4.1.1. Nguyên nhân của những hạn chế của xuất/nhập khẩu:
4.1.1.1. Xuất Khẩu:
Đối với đối thủ cạnh tranh: Do điều kiện sản xuất của Hòa Phát với các công ty đối thủ khác nhau.
Chất lượng hàng hoá: Hòa Phát có nhiều mặt hàng hóa nên chất lượng không thể ổn định giữa các mặt hàng, đối thủ cạnh tranh tập trung phát triển một hoặc nhiều mặt hàng nào đó khiến Hòa Phát không thể cạnh tranh mặt hàng đó.
Giá cả và chiết khấu: Với cùng mặt hàng cùng chất lượng nhưng giá cả đối thủ thấp hơn khiến cho Hòa Phát không thể cạnh tranh. Mức chiết khấu khi mua số lượng lớn hàng hóa cũng có thể khiến Hòa Phát gặp khó khăn khi xuất nhập khẩu
Kết quả sản xuất, kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược kinh doanh, tập trung vào một hoặc ba sản phẩm làm trọng tâm hoặc bán đa dạng sản phẩm nhưng chất lượng đều nhau. Nền kinh tế, tài chính, điều kiện sản xuất tốt góp phần làm cho năng suất và chất lượng cũng tăng theo nên có nhiều lợi thế cạnh tranh về giá cả,.... Cùng với đó các chủ thể có mục đích lợi ích khác nhau nên cạnh tranh là điều tất yếu.
Sự thay đổi của quy định xuất khẩu: Ở mỗi quốc gia xuất/ nhập khẩu của Hòa Phát đều có những quy định xuất khẩu riêng. Nếu có sự thay đổi sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn,chưa có sự chuẩn bị trước với cái thay đổi của quy định xuất/ nhập khẩu
Rủi ro về chất lượng và an toàn: Trong quá trình sản xuất vô tình xảy ra vài vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và trong quá trình vận chuyển, điều kiện vận chuyển không đáp ứng tiêu chuẩn làm cho hàng hóa bị ảnh hưởng.
Chi phí vận chuyển và thủ tục hải quan: Do sự ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị và kinh tế khiến cho đa số các quốc gia mà Hòa Phát muốn xuất khẩu có quy định nhập khẩu khá khắt khe và có tiêu chuẩn về chất lượng cao nên chi phí và thời gian sẽ cần có đầy đủ chứng từ xuất khẩu do đó chi phí sẽ nhiều hơn để phù hợp. Và rủi ro trong quá trình vận chuyển sẽ cao hơn.
4.1.1.2 Nhập Khẩu
Chi phí cao: Vì nguồn nhập khẩu của hòa phát có khoảng cách địa lí khá xa.
Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác và thị trường mới: Hòa Phát sản xuất chủ yếu để phục vụ trong nước và lượng hàng sản xuất để xuất khẩu của Hòa Phát khá ít, nên Hòa Phát chen chân vào thị trường xuất khẩu trễ hơn so với các đối thủ khác vì thế việc Hòa Phát kiếm được khách hàng mới và tiềm năng ở thị trường mới là rất khó khăn.
Ảnh hưởng của các yếu tố địa lí chính trị và kinh tế: Mỗi nước sẽ có một đường lối về nền chính trị, kinh tế khác nhau nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhập khẩu.
Về địa lí thì Hòa Phát nhập khẩu từ Nam Phi nên sẽ cần vận chuyển chi phí cao và cần thời gian.
4.1.2 Nguyên nhân của những rủi ro trong quá trình xuất/ nhập khẩu:
Rủi ro tỷ giá hối đoái: Vì tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam đồng với các loại tiền tệ khác ở các quốc gia mà Hòa Phát có quan hệ mua bán biến động liên tục vậy nên việc ký kết hợp đồng ở thời điểm tỷ giá hối đoái tăng sẽ gây tổn thất không nhỏ.
Rủi ro pháp lý: Việc giao thương với nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới bắt buộc Hòa Phát phải có đủ nguồn nhân lực để thông thạo về quy định, thông lệ, văn hóa của các nước. Nếu xảy ra sai sót về nhân sự không thông hiểu tập quán kinh doanh của nước đối tác sẽ gây rất nhiều rác rối và ảnh hưởng nặng nề tới quan hệ kinh doanh.
