát, sẽ gây tổn thất lớn.
Rủi ro do điều kiện tư nhiên:Đây là nhóm các rủi ro có nhiều tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá, những rủi ro về điều kiện tự nhiên có thể là thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, động đất, sóng thần,… Là những rủi ro khó có thể dự đoán và dễ gây tổn thất nghiêm trọng.
Rủi ro về chính trị:Các nền chính trị khác nhau sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu. Chiến tranh lạnh hay cấm vận là các vấn đề mà Hòa Phát cần quan tâm và tránh phải giao dịch thương mại với các quốc gia này.
Rủi ro trong ký kết hợp đồng:Trong khâu soạn thảo và ký kết hợp đồng có thể xuất hiện nhiều rủi ro do trong hợp đồng chứa đựng nhiều sơ hở, gây bất lợi thiệt hại cho doanh nghiệp. Vì vậy nếu các doanh nghiệp xuất khẩu không kiểm tra lại kỹ càng các điều khoản ghi trong hợp đồng thì sau khi hợp đồng đã được ký thì việc có thể sửa lại
những khoản bất lợi cho doanh nghiệp mình là khó khăn, phải được sự đồng ý của tất cả các bên tham gia.