Rủi ro tín dụng và tài chính: Vì Hòa Phát chưa nhiều danh tiếng trên thị trường quốc tế nên việc có được đối tác đã là khó và khi có đối tác, việc cho nợ để có khách hàng là luật đã có từ lâu trong môi trường kinh doanh. Và việc cho nợ hay khách hàng
Rủi ro về chất lượng:Trong quá trình sản xuất và vận chuyển hàng hóa gặp phải vấn đề, rủi ro dẫn đến lỗi hoặc hư hỏng không đảm bảo chất lượng trong quá trình xuất nhập khẩu cuarb Hòa Phá
Rủi ro về vận chuyển: Trong quá trình vận chuyển hàng hóa của Hòa phát xảy ra các rủi ro như cướp biển, thời tiết xấu, thiên tai, tàu bị hư hỏng,... làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa của Hòa Phát.
Rủi ro về nhu cầu và thị trường: Mỗi thị trường đều có mức độ tiêu thụ riêng, nếu nhu cầu thị trường giảm thì sản xuất của Hòa Phát sẽ sai lệch và hàng tồn kho nhiều làm tổn thất chi phí lưu kho, bảo quản.
Rủi ro trong ký kết hợp đồng: Do sai sót và bị bất lợi trong quá trình ký kết hợp đồng.
4.2 Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động xuất/nhập khẩu tại Tập đoàn Hòa Phát
Đối thủ cạnh tranh: Trong xuất khẩu, Hòa Phát có thể tham gia các thị trường có nhu cầu lớn trong các loại sản phẩm mà Hòa Phát có ưu thế hơn so với các đối thủ khác.
Tránh các thị trường đã được thâu tóm bởi các đối thủ cạnh tranh, nhằm giảm thiểu phí tổn để thu hút khách hàng từ các thị trường này.
Trong nhập khẩu, Hòa Phát đã có nguồn cung lâu dài và lớn mạnh từ Nam Phi, nên Hòa Phát cần quản trị nhà cung ứng tốt, để giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài, tránh bị các đối thủ khác chen chân vào chiếm phần.
Sự thay đổi của quy định xuất nhập khẩu: Hòa Phát cần có sự chuẩn bị trước các thay đổi của quy định.
Rủi ro về chất lượng và an toàn: Trong quy trình sản xuất, cần có sự giám sát chặt chẽ, để bảo đảm chất lượng sản phẩm đầu ra không có sự sai sót. Và trong quá trình vận chuyển, bảo quản cũng cần đáp ứng đủ điều kiện bảo quản tốt nhất cho hàng hóa, tránh để hàng hóa bị hư hỏng, xảy ra vấn đề.
Chi phí vận chuyển và thủ tục hải quan: Chuẩn bị trước các giấy tờ liên quan, để khi nhận được đơn hàng thì có thể nhanh chóng làm bộ chứng từ để tránh tốn thời gian và chi phí.
Chi phí nhập khẩu của Hòa Phát khá cao: Hòa Phát cần tích cực tìm kiếm đối tác ở các nước lân cận để ít tốn chi phí hơn. Hoặc có một hợp đồng lâu dài để giảm chi phí.
Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác và thị trường mới: Tăng lượng sản xuất để xuất khẩu, đầu tư tìm kiếm các đối tác mới để thâm nhập sâu, rộng hơn với nhiều thị trường.
Rủi ro tỷ giá hối đoái: Lựa chọn thời điểm ký kết hợp đồng hợp lý, để giảm tổn thất do tỷ lệ hối đoái biến động.
Rủi ro tín dụng và tài chính: Việc cho nợ sẽ gây nhiều rủi ro về tài chính cho Hòa Phát, tuy nhiên nếu có thể kiểm soát được điều này, Hòa Phát sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Và có thể cho các đối tác có uy tín nợ.
Rủi ro về nhu cầu thị trường: Đầu tư tìm hiểu kỹ càng các thị trường mà tập đoàn muốn tham gia, lập các kế hoạch dự báo sản xuất ít sai sót nhất.
More from:
by Luân V ươ ng Thành LOGISTICS GIAO D Ị CH TH ƯƠ NG M Ạ I QU Ố C T Ế
6 documents Go to Studylist
Trình bày quy trình th ự c hi ệ n h ợ p đ ồ ng…
Quản trị
tác… 100% (22) 49
120 cau hoi thuong mai quoc te Nguyên lý
kế toán 100% (1) 33
QUY- Trình-TH Ự C- HI Ệ N-H Ợ P-Đ Ồ NG-…
Thue Viet
Nam None
19
Câu h ỏ i v ấ n đáp giao dịch thương mại…
6